(Lichngaytot.com) Nếu con có dấu hiệu trẻ có EQ cao dễ thành công thì bố mẹ nên tìm cách dẫn dắt, hỗ trợ để khả năng này của con được phát triển đúng hướng, đừng vì ý kiến chủ quan của mình mà khiến con sợ hãi, không phát huy được thế mạnh của bản thân.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Đứa trẻ bướng bỉnh
Hầu hết các ông bố, bà mẹ đều cảm thấy khó chịu với những đứa trẻ bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, không nghe lời bố mẹ. Thế nhưng đó là một trong những dấu hiệu trẻ có EQ cao dễ thành công mà chúng ta đã bỏ qua. Thay vì kêu ca thì nên quan sát, chỉ dẫn cho những đứa trẻ này đúng hướng để chúng phát huy tốt năng lực của mình.
Đôi khi trẻ trở nên bướng bỉnh là vì chúng có ý kiến riêng, chúng tự trang bị cho mình một nền kiến thức nhất định nên không dễ lung lay trước ý kiến của người khác. Nó có thể nghi ngờ với thông tin mình nhận được và không vội làm theo ngay.
Thế nên việc nuôi dạy những đứa trẻ này không dễ dàng gì vì chúng có vị trí riêng của mình, hay tìm cách được lắng nghe và thu hút sự chú ý, chúng thể hiện sự độc lập nhiều hơn, kiên quyết với những gì chúng thích và có kỹ năng lãnh đạo rõ ràng – khiến chúng dường như ngày càng trở nên độc đoán.
Hãy thấu hiểu cho trẻ, đồng hành cùng con qua các cơn giận dữ. Nếu bố mẹ tỏ ra không hiểu, chúng càng trở nên bướng bỉnh, nổi giận thường xuyên hơn.
Hãy nhớ rằng việc con bướng bỉnh ở hiện tại lại rất tốt cho việc cải thiện tư duy phản biện của trẻ khi trưởng thành. Chúng không dễ dàng bị truyền thông "dắt mũi", bị ý kiến của người lạ làm cho lung linh. Chúng để sự hoài nghi để có thể tự mình xác nhận thông tin.
Một nghiên cứu từng đăng trên tạp chí Developmental Psychology, chỉ ra rằng những đứa trẻ dám chống lại quyền lực, cãi ý bố mẹ, thường học lên cao và kiếm công việc tốt hơn người nghe lời gia đình răm rắp.
Dấu hiệu trẻ có EQ cao dễ thành công |
2. Là học sinh có trách nhiệm
Có những đứa trẻ từ lúc đi học đã tự có ý thức học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp mà không cần phải bố mẹ nhắc nhở, thúc ép. Thậm chí có trẻ đi học về đã tự ngồi vào bàn học làm bài tập về nhà đầy đủ. Đó là những đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm cao.
Đây là một trong những dấu hiệu trẻ có EQ cao dễ thành công trong tương lai vì thực tế không phải ai cũng có khả năng này. Thực tế là trẻ con ham vui, ham chơi, dễ bị cuốn hút bởi các trò vui mà bỏ bê việc học hành.
Những đứa trẻ như trên thường có khả năng tự lập sớm hơn những đứa trẻ khác. Sự tự lập và thích nghi trong mọi hoàn cảnh, luôn chịu trách nhiệm với việc mình làm là một trong những khả năng cực kỳ quan trọng để đánh giá thành công của một người.
Những đứa trẻ này khi đối mặt khó khăn không bao giờ trốn tránh trách nhiệm mà sẵn sàng đương đầu để tìm cách giải quyết.
Marion Spengler - nhà khoa học đến từ ĐH Tübingen (Đức) đã thực hiện một nghiên cứu trên hơn 346.000 học sinh trung học bắt đầu từ những năm 1960. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ có mục tiêu và đam mê với trường học dường như có xu hướng thành công hơn trong cuộc sống sau này.
Thực tế là những đứa trẻ sống có trách nhiệm thì khi trưởng thành cũng là một người có tính cách như vậy. Trong công ty, những người này luôn chủ động trong công việc, hay khi giải quyết vấn đề. Vì thế họ là người luôn được cấp trên đánh giá cao, được đồng nghiệp tin tưởng thế nên thành công là việc hoàn toàn dễ hiểu.
3. Giỏi kết nối và giao lưu
Miệng tươi hay cười được xem là tướng trẻ em có tài, những đứa trẻ này khi lớn lên nhất định làm quan to, người người kính nể.
Cười là một dấu hiệu quan trọng để cha mẹ nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của con mình. Nhất là giai đoạn đầu đời khi con chưa biết nói, nhưng con đã có thể giao tiếp với mọi người bằng ánh mắt, nụ cười của mình.
Hầu hết trẻ em khi gặp người lạ sợ hãi, nhưng ngược lại có những đứa trẻ gặp ai cũng tươi cười rất thân thiện. Đây là dấu hiệu trẻ có EQ cao, chúng thường rất giỏi trong giao tiếp và kết nối với người khác, tự tin trong đám đông nên dễ dàng nổi bật. Sự ấm áp, cởi mở của những đứa trẻ này sẽ khiến chúng được tin tưởng, yêu quý hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ này có xu hướng luôn tươi cười và thu hút người khác. Khi lớn lên, những đứa trẻ này luôn chủ động trong mọi chuyện, dễ dàng kết nối người khác, nhờ thế mà luôn có được sự hỗ trợ của họ trong các tình huống khó khăn. Việc họ trở nên thành công hơn là hoàn toàn dễ hiệu.
Biết được khả năng này của con sẽ giúp bố mẹ có hướng phát triển và tạo điều kiện giáo dục thích hợp cho trẻ.
4. Biết an ủi người khác
Không ít ông bố, bà mẹ bất ngờ khi con còn rất nhỏ nhưng biết cách an ủi bố mẹ khi họ buồn. Những đứa trẻ này hay quan sát mọi người, rất để tâm tới cảm xúc của bố, mẹ, nhờ thế mà chúng biết được có những thay đổi nhỏ nào đó xuất hiện.
Trong khi những đứa trẻ khác hay nũng nịu, đỏng đảnh để được nhiều nhưng đứa trẻ có EQ cao này thường hay chủ động vỗ về an ủi người khác. Những đứa trẻ như vậy rất hiểu chuyện, biết lo lắng, biết suy nghĩ thay người khác.
Thậm chí, khi trong lớp học có bạn mới thì đứa trẻ này cũng tiếp cận, hỗ trợ và chia sẻ đồ chơi cùng để bạn mình không cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Thực tế là người lớn không phải ai cũng có được điều này huống gì là trẻ con.
Thế nên, những đứa này rất thông minh, có tài quan sát, đánh giá vấn đề từ sớm và chúng thường có nội tâm mạnh mẽ. Khi lớn lên, chúng là người chủ động, không ngại khó ngại khổ, luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu, nhờ vậy mà sớm thành công trong cuộc sống.
Dạy trẻ nói lời CẢM ƠN: Phụ huynh lơ là việc này là thiếu sót quá lớn!
Dạy trẻ nói lời cảm ơn và thực hiện nó không phải là điều đơn giản, do đó đòi hỏi các bố mẹ phải kiên trì và đồng hành cùng con thay vì chỉ trích hay chê bai.
Dạy trẻ nói lời cảm ơn và thực hiện nó không phải là điều đơn giản, do đó đòi hỏi các bố mẹ phải kiên trì và đồng hành cùng con thay vì chỉ trích hay chê bai.
5. Hào hứng làm việc nhà
Phương pháp nuôi dạy trẻ hiện đại luôn khuyến khích con làm việc nhà như là cách trang bị kỹ năng sống cho con. Nhưng thực tế không phải đứa trẻ nào cũng hào hứng.
Có những trẻ luôn thích làm việc nhà và đó là biểu hiện tốt của con.
Thông qua công việc mà bạn giao cho con, trẻ sẽ học cách hoàn thành nó dù có thích hay không. Nhờ đó, trẻ hiểu được cần có tính kỷ luật khi gặp bất kì trở ngại trong học tập/công việc hay các mối quan hệ.
Thông qua các công việc tay chân, não bộ của chúng phát triển tốt hơn, liên tục phải phân tích để sắp xếp công việc, để biết nên làm gì ngay lúc này giúp cho phát triển thêm nhiều kỹ năng khác mà phải đợi khi đi làm mới được thực hành.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard cho thấy rằng so với những đứa trẻ thích làm việc nhà và những đứa trẻ không thích làm việc nhà, tỷ lệ thất nghiệp khi chúng lớn lên là 1:15. Điều này có nghĩa là, trẻ càng chăm chỉ làm việc nhà, tương lai mới càng thành đạt.
Có những trẻ luôn thích làm việc nhà và đó là biểu hiện tốt của con.
Có nhiều lợi ích nếu con chăm làm việc nhà, việc này sẽ tập cho trẻ sống chủ động, dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới nếu có thay đổi.
Thông qua các công việc tay chân, não bộ của chúng phát triển tốt hơn, liên tục phải phân tích để sắp xếp công việc, để biết nên làm gì ngay lúc này giúp cho phát triển thêm nhiều kỹ năng khác mà phải đợi khi đi làm mới được thực hành.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard cho thấy rằng so với những đứa trẻ thích làm việc nhà và những đứa trẻ không thích làm việc nhà, tỷ lệ thất nghiệp khi chúng lớn lên là 1:15. Điều này có nghĩa là, trẻ càng chăm chỉ làm việc nhà, tương lai mới càng thành đạt.
Những đứa trẻ không có khả năng làm việc nhà cơ bản sẽ chỉ dẫn đến lòng tự trọng thấp hơn và dễ đánh mất sự xuất sắc. Thiếu năng lực làm việc nhà, dù giỏi giang hay thành đạt đến đâu cũng không tránh khỏi khuyết điểm.
6. Không sợ thất bại
Những đứa trẻ không sợ thất bại sẽ có nhiều trải nghiệm từ đó có thể thất bại sớm và rút kinh nghiệm sớm, nhờ thế mà khi trưởng thành chúng cũng "chín" hơn so với các bạn đồng lứa.
Thực tế là trong cuộc sống, nguy cơ thất bại luôn đầy rẫy. Thế nên, một đứa trẻ không sợ thất bại sẽ thường tự chuẩn bị cho con cái tâm lý vững vàng để đối mặt với thực tế cuộc sống. Trẻ nên được dạy để không bị gục ngã trước một thất bại, mà hãy xem nó như một thách thức và sẵn sàng vượt qua.
Trẻ nên biết rằng thất bại có thể không phải là kết quả của sự thiếu thông minh hoặc tài năng, mà là cơ hội để phát triển trong tương lai. Thái độ này ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ và giúp chúng giải quyết các vấn đề sau này, theo cách hiệu quả hơn.
7. Sẵn sàng nhờ bố mẹ giúp đỡ
Một đứa trẻ có EQ cao là khi chúng sẵn sàng nhờ người lớn hỗ trợ những thứ chúng không làm được. Khi đó chúng có cảm giác tin tưởng, gần gũi với bố mẹ.
“Con có thể tin tưởng bố mẹ” hoặc “Bố mẹ ở đây để giúp đỡ con”. Bất cứ khi nào bạn thấy con mình đang nghi ngờ bản thân hoặc khi chúng muốn làm điều gì đó nhưng không đủ can đảm, hãy nói câu này.
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, phụ huynh cũng cần cho con mình biết rằng, chúng có thể tin tưởng và nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu cần. Bạn hãy dừng việc đang làm, sẽ chỉ tốn vài phút để lắng nghe con mình nói nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy bố mẹ đang quan tâm mình và chúng có thể tin tưởng vào bố mẹ hơn.
Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, phụ huynh cũng cần cho con mình biết rằng, chúng có thể tin tưởng và nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu cần. Bạn hãy dừng việc đang làm, sẽ chỉ tốn vài phút để lắng nghe con mình nói nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy bố mẹ đang quan tâm mình và chúng có thể tin tưởng vào bố mẹ hơn.
Đứa trẻ thành công không phải một sớm một chiều, thất bại cũng không thể tạo ra trong một sớm một chiều. Mọi thứ đều là quá trình dài thấu hiểu giữa bố mẹ và con cái, hãy khám phá trẻ bằng trái tim, yêu bằng trái tim, và tin rằng con cái sẽ tốt hơn chúng ta mong đợi.