1. Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Nhiều người hiểu biết sâu rộng, đọc nhiều sách, nên muốn tỏ ra rằng mình giỏi nên đi đâu cũng nói, cũng khuyên nhủ, cũng chia sẻ, góp ý,... Họ cứ ngỡ rằng mình khôn nhưng hóa ra là dại.
Ví dụ như một người nào đó được xem là chuyên gia trong một lĩnh vực, dường như phát ngôn nào của họ cũng có vẻ có lý. Thế nhưng, khi họ nói quá nhiều, các thông tin bắt đầu có tính mâu thuẫn, đối chọi nhau, người nghe từ tin tưởng dần dần lại cảm thấy hoài nghi, uy tín của họ cũng vì thế mà giảm dần.
Người xưa đã nói: "Họa từ miệng mà ra" vì mọi thông tin đưa ra chỉ có tính tương đối, trong khi những gì mình nói chỉ là góc nhìn một chiều. Nói nhiều, nói dai lại dễ thành nói dại, vô tình rước họa vào thân mà không hay biết.
Chuyện kể lại rằng, câu học trò tên Tử Cầm có lần hỏi Mặc Tử: "Nhiều lời và ít lời, cái nào mới là tốt hơn?".
Mặc Tử ôn tồn đáp: "Con ếch và con ruồi, con thì ộp ộp, con thì vo ve không ngừng suốt đêm, chúng kêu đến khô cả họng, nhưng chẳng có ai muốn nghe.
Còn con gà trống, chỉ khi bình minh mới cất lên tiếng gáy của mình, người trong thiên hạ lại nghe tiếng gáy đó mà thức dậy".
Vậy nên những lời nói tuy ít nhưng đúng thời điểm, chừng mực luôn có trọng lượng hơn là nói nhiều.
1.1 Không nên nói năng tùy tiện
Có câu: "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", tạm dịch là một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Nghĩa là một lời nói ra rồi thì không thể nào rút lại được. Thậm chí, nó còn có sức ảnh hưởng rất lớn, và rất khó lường.
Vậy nên đừng thích nói nhiều mà phải lưu ý nói ít, đủ ý, không nói năng tùy tiện. Điều quan trọng ở đây đó là nói chuyện phải biết lựa chọn thời điểm mà nói. Khi nào lắng nghe, khi nào bắt đầu nói.
Tu dưỡng bản thân chính là cách tạo ra khí chất cho riêng mình, đó mới là người khôn ngoan. Từ đó sẽ hành sự cẩn trọng, không nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ. Trong khi đó, người lắm lời thường là những người nóng nảy, hấp tấp, bộp chộp, rất dễ gây thù chuốc oán.
Kể cả một lời khen cũng phải thực tế, có gì nói nấy, không nịnh hót. Lời hay ý đẹp là khi nói đúng lúc, đúng chỗ mới có thể phát huy được sức hấp dẫn của riêng nó.
Những tiếng ồn cần có trong nhà sau đây mang lại sinh khí cho gia đình bạn mà bao lâu nay bạn từng nghĩ nó là phiền phức, khó chịu vì không nhận ra tầm quan
1.2 Những trường hợp nào không nên nói?
Thành thật là điều tốt nhưng thẳng thắn bất chấp hậu quả là điều không nên. Việc này có thể hại người, thế nên cần có sự khéo léo nhất định, không nên nói lời lạnh lùng, không quan tâm tới cảm xúc của người khác.
Tốt hơn hết đừng vội hứa hẹn khi chưa thực hiện được vì nếu không sẽ mất uy tín. Đôi khi lời hứa nói ra trong lúc đang vui nhưng đến khi không có cơ hội thực hiện sẽ khiến người ta thất vọng.
Thế nhưng một lúc sau, người bạn kia quả nhiên tới như lời hẹn. Vậy mới thấy người xưa giữ chữ tín trong lời hẹn của mình tới mức nào.
2. Làm gì cũng cần có chừng mực
Thế nên, có thể xem chừng mực là thước đo cho chính mình và cả những người xung quanh. Chừng mực trong ăn uống thì khỏe mạnh, chừng mực trong làm ăn thì tránh tổn thất do lòng tham gây ra, chừng mực trong giao tiếp thì có được hòa khí,...
2.1 Giữa người với người cần có chừng mực
Mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp, không phải cứ đối tốt với ai thì họ sẽ tốt lại với ta. Nếu có tình cảm với ai đó quá nhiều cho dù là bạn bè, người thân, vợ/chồng,... sẽ nảy sinh mong muốn người kia phải đáp lại điều tương tự. Đến khi không được lại sinh ra oán giận, hận thù.
Thế nên dù là vợ chồng thì cũng phải "tương kính như tân". Dù sống chung một nhà nhưng cũng cần giữ ý tứ, chừng mực, trật tự trên dưới trong gia đình. Không cần phải khi nào cũng có nhau, chỉ cần chừng mực và vừa phải kẻo làm nhau ngột ngạt, khó chịu. Đôi khi quan tâm thái quá lại có cảm giác bị quản thúc.
Sự hòa hợp giữa vợ chồng là ở cách duy trì mối quan hệ âm thầm, lặng lẽ như kiến tha lâu cũng đầy tổ chứ không phải nóng bỏng, cuồng nhiệt. Cả hai tôn trọng cuộc sống của nhau để vừa có nhau lại vừa có không gian riêng thì ngôi nhà mới trở thành bến đỗ bình yên cho hai ngườ.
Tương tự như thế, nếu anh em trong gia đình, nếu đòi hỏi nhau phải quan tâm, phải có trách nhiệm thì chẳng khác nào sợi dây siết chặt người khác, khiến họ cảm thấy bức bối, khó chịu. Thế mới có câu “xa thương, gần thường” hay “xa thơm, gần thối”.
Nếu gần nhau quá, tưởng là thân thiết nhưng lúc đó chỉ tâp trung vào những khác biệt, khuyết điểm của nhau mà quên mất những ưu điểm trước đó của họ. Cuối cùng lại có cảm giác xem thường mà nếu chỉ xem thường nhau thì rất khó có thể duy trì một mối quan hệ lâu bền.
Cổ nhân có câu: “Càng nồng thì lại càng phai, thoang thoảng hoa nhài mới xài được lâu”. Vậy nên tình cảm chỉ cần "thoang thoảng" thì mới lâu bền.
2.2 Chớ ép người ta tới đường cùng
Hầu hết chúng ta hay phán xét người khác nên bảo dừng ngay việc phát xét, chỉ trích này quả là khó khăn. Thế nhưng hãy học cách để chừng mực hơn trong việc bình luận về một người khác.
Nhất là trên mạng xã hội, chúng ta thấy vô số những kẻ giấu mặt nhận xét ác ý, khi thấy người nào đó sai, họ thường xông vào "xâu xé" khiến đối phương không thể nào ngóc đầu lên nổi. Họ hả hê, tự cho rằng mình đang đứng lên để bảo vệ chính nghĩa nhưng thực ra là tiếp tay cho điều ác.
Thế nên người xưa mới khuyên chúng ta cần cả chừng mực trong việc này. Trước sự cố của một người, hành sự cũng phải đúng mực, chừa cho người khác một đường lui, cũng là chừa cho bản thân đường lui sau này. Vì ai có thể đảm bảo sau này ta có mắc phải sự cố tương tự hay không.
Nhìn chung, cái độ "vừa đủ" này chính là thứ mà ai trong chúng ta cũng nên theo đuổi dù là trong vấn đề tình cảm, tiền bạc hay sự nghiệp. Giữ mọi thứ ở mức vừa đủ sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, trầm ổn, thản nhiên vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: