1. Nguyệt thực một phần ngày 16/7/2019
Nguyệt thực một phần là gì?
Hiện tượng Nguyệt thực một phần xảy ra khi những hành tinh này gần như nằm trên một đường thẳng: Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng.
Lúc này, chúng ta ở trên Trái Đất sẽ thấy rằng ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.
Nguyệt thực một phần tại Việt Nam ngày 16/7/2019
Nguyệt thực một phần ngày 16/7/2019 (theo giờ quốc tế) nhưng lại là đêm 17/7 theo giờ Việt Nam.
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, những ai ở Việt Nam có thể quan sát được nguyệt thực lần này bắt đầu từ sau nửa đêm. Cụ thể, nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 01:43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 03:01, nguyệt thực đạt cực đại ở Việt Nam lúc 04:30. Mặt Trăng lặn lúc 05:28, trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.
Thời gian quan sát tốt nhất sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng.
Diễn biến chung nguyệt thực một phần ngày 16/7/2019
Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực Châu Âu, Châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam), và Ấn Độ Dương.
Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.
Hiện tượng thiên văn tháng 7 khép lại bằng trận mưa sao băng Bảo Bình δ (Delta Aquarid) với khoảng 20 vệt một giờ tại cực đỉnh vào đêm 29, rạng sáng 30/7. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời. T
2. Một số hiện tượng Thiên văn cuối năm 2019
1. Ngày 14/8: Mưa sao băng
Trong thời gian cuối năm này có tới 2 trận mưa sao băng:
- Mưa sao băng lớn nhất là Persides (đạt cực đại đêm 13 rạng sáng ngày 14/8)
- Mưa sao băng Geminids (đạt cực đại vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/12) có thể lên tới 80-100 vệt sao băng một giờ, là cơ hội lý tưởng cho người quan sát trong điều kiện thời tiết tốt.
Ngoài 2 trận mưa sao băng này, trong năm còn diễn ra nhiều trận mưa sao băng khá và trung bình khác. Xem thêm: Infographic: Bản đồ sao chiêm tinh - Cấu trúc và kiến thức cơ bản
2. Ngày 11/11: Sao Thủy đi qua Mặt Trời
- Sao Thuỷ sẽ di chuyển ngay phía trước Mặt Trời từ hướng nhìn của Trái Đất. Đây là hiện tượng thiên văn vô cùng hiếm gặp, sau đó dự kiến đến 2039 người chúng ta mới có cơ hội quan sát lại hiện tượng này lặp lại.
Cũng giống như nhật thực, người quan sát phải dùng kính chuyên dụng hoặc quan sát gián tiếp. Đáng tiếc, Việt Nam không thể qua sát sự kiện này.
3. Ngày 26/12: Nhật thực bán phần
Vào trưa 26/12, người yêu thiên văn từ Việt Nam sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh mặt trăng "ăn" mặt trời với điểm cực đỉnh vào 12 giờ 31 phút.
4. Ngày 28/12: Sao Kim to lớn và rực sáng cạnh "trăng lạnh" lưỡi liềm
MiMi (Tổng hợp)