1. Hay cắt ngang sự tập trung của con
Vậy nhưng ít bố mẹ nào nhận thức được điều này nên họ thường xuyên cắt ngang sự tập trung của con ví dụ thấy chúng chơi đồ chơi nào đó quá lâu thì gọi khiến chúng giật mình. Thực ra khi con tập trung sâu, hoàn toàn vào một việc chúng yêu thích có nghĩa là chúng đang rơi vào trạng thái dòng chảy, sẽ không nghe hãy chú ý đến những thứ đang xảy ra xung quanh, lúc này bố mẹ gọi ăn cơm hay về nhà không được. Giận dữ hoặc trách mắng con là điều không nên trong hoàn cảnh này.
Các chuyên gia Harvard chỉ ra: Khi con đang học tập và vui chơi, cha mẹ không nên ngắt lời hay làm hành động gián đoạn sự tập trung của bé. Nếu người lớn thường can thiệp vào hành động của con, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc khám phá sở thích, còn gây giảm sự tập trung của trẻ.
Nhưng cha mẹ phải nghiên cứu nhiều hơn trước khi rèn luyện sự tập trung cho con cái, tránh làm tổn thương trẻ vì sự thiếu hiểu biết của mình. Trước tiên là cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá thường xuyên (đây là tập trung bị động, không hề tốt). Thứ hai là bố mẹ cần tôn trọng không gian riêng của con để chúng tự xử lý vấn đề của mình.
Nhiều bậc cha mẹ thường can ngăn con cái, thấy con ăn chậm họ nóng ruột muốn đút con ăn nhanh hơn. Thấy con học bài lâu, họ liên tục mắng nhiếc… không cho con cái cơ hội để tự bản thân chúng làm. Thực ra, nếu không được rèn giũa ngay từ nhỏ, trẻ sẽ dễ hình thành thói quen xấu, cẩu thả và hay trì hoãn.
Trên một chương trình truyền hình của Trung Quốc, có một cô bé 4 tuổi đã tự mình hoàn thiện bức tranh xếp hình "Đêm Đầy Sao" của danh hoạ Van Gohn liên tục trong hơn 10 tiếng. Ai cũng bất ngờ vì khả năng tập trung hoàn toàn của đứa bé nhỏ tuổi.
2. Dễ mất kiên nhẫn với con
Thế nhưng vệc dễ mất kiên nhẫn với con, cho đỡ phiền là một trong những sai lầm thường thấy của các phụ huynh, là nền tảng thiếu vững chắc, nguyên nhân khiến con bạn thất bại trong tương lai.
Khủng hoảng cảm xúc là điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng trải qua. Và khó thay, những khủng hoảng này không xảy ra ở một khoảng thời gian nào hay một giai đoạn nào đó cố định, được báo trước để những phụ huynh có thể "đối phó".
Cách tốt nhất chúng ta có thể làm trong thời kỳ này của trẻ là để con được cảm nhận những gì chúng cần phải cảm nhận, ngay cả khi điều đó diễn ra ở nơi công cộng và khiến bố mẹ cảm thấy xấu hổ.
Điều này có nghĩa là khi chúng gào khóc, ăn vạ ở nơi công cộng thì bố mẹ không nên nói những câu như: "Xấu quá" hay "Đừng khóc" mà đơn giản là tĩnh lặng, quan sát những chuyển biến trong cảm xúc của con. Chúng cần phải vượt qua giai đoạn này bằng việc trải nghiệm quá trình học và xử lý rất nhiều thông tin và chúng không biết phải làm gì với tất cả những cảm giác mới xuất hiện này, vì thế việc trải qua những cảm xúc tiêu cực là điều dễ hiểu.
Trong quá trình bọn trẻ khám phá thế giới mới đang mở ra trước mắt mình thì bố mẹ thay vì xấu hổ thì hãy tôn trọng cảm xúc của chúng. Đừng để cảm xúc của mình bộc phát ngay lúc trẻ khóc lóc, mè nheo hay ăn vạ. Đừng dạy chúng che giấu những cảm xúc đó hoặc đè nén chúng vì sợ bị chế giễu.
Vượt qua cảm xúc của mình, hay chỉ đơn giản là tự do khóc ngay giữa nơi đông người là một kỹ năng quan trọng một đứa trẻ cần học được.
3. Nhanh chóng, luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ
Thế nhưng những việc làm mà bạn từng tưởng rằng là để thể hiện tình yêu với con lại là nguyên nhân gây ra những thất bại cho chúng trong tương lai.
Ý chí và sự kiên trì là những phẩm chất rất tích cực của bất kỳ ai. Nhưng hãy nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu bạn luôn được trao mọi thứ mình mong muốn, thậm chí không cần phải yêu cầu. Bạn sẽ chẳng có chút ý chí hay lòng kiên trì nào cả.
Những đứa trẻ luôn được bố mẹ đáp ứng mọi nhu cầu thì khi lớn lên chúng là "gà công nghiệp" trở nên thụ động, không biết cách chiến đấu cho những gì mình cần, và về lâu dài chúng sẽ không biết phải làm gì để có được điều chúng thực sự muốn.
4. Gán những hình ảnh tiêu cực lên con
Và trẻ con cũng vậy, khi bạn gán những hình ảnh tiêu cực, chúng cũng tin đó là sự thật và cuối cùng điều đó "vận" vào cuộc đời của chúng. Những lời nhận xét tiêu cực về con trong lúc tức giận như: Mày ngốc lắm, mày chẳng làm gì nên hồn, con hư, con kém hơn chị,... sẽ là nguyên nhân khiến con bạn thất bại trong tương lai.
Nếu cha mẹ áp đặt con cái bằng góc nhìn hạn hẹp của mình và dán nhãn tiêu cực sẽ chỉ khiến đứa trẻ tự phủ nhận chính mình. Bởi dù có giỏi giang hay cố gắng thế nào, trẻ cũng không nhận được sự công nhận từ những người thân thiết. Về lâu dài, chúng có xu hướng tuyệt vọng và không muốn vươn lên.
Thế nên, để trở thành ông bố, bà mẹ thông thái thì đừng dán nhãn cho con. Nếu trẻ càng hư hay bướng bỉnh theo định nghĩa của bạn có nghĩa là chúng ta càng nên dành nhiều thời gian chăm sóc con hơn, chúng cũng cần được thấu hiểu hơn là chê trách.
Thay vào đó, hãy nói về những điều tích cực, những điều con làm được, khen ngợi quá trình con hoàn thành được một việc gì đó trong ngày. Chính những điều nhỏ bé đó mới là hạt giống tốt, kiến tạo nên con người thành công sau này.
Mỗi khi muốn chê bai khả năng, năng lực của con hãy nhớ về hình ảnh cậu bé Thomas Edison từng bị thầy đuổi học vì “thiểu năng trí tuệ”. Thế nhưng bà mẹ vẫn luôn ở bên động viên, khuyến khích con, giúp ông trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, với những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.
5. Hạn chế cho con vui chơi
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: