Học tập ngay phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước khi quá muộn

Thứ Tư, 11/12/2019 11:14 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có thể thấy phương pháp chữa bệnh của Đức Phật cũng xuất phát từ tri thức, sự thấu hiểu để có thể chữa trị từ gốc rễ chứ không đơn giản là dùng thuốc thang như các chúng ta vẫn thường áp dụng.

Khi đau khi bệnh, ốm chẳng mấy ai có thể kiềm nổi lòng mình nên không chỉ than thân trách phận mà còn oán trời, oán đất. Vậy hãy thử xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật như thế nào để ta có thể học hỏi, giảm bớt được ưu phiền.
 

1. Dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác

 
Phương pháp chữa bệnh của Đức Phật trước tiên đó là làm chủ bệnh bằng việc dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?

Tức là chỉ cần dứt bỏ mọi ý tưởng tìm cầu, mọi suy nghĩ tính toán, quay về với chính mình, nhận rõ hơi thở vào ra hay tỉnh giác về những gì mình đang làm. Vì thế, dù thân thể có đau tới đâu, Ngài vẫn không sợ hãi, vẫn không lo lắng, vẫn không bị tác động, vẫn không bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.
 

1.2 Tính vô thường của bệnh


Phương pháp chữa bệnh của Đức Phật tưởng như rất đơn giản nhưng nó chỉ có thể xuất phát từ tri thức, tự sự hiểu sâu sắc về Nhân Quả cuộc đời,tính chất vô thường sinh diệt, hợp tan của các pháp.

Nhân quả của các pháp là vô thường, bệnh tật cũng là một trong những pháp vô thường, sinh diệt, hợp tan. Nếu đủ duyên hợp thì bệnh đến và nếu hết duyên hợp thì bệnh cũng đi. 

Do hiểu được tính chất nhân quả vô thường, hợp tan, sinh diệt như vậy, tâm tư đức Phật không bị cảm thọ của trọng bệnh chi phối, tác động làm cho sầu ưu, khổ sở, phiền hà . Ngài biết rằng đã đến lúc ta phải trả nợ thì hãy cam tâm thực hiện để hoàn trả lại nó mà thôi. Nhờ vậy mà tâm tư Ngài luôn hướng về tâm giải thoát vô lậu, thanh thản và an lạc vô sự. 
 

1.3 Nằm kiết tường


Có lần Đức Phật bị miếng đá bể đâm phải vào chân cũng là một việc xảy ra bình thường do nhân quả nghiệp lực trong quá khứ còn sót lại. Sử sách ghi lại: “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, Chánh Niệm Tỉnh Giác”.

Điều này cho thấy, mỗi khi bị bệnh tật đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với dáng điệu con sư tử, trong khi đó tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác.

Dáng điệu này là một trong những oai nghi chánh hạnh, rất kín đáo, đẹp đẽ, và phù hợp với người xuất gia tu hành giải thoát, dáng nằm này nói lên được một người đã lìa xa, buông bỏ sạch các dục vọng tham muốn của thế gian.
 
Vì thế, Đức Phật vẫn nằm kiết tường kham nhẫn, vui vẻ, và bằng lòng đón nhận cái đau đớn của thân nhân quả này. Ngài không phiền não, sân si nổi giận trước bệnh tật, cảm thọ, không bao giờ sợ bệnh đến. 
 
 

2. Chữa tâm bệnh

 
Đức Phật chứng kiến chúng sanh bị bệnh hoạn, không nhẫn thân bệnh khổ sở đau đớn rồi, mà tâm của họ cũng bị sầu muộn, phiền hà bởi bệnh tật luôn.

Đối với ngài, khi bệnh tật, tai nạn, hay những chuyện rủi ro đến trong cuộc sống thì thân tuy bệnh nhưng tâm không bị bệnh, tâm không sầu khổ. Nhờ có trí tuệ, đức Phật còn gọi là Tri kiến giải thoát nên các Ngài luôn sống trong trạng thái giải thoát.
 
Chúng ta hay nghĩ rằng khi các Ngài đã chứng đắc quả vị Phật, Thánh Alahan thì các Ngài sẽ không còn ác pháp tấn công, không còn bị nhân quả tác động nữa. Sự việc là nhân quả vẫn đếnnhưng tâm Ngài hoàn toàn không hờ bị tác động bị chi phối, bị nô lệ bởi nó. Cho nên đức Phật vẫn sống trong cuộc đời, trong nhân quả nhưng không bị nhân quả, không bị cuộc đời này tác động được.
 
