Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ngũ nhạc là gì? Nó đóng vai trò thế nào trong nhân tướng học?

Thứ Bảy, 08/06/2013 01:00 (GMT+07)

1. Ngũ nhạc là gì?


Trong nhân tướng học, người ta chia các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 phần và gọi chung là ngũ nhạc. Căn cứ vào hình dáng, vị thế của chúng mà đoán tương lai, quá khứ của con người.

Vị trí của ngũ nhạc

Về nhân tướng học, ngũ nhạc gồm có:

- Trán được gọi là Nam nhạc.

- Cằm được gọi là Bắc nhạc.

- Lưỡng quyền trái (gò má trái) được gọi là Đông nhạc.

- Lưỡng quyền phải (gò má phải) được gọi là Tây nhạc.

- Mũi được mệnh danh là Trung nhạc.

2. Điều kiện tối thiểu của ngũ nhạc


Điều kiện tối thiểu của ngũ nhạc là phải có sự cân xứng, hài hòa và liên hoàn giữa các nhạc. Như thế mới khiến cho long mạch (nguyên khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt đẹp. Trong ngũ nhạc, Trung nhạc là chủ yếu, là trung tâm của cả hệ thống nên khí thế của nó phải bao trùm tất cả các nhạc khác. Theo sự quy định của tướng thuật, mũi là trung tâm của khuôn mặt, tượng trưng cho phần nhân sự trong tam tài (trán, mũi, cằm tương ứng với trời, con người và đất) nên được gọi là long mạch.

Về phương diện xem tướng, ngũ nhạc tối kỵ 3 khuyết điểm sau:

- Trung nhạc bị khuyết, quá thấp hay quá nhỏ, không có sự cân đối, hài hòa so với các nhạc khác.

- Mũi tốt mà trán, cằm, lưỡng quyền không hài hòa, cân xứng thì coi là không đáng kể.

- Một hay nhiều nhạc khác bị lệch hoặc không cân xứng ảnh hưởng đến tổng thể chung của ngũ nhạc.

Phạm vào 3 khuyết điểm nói trên, thuật xem tướng cho rằng long mạch không có thế, khiến cho long mạch không phát huy được .

Đông và Tây nhạc (2 lưỡng quyền) cần phải phối hợp tương xứng với trung nhạc. Đối với đàn ông thì lưỡng quyền cần phải cao, nở và chắc chắn. Tối kỵ nhỏ, nhọn và lộ xương, lẹm góc, cao hơn các bộ vị của trung nhạc.

3. Sự khuyết hãm của ngũ nhạc


Ngoài 3 khuyết điểm căn bản kể trên chung cho ngũ nhạc, mỗi nhạc còn có những khuyết điểm sau:

- Nam nhạc bị coi là khuyết hãm khi tóc mọc lởm chởm hay quá thấp khiến cho trán thấp, tóc mọc che lấp 2 bên khiến trán hẹp; trán có các vết hằn bất thường; xương đầu lộ, không cân xứng; xương trán lồi...

- Trung nhạc bị coi là khuyết hãm khi Sơn Căn (phần gốc mũi, nằm ở khoảng giữa 2 đầu mắt) bị gãy, có vết hằn, có nốt ruồi; sống mũi bị thương tích thành sẹo, lệch, lồi lên lõm xuống; lỗ mũi bị lộ và hướng lên trên; mũi nhỏ và ngắn; 2 cánh mũi không nổi cao.

Nếu mũi cao thì rất tốt. Tuy nhiên, 4 bộ phận khác thuộc về ngũ nhạc mà không hài hòa, cân xứng thì cuộc sống của người đó thường nghèo khổ, thành bại thất thường.

- Đông và Tây nhạc bị coi là khuyết hãm khi 2 lưỡng quyền bị lõm xuống, nhỏ và nhọn, trơ xương, có nhiều vết sẹo hay nốt ruồi, tàn nhang rõ rệt; lưỡng quyền thấp, nhỏ, không có khí thế (không có xương ăn thông sang khu vực tai); 2 lưỡng quyền cao thấp không đều...

- Bắc nhạc bị coi là khuyết hãm khi xương quai hàm nhọn, hẹp; cằm lệch; môi dày, mỏng không đều; nhân trung (phần ngấn rãnh môi trên thẳng từ mũi xuống) nông cạn hoặc lệch; mép miệng trề xuống... Nếu là đàn ông mà không có râu, ria hoặc có nhưng màu vàng và khô cũng bị coi là khuyết hãm phần bắc nhạc.

Nếu mỗi nhạc đều tránh được các khuyết điểm trên là ngũ nhạc hoàn hảo.

(Theo Xemtuvi)

Tin cùng chuyên mục

X