(Lichngaytot.com) Chúng ta hay nói về nghiệp lực nhưng không phải ai cũng biết cách làm cách nào để trả nghiệp cho dù lúc ta bị bệnh, gặp tai ương cũng chỉ nhắc nhở bản thân rằng đó là nghiệp mà mình phải chịu ở kiếp này.
Làm cách nào để trả nghiệp?
Những căn bệnh chúng ta đang phải chịu, những sự khổ ách này, nhất định là do chính mình gây ra, chứ không phải là người khác. Nếu đời này mình có làm việc đại thiện đại lành gì đi nữa, mà mình vẫn bị tai nạn, rơi vào cảnh khổ là do trong tiền kiếp mình tạo ra chưa đủ bù đắp nghiệp lành mình tạo ra ở hiện tại.
Thế gian còn có câu, “Nhất ẩm nhất trát mạc phi tiền định”. Một cái ăn, một cái uống, một cái gặp nhau trong đời này nhất định cũng do tiền định, thì một cơn đau mà đến với chúng ta.
Vì thế, khi bị bệnh, ta nên hiểu rằng mình đang trả cái nghiệp này trong ngày hôm nay thì trả xong sẽ khỏi trả. Hiểu được vậy thì tự nhiên ta an nhiên đón nhận căn bịnh. Vậy là ta đã trả lời được câu hỏi làm cách nào để trả nghiệp: Đó là khi nghiệp đến ta chấp nhận.
Nhưng lưu ý, là ta an nhiên đón nhận căn bệnh, chứ không phải cầu mong bị bệnh. Khi tu hành nhiều người có suy nghĩ sai lầm như niệm: “Nam Mô A-Di-Đà Phật, con nguyện sẽ trả cho hết tất cả những nghiệp chướng của con để con đi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Con quyết tâm giải cho hết mọi ách nạn để rồi con được thành tựu”.
Đây là lời nguyện hoàn toàn sai lầm đối với một người niệm Phật, đúng ra nên nói rằng, ta an nhiên tự tại đón nhận bệnh này để trả nghiệp.
Đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc có phải để ngồi chơi, hưởng nhàn?Chúng sanh hối lỗi với những tội ác của mình, quay sang hành thiện, tu tập với mong muốn được Đới nghiệp vãng sanh nhưng thực tế họ có phải sẽ được cuộc sống
Trường hợp phải trả nghiệp quá khứ:
Vậy làm cách nào để trả nghiệp? Có bốn trường hợp mà ta phải trả nghiệp, đây là chìa khóa cốt yếu trong luật nhân quả.
1. Thứ nhất là ta trả nghiệp bằng những tai nạn vô tình.
Ví dụ như mưa bão cuốn người đó chết, hoặc đi ngang cây sập xuống đè chết, đang đi trên cầu thì cầu sập phải rớt xuống sông chết, đang đi trên đồng ruộng bị sét đánh chết… Đó là những tai nạn vô tình và cũng là trường hợp thứ nhất phải trả nghiệp quá khứ.
2. Thứ hai là oan gia đối mặt.
Người mà kiếp xưa bị mình hại, bây giờ gặp lại, họ đòi nợ mình. Ví dụ như có hai người bạn thân sống với nhau rất vui vẻ, trong một lần họ đã gây gổ đánh nhau, một người không kềm được cơn nóng giận đã cầm cây đập vào gáy của người bạn mình, người kia gãy cổ chết liền.
3. Trường hợp thứ ba là người đến lúc phải trả quả báo vô tình gặp người gây nghiệp.
Nghĩa là hai người này chẳng có liên hệ gì với nhau trong quá khứ hết, nhưng lại có một người nổi điên lên, đến lúc nó phải gây nghiệp, phải giết một ai đó, đồng thời cũng có một người khác đã tới lúc phải lãnh quả báo, phải chết do bị giết hại, và hai người đó vô tình gặp nhau. Hai người này không phải là oan gia nhưng trùng khớp lại là một người tới lúc phải trả nghiệp và một người có tâm ác đến lúc phải gây nghiệp.