Trong cuộc sống, nếu chúng ta gieo nhân vô tình thì chúng ta sẽ gặt quả vô tình, nếu chúng ta gieo nhân cố ý thì sẽ gặt quả cố ý. Như vậy nhân vô tình là như thế nào? Nhân vô tình là nhân không có ác tâm, không có một sự bất thiện xen vào, như cố ý đánh đập, giết hại làm cho chúng sanh bị đau khổ. Tham khảo: Nếu đi khắp nơi chạy chữa không khỏi hãy thử niệm Phật chữa bệnh
 

2.1 Gốc của Khổ


Thường chúng ta không đủ trí tuệ để hiểu biết được nguyên nhân của Khổ nên thường oán trách, than phiền trách đất, rồi chỉ định là do mình bị xui xẻo, bị trời đất, thần linh trừng phạt. Đó là lý do, con người khổ đau triền miên mãi mãi mà không tự giải thoát được cho mình.

Nếu chúng ta hiểu rõ như thật thì sẽ không còn hành động làm khổ mình, làm khổ người và làm khổ mọi loài chúng sanh nào cả.

Đức Phật đã khéo nhờ sự tu tập thiền định mà Ngài đã hiểu rõ sự thật cội nguồn của chân lý: chân lý về Khổ, chân lý về nguyên nhân của Khổ, chân lý về Trạng thái diệt Khổ và chân lý về Con đường đưa đến sự diệt Khổ. 

Khi tâm đức Phật hiểu rõ được chân lý về trạng thái diệt khổ thì tâm tư Ngài được giải thoát, đạt được tâm giải thoát vô lậu thì mới hiểu rõ một cách chân chánh, hiểu biết một cách như thật về sự thật của Khổ và về sự thật Nguyên nhân của Khổ.
 
Chính nhờ tâm Ngài đã hiểu biết như thật cái nguyên nhân của các cảm thọ tác động trên thân này bởi do từ đâu sinh ra và chỉ hướng đến giải thoát mà không phải rên la, ta thán, oán trách khi những cảm giác trên thân bệnh hoành hành đau đớn khốc liệt như vậy.
 
Đức Phật thường dạy thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thì chúng ta đừng nên chấp thủ, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ nó nữa. 
 

2.2 Sống tỉnh thức


Muốn hiểu được gốc của sự Khổ, để hướng tới tâm giải thoát, Đức Phật dạy hàng đệ tử và tất cả chúng sanh phải luôn luôn sống tỉnh thức. Tỉnh thức ở đây là chỉ cho ba hành nghiệp: Thân, KhẩuÝ của chúng ta lúc nào cũng phải sáng suốt, tỉnh táo, không bị mê muội mất sáng suốt để mỗi khi chúng ta hành động hay làm một việc gì, một điều gì thì hành vi, hành động cũng phải tỉnh thức, sáng suốt.

Tỉnh thức để luôn luôn sống với ý thức thiện, ý thức lành, sống với ý thức không làm tổn thương đến mình, không làm tổn thương đến người khác và không làm tổn thương đến tất cả muôn loài chúng sanh. Khi đó, ta chỉ muốn trao đi yêu thương đến muôn loài, không có bất cứ giới hạn nào cả. 
 
Nhân Quả rất công bằng, dù ta có trốn lên trời, trốn xuống dưới biển, chui vào hang sâu, lánh lên núi thẳm thì nhân quả vẫn đến không thể nào trốn thoát được. Ví dụ như hằng ngày đức Phật đi kinh hành, đi khất thực sẽ có lúc dẫm lên những chúng sinh nhỏ bé như kiến, sâu, bọ, trùng… nên đức Phật đã vô tình giẫm đạp lên những chúng sanh này. Nhân đó là nhân vô tình thì đức Phật mới bị miếng đá vô tình đâm phải vào chân làm cho bị thương đau nhức. 
  
Khi hình thành thân này, thì con người phàm phu hay thánh nhân đều phải chịu cái quy luật chung, đó là quy luật vô thường sanh, già, bệnh, chết là một quy luật tất nhiên thường tình. Cho dù đó là đức Phật cũng phải chịu cái quy luật vô thường này.

Chúng ta có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh của Đức Phật đã chỉ dạy sau khi hiểu biết sự thật của bệnh của Khổ, có như thế chúng ta sẽ không còn thấy sợ hãi hay lo lắng mỗi khi bệnh tật, cảm thọ tác động đến hoặc có một tai nạn rủi ro xảy ra trong cuộc sống. 

(Tổng hợp)