Tâm niệm 7 điều này thì lễ cầu an đầu năm mới có thể linh nghiệm

Thứ Năm, 14/02/2019 17:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nhiều người có thói quen đầu năm lên chùa làm lễ cầu an, nhưng nếu không nắm bắt được những điểm sau thì dù có cầu cúng nhiều đến mấy cũng khó được như ý.
  
Muốn làm lễ cầu an hiệu quả, có sức gia trì lớn, bạn cần phải có tâm thành kính, có tinh thần Tán Phật, Tán Pháp, tụng Bát Nhã, sám hối, phát nguyện và hồi hướng công đức.

 

1. Thành tâm

 
Nếu bạn chỉ làm lễ cầu an cho có, chỉ tham gia buổi lễ với tinh thần đối phó, thậm chí là giao phó hết mọi việc cho sư thầy, vậy thì e rằng buổi lễ cầu an đó sẽ chẳng thể linh nghiệm được.
 
Đầu năm làm lễ cầu an là mong cho cả năm sắp tới mọi sự đều thuận lợi suôn sẻ, vì thế đây là buổi lễ thiêng liêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy rằng lễ cầu an không hề đơn giản như những buổi lễ thường nhưng gia chủ cũng không nên giao phó hoàn toàn cho sư thầy.
 
Dù bạn tự làm lễ cầu an ở nhà hay ở chùa thì tâm thành kính là điều không thể thiếu. Khi nhờ sư thầy ở chùa làm giúp lễ cầu an, gia chủ cũng nên có mặt, thành tâm cúng cầu. 
 
Tâm mình không đủ lực để chống lại nghiệp, cần nhiều người cùng đồng tâm hiệp lực trì chú, cùng với sự gia trì của Tam bảo, đồng thời được chúng tăng chú nguyện hồi hướng thì mới có hiệu quả. 
 

2. Tán Phật


 
Tán Phật là gì? Đó là việc tán thán đức hạnh từ bi hỷ xả của đức Phật. Ở bất cứ buổi lễ nào chứ không riêng lễ cầu an, đây là việc bắt buộc phải làm. Gia chủ thành tâm kính ngưỡng đức Phật, đảnh lễ Tam bảo mới ứng nghiệm. Đọc thêm Văn khấn giải hạn, cầu an, cầu thăng hoa đầu năm tại Đền Chùa
 

3. Tán Pháp

 
Tán Pháp ở đây có nghĩa là tán tháp về sự vi diệu của Phật pháp. Không phải ai cũng có thể nghiệm được điều này, chỉ ai có duyên lành mới mong gặp được. 
 
Gia chủ nên phát nguyện tu tập, giữ gìn chánh pháp, không ngừng tìm hiểu về ý nghĩa sâu sắc của Phật pháp, từ đó áp dụng vào cuộc sống của mình.
 
Việc tán Pháp phải được thực hiện với lòng thành kính, đức tin mạnh mẽ, hiểu thấu nỗi lòng của chư Phật luôn mong cầu chúng sinh giác ngộ mà giải thoát khỏi bể khổ. 
 

4. Tụng Bát Nhã


 
Tụng Bát Nhã ở đây là nói đến việc tụng kinh. Bát Nhã là lời kinh cảnh tỉnh chúng sinh, cho chúng sinh nhìn rõ được giá trị của Phật pháp, giúp chúng sinh có được bình an, hạnh phúc. Cắt nghĩa Bát Nhã Tâm Kinh đơn giản, ai cũng hiểu được và trì tụng dễ dàng
 
Đọc kinh Bát Nhã với lòng chí tâm, không chỉ bằng mắt, bằng miệng mà bằng cả tâm mình để thấu được đạo lý nhà Phật, bỏ đi những mộng tưởng điên rồ với thế giới ngoài kia mà đạt được đến cứu kính Niết bàn. 
 

5. Sám hối

 
 Tại sao ai ai cũng đi cầu an đầu năm, liệu có tiêu trừ hết tội lỗi?Trong buổi lễ cầu an không thể thiếu được việc sám hối. Người làm lễ cầu an cần phải có tinh thần sám hối, ăn năn về những lỗi lầm của mình, thấy hổ thẹn với những sai lầm mình gây ra mà nhận thức được vấn đề, từ đó tránh phạm phải sai lầm cũ. 
 
Con người ai cũng khó tránh khỏi việc mắc sai lầm, chính vì thế sám hối là việc làm không thể thiếu. Đầu năm làm lễ cầu an nhưng trong lòng lại chưa hề nhận thức được lỗi lầm của mình thì e rằng khó được như ý nguyện.
 
Hiểu xa hơn thì việc sám hối này không chỉ là sám hối về những lỗi lầm mình mắc phải trong kiếp này mà còn là sám hối về lỗi lầm của kiếp trước nữa. Người thành tâm sám hối, biết sai mà sửa thì có thể diệt trừ được ác nghiệp.
 
Nếu làm lễ lớn, nhờ thầy cầu an nhưng bản thân không sám hối, không phát nguyện thì Phật cũng không chứng cho. Khi ấy, dù sư thầy có cầu nguyện, chúc phúc tha thiết đến thế nào cũng là vô ích mà thôi.
 

6. Phát nguyện


 
Sau khi sám hối, gia chủ cần phải thành tâm phát nguyện. Đó có thể là nguyện thành tâm cầu phúc, nguyện làm việc thiện lành, nguyện phát tâm từ bi… Những lời nguyện sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tin vào bản thân, có thêm niềm tin vào tương lai.
 
Khi gặp phải chuyện xấu, hãy nhớ đến những lời mình phát nguyện trong lễ cầu an đầu năm. Lời nguyện ấy sẽ phát huy sức mạnh của nó, giúp ta thoát khỏi sự sân hận, giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt và tâm thiện lành của mình, không để cơn giận dữ như “1 đống lửa sân có thể đốt cả rừng công đức”.
 

7. Hồi hướng công đức

 
Bạn đã hiểu “hồi hướng công đức” nghĩa là gì chưa? “Hồi” ở đây là quay về tâm hướng thiện, quay về với cốt lõi thiện lành. “Hướng” là chỉ dẫn cho mọi người về với tâm thiện, làm việc thiện, nguyện cầu cho chúng sinh và bản thân mình đều thấu hiểu được Phật pháp, giác ngộ được Phật pháp. 
 
Việc tu tập không thể 1 sớm 1 chiều, ngay cả Bồ Tát cũng chỉ giác ngộ từng phần, giải thoát từng phần mà thôi. Tuy nhiên, phát tâm chí thành sẽ giúp chúng ta có sức mạnh tinh thần vô cùng lớn, giúp cho những lời nguyện cầu sớm thành sự thật. 
 
Đầu năm làm lễ cầu an, ta cần thành tâm phát nguyên, hồi hướng cho mọi người, cho chúng sinh chứ không chỉ riêng bản thân mình, mong cầu cho chúng sinh có lòng từ bi hướng Phật, xã hội nhờ thế mà được an bình. 
 
Cầu an cầu siêu có đi trái quy luật Nhân Quả? Phật pháp đề cao luật Nhân – Quả, có làm có chịu, có vay có trả. Nếu không muốn gặp chuyện xấu, gặt những quả ác thì tốt nhất khi gieo chớ nên chọn hạt không tốt. Mỗi bản thân chúng ta phải ý thức được điều này.
 
Có thể sức của 1 người không lớn, sức của 2 người không nhiều, nhưng nếu nhân lành được gieo bởi rất nhiều người thì chắc chắn quả lành cũng sẽ không ít. Nghiệp báo có thể tiêu tan nếu chúng ta thành tâm sám hối, phát tâm thiện lành, làm nhiều việc tốt. Ấy chính là gieo phúc đức, chuyển nhân dở thành quả tốt lành, là ý nghĩa sâu sắc của Phật pháp nhiệm màu. 

 
 
Việc đi chùa cầu an đầu năm không chỉ để cho tâm thanh thản mà chính bản thân chúng ta phải tin vào điều đó, tin vào sức mạnh của thiện lương. Chính tâm sám hối, phát nguyện, hồi hướng, nỗ lực tu tập để thoát khỏi kiếp nạn, tìm được hướng đi đúng đắn cho mình. 4 điều nhất định phải hiểu khi đi chùa lễ Phật
 
Cần ghi nhớ sâu sắc lời mình phát nguyện, kính ngưỡng đức Phật mà hành thiện tích đức. Tự bản thân mình thay đổi, gây dựng phúc đức cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc thiện lành sẽ dần dần lan tỏa, công đức cũng theo đó mà dày thêm. 
 
Hãy nhớ rằng mâm cao cỗ đầy không bằng tâm thành kính. Dù có làm lễ lớn đến đâu, dâng lễ quý giá đến thế nào mà chính tâm mình không thanh tịnh, không sám hối, không phát nguyện thiện lành thì cũng là vô ích mà thôi.
 
Thiên Thiên