Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cầu Nại Hà và Tam Sinh Tam Thạch là gì nơi Âm phủ?

Thứ Tư, 27/11/2019 14:28 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cầu Nại Hà và Tam Sinh Tam Thạch cũng như các hình ảnh khác nơi Âm phủ đều mang dấu ấn đặc biệt để răn dạy con người một bài học nhân sinh nào đó. Nhưng không phải ai cũng hoàn toàn thấu hiểu.

Người ta tin rằng, trải qua bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai sang kiếp khác, khi chết đi vong hồn phải đi qua một con đường u minh gọi là Hoàng Tuyền lộ để đến sông Vong Xuyên. Trên con sông ấy có một cây cầu Nại Hà, đi qua qua đó sẽ lại gặp Vọng Hương Đài. Nơi đó có một bà lão phân phát Canh Mạnh Bà cho các vong hồn.

Bên bờ sông Vong Xuyên, đầu cầu Nại Hà có một tảng đá lớn gọi là Tam Sinh Thạch có ghi chép lại kiếp trước, kiếp này và kiếp sau của một linh hồn.
 
Linh hồn trước khi đầu thai có thể đứng trên Vọng Hương Đài trông về phía xa, đưa mắt nhìn về phía gia đình, người thân ở dương gian một lần cuối rồi uống bát canh Mạnh Bà cho quên hết mọi chuyện để chuẩn bị mở ra một kiếp trầm luân mới. 
 

1. Cầu Nại Hà là gì?

 
Nại: Làm sao? Thế nào? Hà: tiếng dùng để hỏi.
 
Nại hà?: Làm sao? Làm thế nào?
 
Nại hà kiều: Cầu Nại hà là cây cầu trơn trượt, vô cùng khó đi được bắc ngang sông lớn. Hầu hết mọi người không biết cách nào để đi qua cầu cho khỏi té nên hỏi nhau: Nại hà? (Làm sao?) 
 
Điện Diêm Vương thứ 10 (Thập Điện Chuyển Luân Vương) cai quản việc chuyển kiếp đầu thai, là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu… Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. 

Tại điện này có cầu Nại Hà, là một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn, ván lót gập ghềnh, rất khó lên cầu để đi qua sông. 

Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. 
 
Các chơn hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm. Xem thêm: Truyền thuyết Mạnh Bà - Sao lại ép người ta uống canh quên lãng?
 
cau nai ha la gi
 

2. Tam Sinh Tam Thạch


Trong cuốn “Cam trạch dao. Quyển ngũ. Viên Quan”, triều đại nhà Đường có kể về truyền thuyết tam thế chuyển kiếp của một vị tăng nhân gặp lại bạn cũ. 
 
Vị hòa thượng tên Viên Quan thời nhà Đường ngụ tại chùa Huệ Lâm ở Lạc Dương. Cũng thời ấy, Lý Nguyên vốn thuộc dòng dõi quan to trong triều vốn ăn chơi nhưng sau cái chết của cha ở biên cương đã hối thúc ông thay đổi cuộc sống. Ông tặng toàn bộ gia sản và ẩn cư ở chùa Huệ Lâm, phát thệ nguyện không cầu công danh, bổng lộc, không kết hôn, không thuê mướn nô bộc.
 
Hai người có duyên gặp gỡ và làm bạn suốt 30 năm. Có lần đôi bạn hẹn nhau đi chơi Thục Châu, đến núi Nga Mi ở Thanh Thành tìm Đạo và xin thuốc. Nhưng hai người mâu thuẫn vì Viên Quan muốn đi qua Trường An nên chọn tuyến đường từ Tà Cốc đi ra. Lý Nguyên muốn đi qua Kinh Châu, nên chọn tuyến đường từ Tam Hiệp đi bằng đường thủy. 
 
Cuối cùng vì nể bạn nên Viên Quan đồng ý với Lý Nguyên, họ chọn đường thủy, đến Nam Phổ, thuyền dừng lại ở bên bờ. Họ gặp một người phụ nữ mang thai 3 năm chưa sinh nở đang múc nước ở bên bờ sông.

