Mục lục (Ẩn/Hiện)
Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta lại tất bật làm cơm cúng Táo quân lên chầu trời. Táo quân còn được coi là vị thần Bếp, chính vì vậy nhiều người quan niệm rằng phải cúng Táo quân ở bếp mới là đúng.
1. Cúng Táo quân ở bếp là chuẩn nhất
Ngày 23 tháng Chạp âm lịch hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Cúng ông Công ông Táo là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng.
Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị đón năm mới, đón Tết.
Theo quan niệm dân gian, Táo quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo quân bao gồm 2 ông và một bà cũng là tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt ngày xưa. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp bởi đó là nơi giữ lửa, giữ sinh khí của cả nhà. Táo quân – vị thần Bếp sẽ chính là người biết hết mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.
Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị đón năm mới, đón Tết.
Hàng năm, cứ 23 tháng Chạp là Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng nhà. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ mong muốn một năm mới vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ và văn khấn ông Công ông Táo chỉn chu để tiễn các Táo lên chầu Trời.
Vì sao ông Công ông Táo phải lên chầu trời trong sáng ngày 23?
Cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là tục lệ quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Theo
Cúng tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là tục lệ quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Theo
Truyền thống từ xa xưa cho rằng, bàn thờ cúng ông Công ông Táo nên đặt ở trong bếp, vị trí trên hoặc bên cạnh bếp đều được. Chính vì vậy, mâm cơm cúng Táo quên nên được đặt ở ban thờ riêng của các Táo, tức là ở trong bếp.
Tuy nhiên, ngày nay, việc thờ cúng đã được đơn giản hóa đi nhiều, nhiều nhà không có bàn thờ ông Táo riêng nên họ chuẩn bị 2 mâm cơm cúng, một mâm đặt trong khu vực bếp và một mâm thắp hương tại ban thờ Thần Linh, gia tiên.
2. Có nên cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên?
Các nhà nghiên cứu cho rằng không nên cúng Táo quân trên bàn thờ gia tiên vì thực chất ông Công, ông Táo là 2 vị thần khác nhau. Ông Công hay còn gọi là Thổ thần là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo hay còn gọi là ông Đầu rau là vị thần cai quản chuyện bếp núc trong gia đình.
Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
3. Góc nhìn thời hiện đại
Người ta cho rằng ông Công và ông Táo đều là thần linh, đã là thần linh thì phải được thờ cúng cẩn thận. Nếu có ban thờ riêng thì thắp hương cúng lễ ở ban thờ riêng, còn việc cúng lễ ở nơi mà thần linh cai quản chỉ là tạm thời, chưa chắc lễ cúng đã đến được tay thần linh.
Tùy theo quan niệm dân gian của từng địa phương mà việc cúng ông Công ông Táo ở đâu có nhiều khác biệt. Với những nơi cho rằng không được làm lễ cúng Táo quân ở bếp, người dân sẽ cúng lễ trên bàn thờ chính của gia đình.
Bàn thờ chính này có thể là bàn thờ thần linh hay bàn thờ gia tiên, trong trường hợp gia đình không có bàn thờ thần linh thì sẽ cúng lễ chung ở bàn thờ gia tiên. Người ta cho rằng bàn thờ là nơi linh thiêng, kết nối giữa 2 thế giới âm dương, là nơi để người trần giao tiếp với thần linh, đó mới là nơi để làm lễ cúng.
Tuy nhiên, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương. Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì.
Trên đây là những lý giải cho nội dung Cúng ông Công ông Táo ở đâu mới chuẩn. Mong rằng chúng hữu ích dành cho bạn!
Tin bài cùng chuyên mục:
Trên đây là những lý giải cho nội dung Cúng ông Công ông Táo ở đâu mới chuẩn. Mong rằng chúng hữu ích dành cho bạn!
Tin bài cùng chuyên mục: