Phong thủy học cổ đại cho rằng, “sơn hoàn thủy bao hữu khí” (núi vây NƯỚCvòng uốn lượn có khí) mới là đất quý. Người xưa lại có câu, “sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (núi quản con người, nước quản về tiền của). Do vậy, nước và núi đều là những nhân tố tụ khí dưỡng nhân. Chúng đem lại cho con người tài lộc, may mắn.
(Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, sơn và thủy có thuận hay không cũng cần được xem xét theo các tiêu chuẩn nhất định. Thủy phải uốn lượn, rộng rãi. Sơn thì phải trùng trùng điệp điệp và có cây. Nếu là hoang sơn (núi trơ trọi), trực thủy (thế nước không quanh co, uốn lượn) thì là “cùng sơn, ác thủy”.
Theo thuyết phong thủy, sơn tĩnh là âm, thủy động là dương. Có âm có dương thì cuộc sống mới sinh sôi, phồn thịnh. Sơn nhiều thủy ít hoặc ngược lại thì thái cực không cân bằng.“Sơn hoàn thủy bao” chính là “lâm hoàn thủy bao”. Nếu có “sơn hoàn” (núi vây) mà không cây cỏ thì trường khí tại đó không tốt, không đem lại tài lộc cho con người. Địa thế “lâm hoàn thủy bao” một phần có thể do con người tái tạo. -> chỗ này là vai trò của cây rừng - LÂM, viet nhấn mạnh thêm chút hoặc rõ raNgày nay, khi xây dựng đô thị, người ta luôn chú trọng tới việc xây dựng đô thị văn minh, có thế “lâm hoàn thủy bao”. Địa thế này không những mang lại lợi ích mà nó tạo cảm giác gần gũi giữa thiên nhiên với con người. (Theo Phong thủy thực vật)