Nên làm gì với tro cốt để thuận lợi cho cả người sống lẫn người đã khuất?

Thứ Năm, 12/11/2020 16:42 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc nên làm gì với tro cốt của người đã khuất là câu hỏi gần đây càng được đặt ra khá nhiều khi mà nhu cầu hỏa táng ngày càng gia tăng trong xã hội.


Địa táng hay Hỏa táng theo góc nhìn Đạo Phật là việc không hề đáng sợ vì khi đó thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Họ cũng đã không còn cảm giác đau đớn khi mà thần thức đã rời thân xác, không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát.

Sau khi hỏa táng, nhà quàn cho cốt vào máy nghiền. Chỉ còn Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay tiêu hết, không mùi không vị. Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt sẽ trở nên sạch sẽ, ít gây ô nhiễm cho môi trường hơn là với địa táng. Bởi vì thế mà gần đây, biện pháp này càng trở nên càng phổ biến.

Thế nhưng việc nên làm gì với tro cốt của người đã khuất vẫn là câu hỏi lớn của mọi người.

Nên làm gì với tro cốt của người đã khuất
 

Theo Phật giáo, con người sau khi chết thì thần thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại gồm Đất, Nước, Gió, Lửa thì khi chết đi phải trả về cho tứ đại. Nhưng sau khi hỏa táng rồi, tro cốt nhận được rồi thì nên xử lý như thế nào, đem rải xuống đất hay cất trên chùa?

Ngoại trừ xá lợi, tro cốt của các bậc chứng Thánh thì với người thường được khuyên là không giữ tro cốt thờ cúng tại nhà sau 49 ngày. Xem thêm: Người chết đi về đâu trong 49 ngày?

Vì theo Âm Ma Tạp Lục có nhắc nhở rằng, sau thời gian ấy thì hũ tro cốt đó đã tích đủ dương năng, sẽ có nguy cơ là nơi trú ngụ của những loài Ngạ Quỷ Cô Hồn. Chúng biến hũ tro cốt ấy thành nơi chứa đựng Âm Phách của chúng (tương tự như một con ốc mượn hồn)
 
 
Vì thế, có một số nơi, mọi người quan niệm rải tro cốt rừng cây, sông, biển. Về bản chất phần tro cốt đem rải sông không có quy định cụ thể, dù thực hiện thế nào cũng không ảnh hưởng gì đến sự siêu thoát của người chết cả.

Tuy nhiên, khi rải tro cốt, tuy không cần phải lễ nghi phức tạp nhưng thân nhân cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải một nắm trong sự thành kính tiễn biệt.
 
Trong khi rải tro cốt mọi người không quên nguyện cầu cho người thân được siêu thoát, sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi.

Sau jhi thực hiện xong việc rải tro cốt, có thể về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục hoặc gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa.
 
Bên cạnh đó, đa số mọi người chọn đưa tro cốt lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Họ tin rằng, không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng.

Việc thực hiện theo cách nào phụ thuộc phần lớn vào ước muốn của người chết di chúc lại hoặc quyết định của thân nhân họ.
 

Hỏa táng và lưu tro cốt người đã mất ở các nước trên thế giới


Ở Việt Nam chúng ta thường có xu hướng gửi tro cốt lên chùa vì việc gửi khá đơn giản: chỉ có giấy ghi tên người mất, thân nhân để nhà chùa thờ tự, tụng niệm. Các chùa cũng không thể làm hợp đồng và người dân cũng chỉ mang đến gửi bằng lòng tin. Thế nên mới có sự cố lộn xộn tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2 gây bức xúc cho mọi người trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, do nhu cầu gửi tro cốt ngày càng cao nên có không ít các công ty hỏa táng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này của mọi người với chi phí đa dạng, phụ thuộc vào thời gian gửi dài hay ngắn.
 
Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở Ấn Độ, phương pháp này đã bắt đầu từ 2.000 năm trước.

Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hongkong, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.
 
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%, dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%. 
 
Nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Lào… đã sử dụng hỏa táng từ rất lâu.
 
Nhật Bản có dịch vụ giữ hộ tro cốt rất thông minh và tốn kém
Hàng chục năm nay, tại xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản có rất nhiều ngôi chùa đã tiến hành xây dựng một loạt các ngôi mộ trang nhã để có thể làm nơi lưu giữ tro cốt của những người đã qua đời. Khu vực Tokyo, có đến hơn 2.000 người đã khuất được lưu giữ tro cốt trong một ngôi mộ bằng gỗ, xây dựng khá kỳ công và bề thế có tên là Ruriden. 
 
Được biết, bên trong ngôi mộ bằng gỗ được xây dựng kỳ công này có đến hơn 2.000 bức tượng Phật đựng tro cốt của người đã khuất, được thiết kế và chiếu sáng bằng đèn led.

Khi người thân của người đã khuất tới sẽ được cấp cho 1 chiếc thẻ để vào ngôi mộ. Chỉ cần quẹt thẻ khi vào bên trong, bức tượng chứa tro cốt của người thân họ sẽ tự động sáng lên.
 
Ở khu vực miền Bắc của Đài Loan, có tòa tháp chứa tro cốt cao 20 tầng do một công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới điều hành. Được biết, bên trong tòa tháp này hiện đang chứa tro cốt của 400.000 người. 

Đặc điểm của những dịch vụ đi kèm trong việc giữ tro cốt ở Nhật Bản và Đài Loan đó là giá cả rất cao, ngày càng thiếu chỗ để chứa đủ số tro cốt gia tăng mỗi ngày.
 
Có chuyên gia đặt vấn đề, các công viên vĩnh hằng hay các nghĩa trang phổ thông nên có một khu riêng hoặc cả quả đồi hoặc khoét sâu vào lòng núi hoặc nhà xây kiểu chuyên biệt để bảo quản lọ tro, trưng bày theo địa phương, giới tính hay dòng họ… chẳng hạn, lọ tro phải được thiết kế đẹp, nhỏ, gọn, cùng kích cỡ, không gian bảo quản phải thông thoáng, có thể trưng bày thêm tranh, tượng, kỷ vật… như một bảo tàng về những người đã khuất.