4. Trường hợp thứ tư là có oan trái mà lại không có ác tâm nhưng cũng vô tình gây tổn hại.
Ví dụ có anh say rượu ngủ đằng sau chiếc xe của người lạ, người tài xế leo lên xe chạy không biết có người ngủ sau, mà khi lái thì phải lui một cái. Còn anh này cũng hơi tỉnh tỉnh, nghĩ rằng mình nằm đằng sau bánh xe là an toàn, vì xe chạy tới chứ không chạy lui, không ngờ rằng tài xế phải lui nên cán lên người anh tử vong.
Làm sao không tạo cái duyên cho cái nghiệp khỏi nở ra?
- Đừng sợ cái nghiệp,
- Đừng mong cái nghiệp,
- Đừng lo cái nghiệp,
- Đừng khổ vì cái nghiệp thì tự nhiên cái nghiệp nó nằm đó, nó chờ trong tương lai một kiếp nào đó nó mới hiện ra.
Trong thời gian chờ đợi tương lai hiện ra, thì ta đã được tương ứng với đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, đã về
Tây Phương Cực Lạc rồi. Khi về tới Tây Phương Cực Lạc ta trở nên Bồ-Tát Bất-Thối-Chuyển, thần thông đạo lực vô cùng nhiệm mầu, bao trùm pháp giới.
Ta dùng cái thần thông đạo lực đó vì chúng sanh chịu khổ mà xuống các quốc độ cứu độ chúng sanh. Lúc đó ta trả nghiệp nhưng không phải là ta xuống dưới địa ngục để chịu hành hình, mà ta trả nghiệp bằng cách dùng thần thông đạo lực và trí huệ của một vị Bồ-Tát Bất-Thối đi cứu độ chúng sanh, giảng kinh thuyết đạo dẫn chúng sanh đi về Tây Phương để mà trả nghiệp.
Chính vì thế, xin thưa, nghiệp nó đến với chúng ta là do chúng ta mời nó. Còn nếu chúng ta cứ một lòng một dạ:
– Duyên với Tây Phương Cực Lạc.
– Nghĩ A-Di-Đà Phật.
– Nhớ A-Di-Đà Phật.
– Niệm A-Di-Đà Phật.
– Nguyện về Tây Phương với A-Di-Đà Phật…
Thì tự nhiên cái nhân đi về Tây Phương đã chín mùi trong tâm chúng ta, nhờ do sức nguyện làm thành cái Duyên để nảy nở cho chúng ta cái Quả báo, Quả báo đi về Tây Phương thành đạo.
Nhất định đời này đã có vận hạn rồi, không sao cả. Khi cái tâm chúng ta buông ra thì tự nhiên cái nghiệp nó cũng buông chúng ta ra, nó nằm im đó để cho chúng ta lấy cái Nhân “A-Di-Đà Phật” để thành cái Quả “A-Di-Đà Phật”, gọi là “Niệm Phật là Nhân thành Phật là Quả”.
Lâu nay khi gặp những hoàn cảnh bất hạnh đến dồn dập, thì chúng ta luôn thán oán đất trời đã làm mình khổ. Nhưng không phải trời đất làm cho mình khổ, mà chính nghiệp của mình làm cho ta sướng hay khổ. Biết được nghiệp ấy rồi, tự mình chuyển hóa bằng cách tu tập sửa đổi, chớ không nên than trời trách đất.
Học hiểu đạo rồi, chúng ta phải
chuyển đổi nghiệp xấu thành tốt, cái dở thành cái hay, đó là tu. Đừng thán oán trách trời, trách đất mà phải trách mình trước tiên. Những gì mình đã làm, ngày nay kết quả đến đúng như hành động của mình, không sai chạy.
Người không khéo tu, không nói lành, làm lành, nghĩ lành nên mọi người chung quanh ghét bỏ. Khi bị mọi người ghét, kẻ ấy lại đổ thừa tại trời xui, Phật khiến cho người ta ghét mình.