Viên Quan lúc này mới nói với bạn: “Tôi không muốn đi đường này vốn là sợ gặp người phụ nữ kia, kiếp sau tôi phải chuyển sinh thành con của người phụ nữ này. Cô ấy chưa sinh vì đang đợi tôi đầu thai. Mệnh của tôi hôm nay đã tận, cũng chính là luân hồi chuyển kiếp. Hãy giúp tôi tụng mấy câu bùa chú để tôi mau được đầu thai.

Ông dành thêm vài ngày ở đây chôn tôi dưới chân núi. Sau khi đứa trẻ chào đời được 3 ngày thì ông đến ghé chơi, nếu như đứa trẻ vừa gặp ông đã cười tức là nó có quen biết ông. Nó sẽ qua đời đúng đêm đó và mười hai năm sau, chúng ta sẽ gặp lại nhau vào đêm trung thu, ở chùa Thiên Trúc tại Hàng Châu.
 
Lý Nguyên lúc này hối hận nhưng cũng đã muộn và ông nhất nhất làm theo lời bạn. Sau 3 ngày đứa trẻ sinh, ông đến nhà người phụ nữ và thấy trẻ mỉm cười cười với mình, quả nhiên đêm đó, đứa trẻ cũng qua đời. Lý Nguyên bèn đem câu chuyện kể lại với người phụ nữ họ Vương và chôn cất đứa trẻ.
 
Nai Ha cay cau duoi dia nguc
 
 Đúng như đã hẹn sau 12 năm họ gặp nhau tại chùa Thiên Trúc nhưng Viên Quan nay đang trong hình hài một đứa trẻ chăn trâu. Lý Nguyên chào nói: “Viên Quan, anh có khỏe không?”
 
Mục đồng trả lời: “Anh đúng là người biết giữ chữ tín ước hẹn. Bây giờ chúng ta đi con đường khác nhau, không nên gần nhau nữa. Duyên kiếp của anh vẫn chưa tận, nên hy vọng rằng anh sẽ cố gắng tu hành, nếu có thể cố gắng tận lực tu hành, chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau thôi”.
 
Lý Nguyên khóc vì không còn làm bạn với Viên Quan nữa, trong khi đó Viên Quan vừa cưỡi trâu đi vừa ngâm nga bài “trúc chi từ”.

Khi Lý Nguyên đến trước chùa thì nghe ca là: “Tôi chính là nguyên thần của Tảng Đá Ba Đời. Tôi không còn muốn nói chuyện liên quan đến tình nữa. Thật vui khi một người bạn cũ đã đến thăm tôi. Cơ thể tôi đã đổi thay, nhưng tôi vẫn là tôi”.
 
Khi rời chùa ông lại nghe tiếng ca vọng lên: “Một câu chuyện dài sau khi tôi rời xa thế gian. Khi nói đến duyên tiền định, tôi đã rất đau khổ. Tôi đã tìm quanh núi và sông ở Ngô và Việt, nhưng cuối cùng đã phải quay trở về đèo Cù Đường (một ngọn đèo thuộc Tam Hạp)”.
 
“Tam Sinh Thạch” chính là có nguồn gốc từ trong câu “Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn” mà Viên Quan ca, dựa theo nhân duyên giữa Lý Nguyên và Viên Quan bao gồm Viên Quan, đứa trẻ sơ sinh, đứa trẻ cưỡi trâu, vừa đúng là ba đời.

Vì thế, người đời sau gọi tảng đá lớn ở bên sông chỗ hai người gặp nhau khi xưa là “Tam Sinh Thạch” (Đá Ba Đời) để nhắc nhở về mối duyên và những lời hứa hẹn gặp gỡ của hai người bạn thân. Và từ đó, Tam Sinh Thạch cũng được dùng để ẩn dụ nhân duyên tiền định.

Ở nơi Âm phủ, dù sông Vong Xuyên, hoa bỉ ngạn, Tam Sinh Thạch, Vọng Hương Đài hay canh Mạnh Bà... đều gợi nhắc cho chúng ta về tình người, về luân hồi trong kiếp sống này. Con người còn phải luân hồi, là bởi con người có vô vàn sai lầm, vô vàn ân hận, vô vàn mất mát, nên phải đi tới kiếp sau để đền bù.

Con người khi còn sống, gặp nhiều khổ nhiều nạn, thì uống một bát canh này, sẽ đem lại một loại cảm giác rất nhẹ nhõm, đây là một cách thực hiện triệt để hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ.
 
(Tổng hợp)
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X