Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Không thả cá, đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo - Lời khuyên của chuyên gia văn hóa

Thứ Sáu, 17/01/2020 11:50 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thay vì đốt vàng mã hay thả cá chép, các hộ gia đình nên chăm chút căn bếp, tích đức hành thiện ngày ông Công Táo là tốt hơn cả.
 
Theo ông Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình nên hạn chế đốt vàng mã hay thả cá chép để bảo vệ môi trường. 
 
Thay vào đó, nên chú trọng tới căn bếp, không khí gia đình và việc tích đức hành thiện, siêng làm việc tốt giúp đời. 

Khong tha ca dot vang ma ngay ong cong ong tao
 

1. Tục cúng ông Công ông Táo xưa và nay có nhiều thay đổi

 
Từ xưa tới nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt duy trì tục cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. 
 
Trước đây, có thể do đời sống nông nghiệp là chủ yếu, việc cúng lễ còn có ý nghĩa khép lại năm cũ, sửa soạn nhà cửa làm lễ tất niên, đón rước tổ tiên về ăn Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới.
 
Việc tôn thờ ông Công, ông Táo ở nước ta đã có từ mấy nghìn năm, được truyền nối từ đời này sang đời khác, với mục đích sâu xa là nhắc nhở mọi người biết sống theo đúng luân thường, đạo lý từ gia đình đến khi ra ngoài xã hội. 
 
Dân gian tin rằng luôn có những vị thần linh theo dõi, ghi chép công việc hàng ngày của mỗi người, nên muốn có cuộc sống an vui, thịnh vượng thì con người phải tránh làm điều ác, siêng làm điều thiện, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 
Ngày nay, do công nghiệp phát triển nhanh làm thay đổi đời sống vật chất, các giá trị văn hóa truyền thống bị phai nhạt. Xã hội ngày càng ưa chuộng hình thức hơn, ít quan tâm đến giá trị tinh thần trong ngày cúng ông Công ông Táo.
 

2. Việc đốt vàng mã và thả cá dịp lễ ông Công ông Táo

 
Dot vang ma ngay ong cong ong tao
 
Việc cúng lễ thần linh, phật, thánh, tổ tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm cầu nguyện, "lễ bạc, lòng thành" là tốt nhất. 

Việc thả cá chép để đưa ông Táo về trời ở miền Bắc hoặc đốt ngựa giấy, tranh giấy ở miền Nam chỉ là xưa bày ra vậy nên ngày nay làm theo thôi. 
 
Quan niệm dân gian là thả cá chép cung cấp phương tiện cho ông Táo về trời, chứ không có ý nghĩa phóng sinh như trong Phật giáo.
 
Ngày nay ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở các đô thị ngày càng trầm trọng. Việc thả cá thả cả túi ni lông xuống ao hồ vô tình khiến môi trường càng thêm ô nhiễm.
 
Vì thế, vào ngày cúng ông Táo, người dân không nên thả cá đốt vàng mã. Đốt vàng mã phải được xem là hủ tục mà mỗi người cần có ý thức loại bỏ.
 
Còn việc phóng sinh, cần hiểu đúng theo ý nghĩa ban đầu là con người gặp vật nuôi quý hiếm bị bắt, bị nạn thì tìm cách giải thoát, cứu nạn rồi thả về môi trường tự nhiên. 
 
Hoặc nếu muốn phóng sinh thì nên mua lại những loại chim, cá sắp bị giết thịt rồi thả về tự nhiên. 
 
Việc mua các loài vật, nhất là loài gây hại môi trường và mang thả xuống sông, hồ thì không phải là phóng sinh mà còn làm hại tự nhiên. 
 
Vì thế, theo chuyên gia văn hóa Trần Đình Sơn, không nên thả cá hoặc phóng sinh trong ngày cúng ông Công, ông Táo. 

Xem thêm:

Cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp
Thả cá phóng sinh trong ngày ông Công, ông Táo là việc vô cùng ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách, tăng thêm phúc lộc cho bản thân và

Tha ca chep ngay ong cong ong tao
 

3. Lời khuyên từ chuyên gia văn hóa

 
Nhiều nghi lễ trong ngày ông Công, ông Táo trước đây được sinh ra từ đời sống nông nghiệp, nhưng đời sống hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp, nên từ bỏ. 

Với tất cả những ý nghĩa trên, theo ý kiến chuyên gia, không nên thả cá đốt vàng mã ngày ông Công ông Táo.
 
Thay vì đốt vàng mã, mua cá về thả sông..., mỗi người nên chăm chút cho căn bếp nhà mình, chú trọng không khí gia đình đầm ấm.
 
Ngày ông Công, ông Táo có ý nghĩa rất quan trọng với căn bếp của mỗi gia đình. Trong bếp nên dành một chỗ nhỏ thờ các vị này, sao cho vừa ấm cúng, vừa không quá tốn kém. 
 
Mỗi khi thành viên trong gia đình nhìn thấy sẽ có ý thức vun đắp cho căn bếp cũng như bữa ăn gia đình. 
 
Thay vì lo sắm sửa mâm cao cỗ đầy, mỗi gia đình nên cùng làm bữa cơm đơn giản để có nhiều cơ hội trò chuyện với nhau bên bếp lửa, cùng nhau ăn bữa cơm sau những ngày bận rộn.
 
Mỗi nhà chỉ nên sắm một tuần trà, ít hoa quả, bánh kẹo để làm lễ cúng ông Công, ông Táo, không nên bày cỗ bàn linh đình. Bởi tục thờ ông Công, ông Táo là để nhắc nhở mỗi người sống lương thiện, hướng về ông bà, tổ tiên.

Bạn có biết: CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐẾN LỄ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO?

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X