Cho nên khi thấy người ta không thương mình thì phải tìm lý do tại sao như vậy. Vì mình không tốt, không giúp đỡ ai hết làm sao người ta thương mến gần gũi được. Như vậy đâu phải Phật trời xui khiến. Chuyện tốt xấu lành dữ của mỗi người do nghiệp chi phối dẫn dắt mà có các cảnh tốt xấu, chớ không phải một đấng thần linh nào tạo ra.
Nên nhớ nghiệp từ lời nói, hành động, ý nghĩ mà ra nên ta phải thường xuyên quán sát ba nghiệp của mình. Lời nói, hành động, ý nghĩ xấu tạo thành nghiệp ác, thì sẽ chuốc quả ác. Lời nói, hành động ý nghĩ tốt tạo thành nghiệp lành thì được hưởng quả tốt.
Biết vậy rồi chúng ta chuyển đổi lại, bỏ những lời hung ác dữ dằn, nói lời hiền hòa đức hạnh thì tự nhiên mọi người chung quanh sẽ thương mến. Đó là người khéo tu.
Nghiệp từ thân, miệng, ý mà ra thì cũng phải từ thân, miệng, ý mà thay đổi. Có thay đổi là biết tu, không thay đổi là không biết tu.
Không phải trời phạt, không phải trời hành mà chính nghiệp ác mình gây ra khiến cho ta phải khổ. Các bậc cổ đức xưa kia đã hiểu được đạo Phật một cách thấu đáo nên răn dạy con cháu rất nhiều về điều này.
Nghiệp không có hình tướng, không thật nhưng đã gây tạo thì nó không mất, chỉ có thể chuyển đổi thôi. Dù tai nạn xảy ra, tất cả sự vật bên ngoài bị tiêu hoại, chớ nghiệp theo sát bên mình không bao giờ mất. Vì vậy chúng ta phải sợ nghiệp ác, nghiệp dữ.
Vậy chữ duyên trong nhà Phật chỉ cái gì? Chỉ cho tất cả chúng sanh sinh ra đời đều có duyên trước. Đã tạo duyên trước rồi nên ngày nay mới gặp lại nhau, gọi là hợp duyên.
Trong kinh kể Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, mỗi sáng trước khi đi giáo hoá hay khất thực, Ngài dùng thiên nhãn quán sát nơi nào, người nào có duyên với mình, Ngài mới đến đó vừa để khất thực, vừa để độ họ, gọi là Phật hóa hữu duyên nhân, tức Phật độ người có duyên với Ngài.
Hiểu nhân duyên nên biết mình nợ nhiều nên cố gắng tu tâm để có đủ khả năng đền trả lại cho người, bằng cách giáo hóa hướng dẫn thí chủ tu tập. Nên trong các cách trả nợ, làm thầy là cách trả nợ cao thượng nhất, nhưng nên nhớ cũng chỉ là trả nợ thôi, không có gì phải kiêu hãnh cả.
Cho nên cúng Phật là để gieo duyên, mà đã là gieo duyên thì không nên khấn. Cúng dường Tam bảo nguyện cho Tam bảo thường còn, để chúng con có chỗ nương tựa tu hành. Đó là tâm niệm chân chánh, hợp đạo lý.
Phật đã từng bảo: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai”. Phật chỉ là một vị Đạo sư, tức ông thầy dẫn đường, chỉ cho chúng sanh tránh con đường khổ, đi con đường lành, đó là bổn phận của một Bậc Đạo sư chứ không thể cho ai cái này cái kia như người ta vẫn cầu xin.
Nếu Phật có quyền ban phước xuống họa thì Ngài đâu có cần dạy chúng ta tu, thực hành đúng đạo lý nhân quả. Đạo lý nhân quả dạy người gieo nhân lành thì sẽ hưởng quả lành, gieo nhân ác thì chịu quả ác. Lành dữ khổ vui đều từ nhân mình đã gieo mà có, chớ không phải Phật cho.