Con người ta thật nực cười, chẳng bao giờ nhớ tới công lao bố mẹ nuôi nấng mình mấy chục năm trời nhưng cứ hễ một chút đau khổ, tuyệt vọng, nghĩ rằng mình cùng đường rồi đòi tự tử chỉ vì thất tình, bị gia đình cấm cản chuyện yêu hay thậm chí là làm ăn thua lỗ.
Hãy nghĩ thử xem bố mẹ là người yêu thương, chăm bẵm bạn hết lòng rồi lại nhận về nỗi ám ảnh, đau đớn vào những ngày tháng cuối đời chỉ vì một đứa con mình tự tử. Điều đó là xứng đáng với công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ hay sao?
Mà vốn sinh ra trong kiếp người này thì ai chẳng khổ, mà cứ đến tận cùng đau khổ lại quyên sinh thì thế gian này còn mấy người sống? Ngược lại, nếu cả 100 năm sống trên đời, con người sống thoải mái, chẳng cần gì cũng có cuộc sống sung sướng, thong dong, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ thì còn chút ý nghĩa gì nữa không?
Tới đây làm tôi nhớ tới những gì Đức Phật từng nói về việc chúng ta rất khó có được cơ hội trở thành người giống như có một con rùa mù sống vô lượng kiếp trong lòng biển, cứ 100 năm mới trồi lên mặt nước một lần. Trên biển lại có một khúc gỗ nổi lênh đênh, trôi dạt theo sóng nước. Trên khúc gỗ ấy có một cái lỗ. Con rùa mù kia muốn chui đầu vào được cái lỗ ấy chính là một việc cực kỳ khó, vạn năm chưa chắc được. Đức Phật cho rằng đắc được thân người trong kiếp này thậm chí còn khó hơn việc ấy.
Qua cay đắng mới trân trọng ngọt bùi
Đời này không phải cứ khổ đau là họa hay ngập trong nhung lụa, bạc tiền mới là phúc. Cuộc sống thay đổi khó lường, có thể cuộc sống xa hoa lại có thể là cái bẫy để ta sống phóng túng, hoang phí, làm hao hụt đi phước báu của về mình trở về 0 và thậm chí là âm nên rất có thể kiếp tới sẽ phải làm kẻ ăn xin nơi đầu đường góc chợ.
Nếu không có những ngày khóc ròng thì sao biết ngày hạnh phúc nó quý như thế nào, nếu không biết mệt mỏi, làm sao thấu được ý nghĩa của sự an nhàn?
Nếu không có rắc rối, không có sai lầm thì ta càng hoang phí thời gian cho việc đi sai hướng. Cũng vậy, nếu như cô gái trên, nếu không bị bỏ, người đàn ông không nói những lời đau đớn để cô chịu buông thì chỉ càng khiến cô sống mụ mị với niềm tin rằng mình đang được yêu. Chính khi họ quay lưng là lúc cô được thức tỉnh rằng cô đã sai quá lâu đấy chứ, vậy là từ nay cần sống thực tế hơn, yêu thương bản thân mình hơn chứ không phải tìm tới cái chết!
Phải chịu được khổ cực và xem đó là đức tính cần có, ta cần gì phải trốn tránh vì nó luôn quanh quẩn suốt cuộc đời mình. Thậm chí, trong vai trò là cha mẹ cũng cần phải dạy con biết chịu khổ bằng cách học hỏi vua Khang Hy nhắc nhở về 3 loại khổ con cái cần trải qua để các con tự trang bị kiến thức cuộc sống, trở nên mạnh mẽ hơn, để khi không có ta ở bên cũng vẫn có thể ngạo nghễ sống mà chẳng sợ hãi điều gì.
Thay đổi thái độ, thay đổi số phận
Tất thảy mọi thứ trên cuộc đời này đều được nhìn qua lăng kính của chính chúng ta. Ví như vẫn là khung cảnh đẹp huy hoàng, tuyệt diệu của thiên nhiên bên vách núi chỉ hiện lên trong mắt ta khi ta muốn ngắm nhìn nó, thế nhưng với một người tự tử thì nó chỉ là vách đá cheo leo, hiểm trở để họ thực hiện hành vi của mình mà thôi.
Trong việc gì cũng vậy, chỉ cần thay đổi góc nhìn, thay đổi thái độ thì mọi sự đã khác hoàn toàn.
Mỗi chú đại bàng bộ lông vũ trở nên nặng nề, mỏ và móng vuốt thì quá yếu khi nó đến tuổi 40. Nếu nó không chịu lột xác trong 150 ngày thì sẽ phải nằm chờ chết.
Sau đó, chúng lại tiếp tục kiên nhẫn chờ những móng vuốt mới đủ sắc bén, đại bàng lại tiếp tục dùng mỏ mới để nhổ bỏ sạch những sợi lông cũ đi.