Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Quy tắc bàn tiệc của cổ nhân: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu"

Thứ Năm, 07/07/2022 16:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những quy tắc bàn tiệc của cổ nhân sau đây thể hiện giá trị nhân sinh sâu sắc mà chúng ta có thể tham khảo và áp dụng vào cuộc sống hiện đại nếu thấy phù hợp.

Người xưa có rất nhiều phép tắc nghiêm ngặt đòi hỏi mọi người phải tuân theo. Một trong những quy tắc bàn tiệc của cổ nhân mà không phải ai cũng biết đó là: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu".

Vậy những điều cần tránh được nên trên đây cụ thể là như thế nào?

1. Ăn tránh ba

 
Ý nghĩa: Lời này có ý là không được đặt 3 món, bày 3 mâm cỗ khi có khách đến nhà chơi nhà. Nếu đãi khách 3 món hay bày 3 mâm cỗ tức là không tôn trọng khách.

Lý giải: Câu nói xuất phát từ đất nước Trung Hoa - một đất nước vốn nổi tiếng với các lễ nghi và yến tiệc, họ đề cao việc tiếp đãi khách sao cho sang trọng nhất có thể. Điều này không chỉ để thể hiện tôn trọng khách mà còn cho thấy chủ nhà là người hiểu biết.

Theo đó, theo cổ nhân số 3 là số được xem là kiêng kỵ trong việc sắp xếp bàn ăn. Nếu như chiêu đãi khách mà bày đồ ăn ra 3 món hay 3 mâm, khó tránh khỏi tạo cảm giác rằng chủ nhà đang tế tự, cái này giống như là người ta cầm 3 nén hương cắm ở trước mặt vậy. Việc này vì thế được xem là nên kiêng kỵ.

Đồng thời, trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, mọi thứ đều hướng đến sự hoàn hảo, hạnh phúc, luôn đề cao sự thành đôi, thành cặp, cái gì cũng có đôi, ưu tiên số chẵn

Cũng tương tự như việc thắp hương chỉ dùng số lẻ thì bàn tiệc đãi khách với số món lẻ sẽ được coi là điều không tốt, không may. Thực tế là ở Trung Quốc thời thượng cổ, đồ cúng lễ là ba món, thường sẽ là lễ "tam sinh" hay ba loại gia súc.
 
Do vậy, đãi khách với ba món ăn được hiểu là không tôn trọng khách. Do vậy, bàn tiệc với số món lẻ sẽ được coi là nhạo báng khách tới chơi nhà.

Một lý do khác đó là cổ nhân rất thích những từ đồng âm mang lại ý nghĩa may mắn, nhưng "Tam - ba" cùng "Tán - tản ra" là đồng âm, dường như là chỉ yến tiệc tan rã trong buồn bã, có ý tứ là giải tán ngay lập tức. Trong khi đó, mở tiệc là để được sum họp quây quần, kết nối tình cảm mà lại làm ra thứ có ngụ ý ly tán thì quả là không nên. 
 
- Lưu ý: Quy tắc tránh số 3 trên bàn ăn chỉ áp dụng cho các dịp lễ hội hay chiêu đãi khách. Đối với các bữa ăn trong gia đình thì không quá câu nệ, vẫn có thể 3 món hoặc số lẻ như bình thường. Nhìn chung quy tắc như trên chỉ sử dụng trong các bàn tiệc có mời khách mà thôi. 

Hà cớ gì cổ nhân có câu “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”
Phật dạy “lời nói do tâm tính sinh ra”, người có tâm tốt thì vận mệnh tươi sáng, tâm địa xấu xa ắt bị trời chu đất diệt. Vậy mới nói, muốn biết vận mệnh một
 
quy tac ban tiec cua co nhan
 

2. Đũa tránh năm


Ý nghĩa: Đũa tránh năm không phải có ý là yến tiệc không được chuẩn bị năm đôi đũa, nên để đũa phải đều nhau. Đây là ý nghĩa tượng trưng phản ánh một hệ thống nghi lễ Trung Hoa xung quanh đôi đũa.

