8 điều thú vị về ngày Lễ Ông Công Ông Táo có thể bạn chưa biết

Thứ Hai, 25/01/2016 14:56 (GMT+07)

Ai cũng biết người Việt mình có ngày lễ ông Công ông Táo lên chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Thế nhưng lại có những điều vô cùng thú vị mà có thể bạn chưa biết. Lichngaytot.com sẽ tiết lộ 8 điều cực kỳ hay ho về ngày lễ này.

 

1. Ông Công ông Táo không chỉ có “quốc tịch” Việt Nam


Không chỉ ở Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Đài Loan hay Singapore, ngày 23 tháng Chạp lễ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa là ngày cúng các vị thần Bếp và cũng là ngày Tết đầu tiên để chào đón năm mới. 

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cũng có tục lệ thờ cúng ông Công ông Táo 


2. Cá chép không phải là “phương tiện” duy nhất của ông Công ông Táo


Ở miền Bắc Việt Nam thì các Táo sẽ lên chầu Trời bằng cá chép, nhưng ở miền Trung và các nước Trung Quốc hay Đài Loan thì các Táo sẽ cưỡi ngựa giấy.
 

3. Đồ cúng phong phú


Đồ cúng của người Việt gồm mũ, áo, hài Táo quân và đồ cúng là hoa quả, lễ mặn. Đồ cúng Táo quân của người Trung Quốc lại là nước, bánh kẹo, đậu nành và thức ăn gia súc (dành cho ngựa của các vị thần Bếp).
 

4. Kẹo ngọt là thứ không thể thiếu trong Lễ cúng

Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng có kẹo ngọt

Lễ cúng thần Bếp (hay cúng ông Táo ở Việt Nam) của cộng đồng các quốc gia Hoa ngữ đều có một loại kẹo kéo (hoặc mạch nha) cực kỳ ngọt, với ý nghĩa thần Bếp sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về gia đình.

Thậm chí người Trung Quốc còn đặt chiếc kẹo này vào miệng của thần Bếp (giấy) nữa đấy. Lễ cúng của người miền Nam Việt Nam cũng có kẹo vừng đen và món “cò bay, ngựa chạy”.
 

5. Sự tích về Táo quân “made in China”


Sự tích Táo quân của người Việt là sự tích về “2 ông, 1 bà” nhưng sự tích thần Bếp của Trung Quốc lại là “2 bà, 1 ông” đấy, bạn ạ!

Ngoài ra, sự tích Táo quân của Việt Nam cũng có rất nhiều “phiên bản” đó.
 

Lý giải bất ngờ về PHƯƠNG TIỆN của ông Táo
(Lichngaytot.com) Theo truyền thuyết, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu Trời, và khi làm lễ cúng ông Công ông Táo người ta

6. May mắn trong năm mới của gia đình phụ thuộc vào “báo cáo” của các Táo

Ngọc Hoàng dựa vào báo cáo của các Táo để xem xét

Trong văn hóa của nhiều quốc gia nói tiếng Trung, các Táo đều có trách nhiệm bảo vệ cho gia đình và quán xuyến nhà bếp, lắng nghe mọi hành động tốt xấu của mọi người trong gia đình để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó mà quyết định phúc lộc, may mắn hay trừng phạt đối với từng gia đình trong năm mới.
 

7. Tục dựng cây nêu


Trước đây, người Việt còn có tục dựng cây nêu ngày Tết vào đúng lễ Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp.

Vì kể từ ngày này Táo quân về trời và vắng mặt cho tới tận đêm Giao thừa thì ma quỷ sẽ lẻn về quấy nhiễu nhà cửa nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Hiện giờ, một số vùng miền Trung vẫn còn giữ truyền thống này đấy.
 

8. Mở cửa bếp đón thần Bếp

Với người Trung Quốc, họ luôn nhớ mở cửa bếp để đón thần Bếp trở về nhà vì theo truyền thống thần Bếp sẽ về ăn Tết cùng gia đình cùng với tất cả các vị thần khác.

Tết ông Công ông Táo ở một số quốc gia có đôi nét khác nhau nhưng nó vẫn chứa đựng những điều đặc biệt nhất của văn hóa phương Đông và hơn nữa nó còn mang ý nghĩa ấm áp về gia đình đối với tất cả mọi người.