(Lichngaytot.com) Bạn có thể sắp xếp lại lịch trình của mình trong cả năm để có dịp được ngắm nhìn những mưa sao băng này rơi và gửi những ước nguyện của mình theo nó.
Từ lâu, mọi người thường gửi gắm điều ước của mình khi nhìn thấy sao băng rơi vì tin vào điều bí ẩn về nó. Nhưng ít ai biết được có bao nhiêu sao băng kinh điển xuất hiện mỗi năm.
Mưa sao băng Geminids
Dịp cuối năm ai cũng trông ngóng để được ngắm mưa sao băng Geminid. Về bản chất, chúng vốn là các mảnh thiên thạch của sao chổi 3200 Phaethons bay vào khí quyển Trái đất.
Mưa sao băng Geminids được cho là xuất phát từ chòm sao Song Tử xuất hiện vào giữa tháng 12 ở độ cao 100km so với mặt đất. Khi mưa đạt đỉnh, chúng ta có thể quan sát từ 50 tới 100 vệt sao băng mỗi giờ.
Điểm thú vị của Geminids, đó là sự xuất hiện của các quả cầu lửa “gặm Trái đất” (Earthgrazer). Chúng là các vệt sao băng phát sáng bay ngang và gần như trùng lặp vào đường chân trời. Bạn không cần kính thiên văn để ngắm nhìn chòm sao này mà chỉ cần chọn địa điểm hợp lý là được.
Mưa sao băng Leonids
Cơn mưa này xuất phát từ chòm sao Sư Tử (Leo) và được đặt tên là Leonids xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm (thường từ ngày 13/11 – 21/11).
Những vệt sao băng thường tỏa ra thành chùm như bờm sư tử và là cơn mưa sao băng duy nhất trong năm có khả năng gây ra “bão”. Thông thường, theo chu kì 33 năm, mưa sao băng Leonids sẽ lớn bất thường, khi đạt đỉnh có thể mang tới hàng nghìn sao băng bay vào bầu khí quyển.
Những vệt sao băng thường tỏa ra thành chùm như bờm sư tử và là cơn mưa sao băng duy nhất trong năm có khả năng gây ra “bão”. Thông thường, theo chu kì 33 năm, mưa sao băng Leonids sẽ lớn bất thường, khi đạt đỉnh có thể mang tới hàng nghìn sao băng bay vào bầu khí quyển.
Việc quan sát sẽ tốt hơn khi có sự hỗ trợ bởi kính thiên văn. Tuy nhiên, khi nhìn bằng mắt thường, người quan sát vẫn có thể thấy được độ sáng đặc biệt khi hai thiên thể này ở liền nhau.
Mưa sao băng Perseids
Perseids cùng với Geminids là một trong 2 trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Cái tên Perseids có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, gắn liền với Á thần Perseus. Trong tiếng Việt, hiện tượng này có biệt danh rất mỹ miều là Anh Tiên.
Mưa sao băng Perseids thường xuất hiện từ giữa tháng 7 và đạt đỉnh vào giữa tháng 8. Ngay từ năm 36, hình ảnh về sao băng này đã được người Trung Hoa cổ đại ghi lại. Tới năm 1865, con người đã tìm ra gốc tích của hiện tượng này.
Điểm đặc biệt của Perseids là tần suất xuất hiện của quả cầu lửa (fire balll) rất cao. Theo đó, mưa sao băng Perseids là do các mảnh vỡ của sao chổi 109P/Swift-Tuttle (S-T) rơi vào khí quyển mà tạo thành. Khi đạt đỉnh, chúng ta có thể quan sát khoảng 60 vệt sao băng rơi mỗi giờ trong trận mưa sao băng Perseids.
Để chiêm ngưỡng được trọn vẹn trận mưa sao băng Persides, người xem không cần sử dụng ống nhòm hay kính thiên văn, mà mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất.
Mưa sao băng Quadrantids
Quadrantid là một trân mưa sao băng nhỏ, hàng năm kéo dài từ cuối tháng 12 đến tuần thứ 2 của tháng 1. Khi mưa sao băng này đạt đỉnh, bạn có thể quan sát tới 100 vệt sao mỗi giờ.
Không giống với những cơn mưa sao băng khác - thường có đỉnh điểm kéo dài trong khoảng hai ngày, đỉnh điểm của mưa sao băng Quadrantid chỉ kéo dài trong vài giờ và không dự đoán chính xác được thời điểm xảy ra.
Mưa sao băng Quadrantid không nổi tiếng như các trận mưa sao băng khác, chẳng hạn như Geminids và Orionids, bởi vì cơn mưa này mờ nhạt và dễ bị bỏ lỡ hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn tạo ra những quả cầu lửa với chiếc đuôi khổng lồ và phát sáng làm nổi bật đường đi của các hạt mưa trên bầu trời. Điểm làm nên sức hấp dẫn của Quadrantids, đó chính là nguồn gốc có phần bí ẩn của mưa sao băng này.