Có vô số cách để cải thiện cuộc sống của bạn, nhưng rất có thể bạn đang bỏ qua một trong những lĩnh vực chính: Trí tuệ cảm xúc (hoặc EQ) của bạn, được định nghĩa là khả năng xác định và quản lý cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của người khác.
Cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn từ hạnh phúc, mối quan hệ và thậm chí là cả sự nghiệp.
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các cách cải thiện trí tuệ cảm xúc sau đây để nâng cao chỉ số EQ của bạn, giúp bạn dễ dàng đáp ứng nhu cầu cảm xúc của chính mình và của những người quan trọng nhất với bạn.
1. Tìm các kỹ thuật giải tỏa căng thẳng phù hợp với bạn
Thực tế là mỗi khi rơi vào tình trạng căng thẳng chúng ta thường hành động như thể không phải là ta nữa. Dường như có thứ gì đó đang "che mờ tâm trí" của mình vậy. Thế nên tốt hơn hết là tìm cách giải tỏa căng thẳng càng sớm càng tốt để ta có được những quyết định khôn ngoan, hợp tình hợp lý hơn.
Bạn có thể thử các biện pháp giảm căng thẳng thường thấy như yoga, thở sâu và thiền... Tuy nhiên, có người lại phải chạy, đi bộ hoặc thậm chí chí hét to... mới cảm thấy được giải tỏa.
2. Tạm dừng trước khi phán xét
Điều đó có nghĩa là, nếu bạn muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình, việc xác định những suy nghĩ phán xét của bạn và cố gắng nắm bắt nhịp độ trước khi phán xét trong tương lai có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Ví dụ từ nay về sau trước khi muốn đưa ra lời phán xét về người nào đó, một sự việc nào đó hãy bình tĩnh lại, khoan hãy nói ra, hoặc thậm chí đếm từ 1 đến 10 sẽ khiến bạn không muốn nói gì nữa.
Bạn có thể thực hành luôn khi đồng nghiệp bàn tán về một scandal nào đó trên mạng thì nếu bạn định đưa ra bình luận hãy nghĩ: Biết đâu có những điều mình chưa biết về người ta, sau đó dừng lại việc nói ra những lời phán xét của mình.
3. Ưu tiên sự tử tế hơn là đúng đắn
Khi bạn bắt đầu cảm thấy tính chất cạnh tranh tăng lên trong một cuộc trò chuyện bình thường, hãy làm những gì có thể để đặt lòng tốt lên hàng đầu và nhu cầu muốn thắng của bạn sau lưng. Và khi bạn đã sẵn sàng trở nên tử tế hơn, hãy bắt đầu biết im lặng đúng lúc để không khiến cuộc khẩu chiến bùng lên.
4. Ngồi lại với cảm xúc của chính bạn
Dù muốn là người tràn đầy năng lượng tích cực lắm nhưng chắc chắn bạn sẽ không tránh được những lần suy nghĩ tiêu cực dấy lên trong tâm trí mình.
Việc hiểu cảm xúc của mình quan trọng hơn là trốn tránh nó. Sự thật là bạn muốn trốn cũng không được, chỉ khiến bản thân hay gặp rắc rối hơn mà thôi.
Thay vì cố gắng chống lại những cảm giác tiêu cực ngay lập tức, trước tiên hãy ngồi tĩnh lặng, quan sát chúng đang diễn ra trong đầu bạn.
Hiểu ý nghĩa của việc thực sự cảm thấy tức giận, tổn thương hoặc oán giận mà không có cách giải quyết ngay lập tức có thể giúp bạn giải quyết tốt hơn nguyên nhân gây ra những cảm giác đó và tìm ra những cách lành mạnh hơn để xử lý chúng.
5. Học cách đón nhận lời phê bình
Nếu ai đó đã làm tổn thương cảm xúc của bạn, bạn có xu hướng muốn bảo vệ bản thân bằng cách chống trả hoặc xúc phạm họ... Nhưng hãy chọn cách tạm dừng và bình tĩnh trước khi phản ứng.
Hiểu lý do tại sao những lời chỉ trích đó có thể cần thiết và học cách tin những gì người ta nói về bạn có thể đúng và điều chỉnh cách thể hiện của bạn là một bước tiến lớn hướng tới EQ ở mức cao hơn.
Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận điểm yếu của mình và học hỏi từ chúng, thay vì chỉ phủ nhận sự tồn tại của chúng. Đây thực sự là cách cải thiện trí tuệ cảm xúc hiệu quả mà không phải ai cũng có thể làm được.
6. Lắng nghe tích cực
Hãy nhớ những gì họ đề cập, đợi cho đến khi họ nói xong hãy phản hồi và lặp lại một số điều họ đã nói, như là một cách thể hiện rằng bạn thực sự đã nghe những gì họ nói.
Mặc dù không phải mọi gợi ý đều có thể thực hiện được, nhưng việc học cách lắng nghe và cân nhắc trải nghiệm sống của người khác cũng như thông tin mà nó có thể cung cấp sẽ khiến bạn hòa hợp về mặt cảm xúc hơn về lâu dài.
7. Thừa nhận khi bạn sai
Nếu cần thì hãy nói ra lời xin lỗi vì một lời xin lỗi chân thành có thể tạo nên sự khác biệt trong việc làm cho mối quan hệ của bạn với người khác trở nên lành mạnh hơn.
Học cách thừa nhận hành vi sai trái của mình và thực sự xin lỗi vì tổn thương đã gây ra cho người khác còn giúp người khác dễ dàng mở lòng với bạn hơn.
8. Học cách gọi tên cảm xúc của mình
Cho phép bản thân thừa nhận khi bạn cảm thấy bị tổn thương, thất vọng, buồn bã hoặc sợ hãi là một bước quan trọng để có được cảm xúc sẵn sàng hơn.
9. Cho phép bản thân nói không
Tuy nhiên bạn được phép nói không với những gì đang gây cho bạn khó chịu, hoặc có cảm giác "có gì đó sai sai". Cho phép bản thân tạm dừng một số hoạt động nhất định để có trạng thái cảm xúc cân bằng hơn là một bước tiến lớn để hòa hợp về mặt cảm xúc hơn.
10. Thừa nhận cảm xúc của người khác, của mình
Trong quá trình tương tác, hãy tạm dừng và suy ngẫm xem người khác có thể cảm thấy thế nào. Sau đó hỏi họ: "Tôi nghĩ bạn đang cảm thấy… tôi có đi đúng hướng không?".
Có thể bạn có một ngày dài mệt mỏi, có điều gì khác làm bạn căng thẳng không? Hiểu được động cơ của bạn có thể giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát hành động, lời nói của bạn ngay sau đó.
Học cách chấp nhận rằng cảm xúc và niềm tin có thể thay đổi theo thời gian. Nhận ra lý do và cách thức mà ý kiến của riêng bạn cũng như của người khác đã phát triển, đồng thời đừng ép bản thân phải tuân theo những niềm tin hoặc ý kiến không còn phù hợp nữa.
11. Hãy trở nên đáng tin cậy
Nếu mọi người cảm thấy mọi điều họ nói với bạn đều trở thành tin đồn, họ sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. Niềm tin là con đường hai chiều và có thể mở ra một thế giới của những mối quan hệ tình cảm lành mạnh với bạn nếu bạn bắt đầu coi nó là điều thiêng liêng.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: