Trong thời gian gần đây, báo chí không ngừng đưa tin về những đại gia trăm tỉ, nghìn tỉ bị bắt và điều tra thì có người ghen tị, hả hê cho rằng đáng đời kẻ giàu. Có người tỏ ra sợ hãi bảo rằng, giàu lắm làm gì để rồi tù tội, tốt hơn hết là sống bình thường như họ là được rồi. Thế nhưng, sống sung sướng hay sống khổ mới là điều chúng ta nên làm?
Vì sao Đức Phật không tận hưởng cuộc sống vua chúa?
Mặc cho ai đó nuôi giấc mộng đế vương thì Ngài lại cho rằng ở trong cung điện nguy nga với hàng ngàn người phục vụ lại chính là địa ngục. Nơi ấy tưởng là được sống cuộc đời hưởng thụ nhưng luôn có sự tranh giành, giết hại nhau để chiếm đoạt quyền lực, địa vị.
Nếu một cuộc sống xa hoa, nhưng xây dựng bằng máu và nước mắt của người dân vô tội thì liệu có đáng.
Trớ trêu thay, trong khi đó, ta ở đây lại đang nai lưng ra làm việc thì cũng chỉ cóp nhặt được chút đỉnh. Có phải ông trời quá bất công nên mới đẩy ta vào tình huống khổ sở còn ban cho người ta cuộc sống sung sướng?
Vì thế, nhớ rằng sống hưởng thụ coi chừng là họa.
Nếu cứ bị cám dỗ bởi tiền bạc thì có ngày ta sẽ có nguy cơ bị mất tất cả. Lúc đó ta chẳng khác nào con thiêu thân vì bị hấp dẫn bởi ánh sáng chói lòa rồi cứ thế mà bay vào trong ngọn lửa.
Cuộc đời có lúc thăng lúc trầm, nếu cứ mãi chi tiền cho những thứ mang tính chất hưởng thụ thì ta sẽ chẳng có gì để “phòng thân” khi ngày nào đó ta gặp chuyện bất trắc. Khi quá quen với cuộc sống sung sướng, ta đâu thể quen với cuộc sống khó khăn, mua gì cũng phải tính toán, cân đo đong đếm.
Bên cạnh đó, dù nếu ta có đủ phước để sống cuộc đời sung sướng thì cũng hãy nhớ "tiết kiệm" phước cho mình. Hãy noi gương của Đức Thế Tôn, cho dù bản thân là người đủ phước để sống như một vị vua nhưng Ngài vẫn từ chối vì hiểm họa đi theo nó không ít.
Vì thế, dù chính ta đang được hưởng phước nhưng cũng đừng vì thế mà hoang phí. Thậm chí, nếu có thể, hãy sống thiệt một chút hoặc tạm hiểu như việc sống dưới mức thu nhập của mình, để lại chút tiền tiết kiệm để phòng thân, cuộc sống vì thế mà an toàn hơn.
Thông qua vị đệ tử của mình, Phật dạy quý trọng từng món đồ nhỏ vì những thứ ta thấy tuy là quần áo, đồ ăn đơn giản trước mắt nhưng nó hàm chứa công sức của
Dù giàu hay nghèo đều không ngừng tạo phước
Phải thực tế hơn để hiểu rằng, giàu có là một điều kiện rất tốt để gieo trồng phước báu nhiều thêm nữa. Ví như bạn có thể dùng tiền, của để làm từ nhiện, thực hiện những việc tốt khác để giúp đỡ người, giúp đỡ đời.
Đừng chỉ ung dung hưởng thụ quả báo lành của đời trước mà không biết tạo ra cái mới để dành cho tương lai thì một ngày nào đó cũng bạn cũng chẳng còn chút phước nào.
Bên cạnh đó, có những người than phiền rằng mình quá nghèo nên chẳng có thể giúp đỡ ai, thế nhưng nếu bạn chịu khó quan sát những người quanh mình sẽ thấy có rất nhiều người đang cần bạn hỗ trợ, ví dụ đi trên đường có người ngã xe bạn có thể giúp, một cụ già cần sang đường bạn cũng có thể hỗ trợ... Những điều đó hoàn toàn trong khả năng, bất kể bạn giàu hay nghèo, quan trọng là bạn có ý thức về việc giúp họ hay không mà thôi.
Cho nên, vấn đề làm phước không phải ở giàu nghèo mà vấn đề là ở tâm mỗi chúng ta.
Hãy tự hỏi, ta có quan tâm tới vấn đề tạo phước đức hay không? Nếu chúng ta cứ chạy theo lối sống hưởng thụ, mong cầu cảm giác mạnh qua các trò chơi, tiêu xài lãng phí, thì hậu quả ê chề cũng sẽ chờ đón ở phía trước.
Sống hưởng thụ coi chừng là họa, đó chính là mối nguy tiềm tàng |
Vậy là không nên sống hưởng thụ?
Lời Phật dạy về làm giàu đã chỉ ra rằng nếu một chủ doanh nghiệp ăn nên làm ra không chỉ có điều kiện sống tốt hơn mà còn tạo công ăn việc làm cho nhân viên của mình, những người này dùng tiền để nuôi sống, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Đó là việc làm tốt, gia tăng phúc báo mà người đời cần khuyến khích và Phật giáo không hề bài trừ.
Có thể thấy, những hưởng thụ có lý do thì cần duy trì. Song, những hưởng thụ không mục đích thì nên tránh xa.
Chỉ cần hai ví dụ trên ta có thể thấy rằng, sự hưởng thụ mà chúng ta cần khuyến khích là khi nó có tầm nhìn cho một tổ chức, một đất nước, dân tộc... hơn là chi tiêu cho cá nhân. Trong những hoàn cảnh và trường hợp cần phải có nghi thức lễ tiết trang nghiêm, nếu tình hình điều kiện vật chất cho phép thì sự hưởng thụ tiêu biểu cho sự long trọng lịch sự.
Thế nhưng, hầu hết chúng ta là để thỏa lòng tham cá nhân muốn có xe sang để thể hiện, muốn ăn ngon các món sơn hào hải vị quý hiếm, chẳng phải vì để thiết đãi khách khứa, cũng không phải vào dịp lễ tết, mà chỉ để tỏ ra mình đây mình có tiền.