Lý giải: Trong quy tắc bàn tiệc của cổ nhân thì luôn ý niệm về sự cân bằng âm dương và tôn trọng quy luật tự nhiên. Trong khi đó một đôi đũa cũng được coi là một cặp âm dương. Một cặp đũa chỉ khi phối hợp với nhau mới phát huy tối đa tác dụng.

Trên bàn ăn, sự tương xứng và đầy đủ của đũa vừa được coi là sự chúc phúc vừa là sự tôn kính với người dự tiệc.
 
Điều này có nghĩa là tuy khách mời có vai vế không giống nhau, tuổi tác cũng không tương đồng, thế nhưng một khi đã ngồi chung bàn ăn cơm, thì bát đũa và các loại đồ ăn nhất định phải giống nhau.

Sự thống nhất này nhằm đảm bảo rằng các vị khách không có cảm giác bị phân biệt đối xử, nếu không họ sẽ không cảm thấy vui khi dùng bữa, dễ có tiếng ra tiếng vào, bàn tán không hay về người chủ bữa tiệc.

Hơn nữa, bởi vì đũa đều phải có một đôi mới sử dụng được, nếu như làm thành số lẻ thì không phải là lấy dư, mà là chuẩn bị chưa đầy đủ, thể hiện chủ nhà tắc trách, xếp đặt mọi thứ chưa được hoàn hảo, có chỗ thiếu sót.
 
Lưu ý:
  • Trước và sau mỗi bữa ăn, bát đũa phải đặt ngay ngắn, không nên dài ngắn khác nhau, tránh để vung vãi.
  • Tránh việc đũa dài ngắn không đồng đều - báo trước tai họa sẽ đến, làm cho người khác có cảm giác không được tôn trọng, khó tránh khỏi sẽ liên tưởng đến “chuyện không may”.
  • Kiêng kỵ dùng đũa để gõ chén, bát.
  • Không nên cắm đũa ở trên bát cơm.  

3. Tiệc tránh sáu 

quy tac can tranh tren ban an

 Những quy tắc bàn tiệc của cổ nhân khá nghiêm ngặt


- Ý nghĩa: Lời này có ý là trong một bàn tiệc không nên có 6 người cùng ngồi chung. Việc này người xưa cho rằng là điềm báo xui xẻo.

- Lý giải:

+ Lý do thứ 1: Khi có 6 người cùng ngồi xuống một bàn tiệc hình tròn, bầu dục hoặc bàn Bát Quái (tám cạnh) sẽ làm chúng ta liên tưởng tới hình ảnh con rùa với đầy đủ đầu, đuôi và bốn chân. Theo quan niệm người xưa, thế "con rùa đen" này sẽ không mang lại điềm tốt cho gia chủ cũng như mọi người. Vậy nên, họ đưa ra lời khuyên rằng nên tìm cách để tránh trường hợp này xảy ra để tránh trường hợp gặp chuyện chẳng lành. 
 
+ Lý do thứ 2: Trong âm Hán số sáu là “lục” đồng âm với “lạc”. Hơn nữa, thế ngồi sáu người quanh bàn sẽ tạo thành cụm từ chỉ sự sa ngã, rơi rụng, ý chỉ đồ ăn bị vương vãi, thừa thãi - điều này được xem là lãng phí, không tốt. Do đó, việc tránh số 6 trong bàn tiệc cũng là để tránh lãng phí, tận dụng tối đa không gian bàn tiệc cũng như đồ ăn. 
 
- Lưu ý: Người xưa sắp đặt buổi tiệc, bàn bát tiên phù hợp để ngồi tám người, khách đến sẽ tự động ngồi cho đủ bàn, nếu như xuất hiện rất nhiều bàn "con rùa đen", cho thấy sự thiếu chu đáo của gia chủ.

Nếu trong một bữa tiệc có dư ra sáu người, để thể hiện sự tôn trọng chủ nhà thì khách sẽ chủ động ngồi cho đầy ba mặt, tránh việc ngồi tạo thành hình "con rùa đen".

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X