(Lichngaytot.com) Xã hội càng văn minh chúng ta càng được nhiều lễ cầu an cầu siêu với quy mô ngày càng lớn hơn và nhiều người vẫn đứng ngoài cuộc cho rằng đây là việc hoàn toàn mê tín.
Vạn vật trong vũ trụ dù muốn hay không đều hoạt động và vận hành theo quy luật Nhân quả. Nếu không có luật nhân quả thì chắc chắn mọi thứ sẽ bị đảo lộn và sự sống trên hành tinh sẽ bị tiêu diệt.
Luật nhân quả không phải do con người quy chế hay một đấng tạo hoá nào lập ra mà chính do sự hoạt động vận hành vô minh của bản chất vạn vật mà lập thành. Từ khi có các hành vận chuyển trong vũ trụ tạo thành những duyên mới phối hợp với các duyên khác sinh ra duyên mới khác nữa và cứ như thế tiếp tục mãi mãi.
Vậy việc chúng ta cầu an cầu siêu để mong có được điều gì đó trong thế giới này thì sao? Liệu việc này có đi trái lại với quy luật Nhân quả hay không?
Cầu an cầu siêu có phải mê tín? Vì sao chúng ta phải cầu an? Vì chúng ta luôn có cảm giác bất an, buồn khổ trong cuộc sống này.
Suy nghĩ của chúng ta về cầu an
Cầu an cầu siêu có phải mê tín? Vì sao chúng ta phải cầu an? Vì chúng ta luôn có cảm giác bất an, buồn khổ trong cuộc sống này.
Lễ Cầu An là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật hay tai qua nạn khỏi. Còn Lễ Cầu Siêu là nguyện cầu cho người chết thoát khỏi cảnh khổ sanh về thế giới an vui.
Hai mục đích của việc cầu an:
- Cầu an hướng nội tức là quay về bên trong, mong cho tâm chúng ta được bình an.
- Cầu an hướng ngoại là cầu những việc bên ngoài tâm, đó là mong cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp.
Hầu hết mọi người đều theo đuổi mục đích thứ hai mà vô tình đã bỏ gốc theo ngọn. Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình.
Dường như con người chỉ mong cầu sự bình an về vật chất nhưng đến khi có được vật chất rồi họ vẫn lo âu, buồn phiền và vẫn không thấy hạnh phúc ở đâu. Cho nên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa cầu an như thế nào và cầu an làm sao cho đúng.
Cầu an, cầu siêu không đúng pháp là cầu an, cầu siêu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an, cầu siêu... cho xong chuyện thì khoá Lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.
Hai mục đích của việc cầu an:
- Cầu an hướng nội tức là quay về bên trong, mong cho tâm chúng ta được bình an.
- Cầu an hướng ngoại là cầu những việc bên ngoài tâm, đó là mong cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp.
Hầu hết mọi người đều theo đuổi mục đích thứ hai mà vô tình đã bỏ gốc theo ngọn. Chúng ta quên rằng sự bình an trong tâm hồn của con người là yếu tố cần thiết để mang lại sự bình an trong cuộc sống đời mình.
Dường như con người chỉ mong cầu sự bình an về vật chất nhưng đến khi có được vật chất rồi họ vẫn lo âu, buồn phiền và vẫn không thấy hạnh phúc ở đâu. Cho nên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa cầu an như thế nào và cầu an làm sao cho đúng.
Cầu an, cầu siêu không đúng pháp là cầu an, cầu siêu cho vui lòng thân nhân của người bệnh, hay làm lấy lệ bài bản theo nghi lễ cầu an, cầu siêu... cho xong chuyện thì khoá Lễ này hoàn toàn thất bại, không mang sự ích lợi nào cho người bệnh hay người mất.
Cầu an cầu siêu có đi trái quy luật nhân quả?
Ví dụ như quý sư làm lễ cầu nguyện chư Phật gia hộ cho người bệnh chóng bình phục tai qua nạn khỏi. Nhà chùa có lễ cầu an để giúp đỡ về mặt tín ngưỡng trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối để có thể được an tâm phần nào trong lúc điều trị cơn bệnh. Hoặc quý sư làm lễ cầu nguyện chư Phật phù hộ cho người đã mất được vãng sinh về cõi an lành.
Nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín vì theo luật nhân quả thì ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Tuy nhiên, luật nhân quả cũng như tiến trình của nghiệp không hề đơn giản. Nó không phải là một đường thẳng, không quá rõ ràng đến nỗi chúng ta nhận thức hết được.
Có thể nói những buổi cầu an cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp vì đã áp dụng luật nhân quả một cách khéo léo và được chư vị Tổ sư từ bi đặt ra để hướng dẫn dân chúng bước vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật nhằm truyền bá rộng rãi chánh pháp đến với mọi người, đem lại sự bình an trong tâm hồn của mọi người đang sống trên thế gian này.
Có thể nói những buổi cầu an cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp vì đã áp dụng luật nhân quả một cách khéo léo và được chư vị Tổ sư từ bi đặt ra để hướng dẫn dân chúng bước vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật nhằm truyền bá rộng rãi chánh pháp đến với mọi người, đem lại sự bình an trong tâm hồn của mọi người đang sống trên thế gian này.
Nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tục và tuần hoàn đây là một đạo lý chúng ta cần phải biết. Biết được nhân quả là liên tục và tiếp nối tuần hoàn thì chúng ta tự răn dạy bản thân tránh xa việc ác và tu tập làm việc thiện. Vì chính mình tạo nhân thì tự gặt lấy quả và tất nhiên kết quả ai cũng muốn tốt đẹp như ước muốn.
Thực tế là khi chúng ta tạo quá nhiều nhân ác thì dù có cầu nguyệnthì chính cái nghiệp của chúng ta sẽ lôi kéo thần thức tới cảnh giới tương ứng. Còn khi lúc sống trên đời chúng ta tu hành tinh tấn, tạo nhiều nghiệp lành, thì khi qua đời, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng sanh về cảnh giới an lành theo nguyện lực của chúng ta.
Cho nên Đức Phật mới đặt nặng vấn đề là khi sống chúng ta sống như thế nào chứ không phải đến lúc hoạn nạn mới cầu an, lại càng không thể ỷ lại vào người khác. Khi còn sống trên đời, mình hãy lo tự cầu an, cầu siêu cho chính mình, bằng cách mở lòng từ bi, bao dung, bố thí, hỷ xả, thương yêu mọi người, tạo nhiều phước báu, lo tu tập phòng hộ thân tâm luôn được trong sáng sạch sẽ để tô bồi công đức.
Cho nên chúng ta luôn nhớ rằng nếu như mình tạo nhân bình an thì không cần cầu an, bình an vẫn đến. Năng lực tu tập hằng ngày của chúng ta là động lực chính yếu giúp chúng ta sống bình yên và giúp cho chúng ta khi qua đời được vãng sanh về thế giới an lành.
Khóa Lễ cầu an cầu siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời, để rồi sau đó phải tự mình chăm sóc sự bình an của mình bằng con đường tu tập.
Trong việc giáo hóa chúng sanh, Đức Phật tùy theo bối cảnh văn hóa hay đối tượng cụ thể mà có những bài pháp thích hợp để người nghe được lợi ích nhất. Còn vấn đề cầu an không có gì huyền bí khó hiểu, mà dựa trên những yếu tố như sám hối, phước đức, năng lượng trị liệu… Khi một người đã chấp nhận đến chùa cầu an thì biết rằng họ đã nhận thức được những nghiệp xấu, ăn năn về điều đó và muốn sám hối, cầu nguyện để tiêu nghiệp.
Khi họ ghi tên cầu an thì họ cũng đồng thời cúng dường hoa hương tịnh tài tịnh vật, đây chính là phước đức. Mà theo luật nhân quả thì phước lực có thể chuyển hóa nghiệp chướng cũng như tai nạn, bệnh tật.
Cầu nguyện cũng là một hình thức trị liệu bằng năng lượng. Khi chúng ta cầu an cho ai, tức là ta hướng tâm về người đó với mong muốn cho họ được an lành. Chính sự mong muốn này là nguồn năng lượng tốt lành có thể xoa dịu, trị liệu những bịnh tật hay khổ đau của thân tâm.
Minh Minh
Cầu an cầu siêu không hề mang màu sắc huyền bí
Thực tế là khi chúng ta tạo quá nhiều nhân ác thì dù có cầu nguyệnthì chính cái nghiệp của chúng ta sẽ lôi kéo thần thức tới cảnh giới tương ứng. Còn khi lúc sống trên đời chúng ta tu hành tinh tấn, tạo nhiều nghiệp lành, thì khi qua đời, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng sanh về cảnh giới an lành theo nguyện lực của chúng ta.
Cho nên Đức Phật mới đặt nặng vấn đề là khi sống chúng ta sống như thế nào chứ không phải đến lúc hoạn nạn mới cầu an, lại càng không thể ỷ lại vào người khác. Khi còn sống trên đời, mình hãy lo tự cầu an, cầu siêu cho chính mình, bằng cách mở lòng từ bi, bao dung, bố thí, hỷ xả, thương yêu mọi người, tạo nhiều phước báu, lo tu tập phòng hộ thân tâm luôn được trong sáng sạch sẽ để tô bồi công đức.
Khóa Lễ cầu an cầu siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời, để rồi sau đó phải tự mình chăm sóc sự bình an của mình bằng con đường tu tập.
Trong việc giáo hóa chúng sanh, Đức Phật tùy theo bối cảnh văn hóa hay đối tượng cụ thể mà có những bài pháp thích hợp để người nghe được lợi ích nhất. Còn vấn đề cầu an không có gì huyền bí khó hiểu, mà dựa trên những yếu tố như sám hối, phước đức, năng lượng trị liệu… Khi một người đã chấp nhận đến chùa cầu an thì biết rằng họ đã nhận thức được những nghiệp xấu, ăn năn về điều đó và muốn sám hối, cầu nguyện để tiêu nghiệp.
Khi họ ghi tên cầu an thì họ cũng đồng thời cúng dường hoa hương tịnh tài tịnh vật, đây chính là phước đức. Mà theo luật nhân quả thì phước lực có thể chuyển hóa nghiệp chướng cũng như tai nạn, bệnh tật.
Cầu nguyện cũng là một hình thức trị liệu bằng năng lượng. Khi chúng ta cầu an cho ai, tức là ta hướng tâm về người đó với mong muốn cho họ được an lành. Chính sự mong muốn này là nguồn năng lượng tốt lành có thể xoa dịu, trị liệu những bịnh tật hay khổ đau của thân tâm.
Minh Minh