(Lichngaytot.com) Hãy sớm nhận diện những lý do cuối năm không có tiền dư để bạn biết rút kinh nghiệm và bắt tay thực hành, thay đổi ngay trong những ngày đầu năm mới bạn nhé.
Cuối năm là khoảng thời gian chúng ta thường ngồi lại để tính toán, tổng kết xem mình đã kiếm được bao nhiêu, thu được về những gì. Nhiều người chợt nhận ra rằng suốt cả một năm làm việc không ngừng nghỉ nhưng số tiền tiết kiệm vẫn chỉ là con số ít ỏi hoặc thậm chí là âm.
Dù có những người đã có ý thức về việc cần có tiền dự trữ, dự phòng trước những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp, mới đủ an tâm và chủ động trong cuộc sống, thế nhưng xem ra việc tiết kiệm vẫn thật là khó khăn đối với họ.
Sai lầm thường thấy là do cách chúng ta sử dụng tiền, hãy nhớ rằng một khi thu nhập của bạn như một nguồn tài nguyên quý giá mà bạn đánh đổi bằng rất nhiều thời gian và sức lực thì hãy tìm cách tận dụng thật tốt bởi nó chính là công cụ để bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hãy nhận diện ra đâu là lý do cuối năm không có tiền dư để bạn sớm tìm cách sửa đổi, cải thiện hơn trong năm tới nhé.
Hãy nhận diện ra đâu là lý do cuối năm không có tiền dư để bạn sớm tìm cách sửa đổi, cải thiện hơn trong năm tới nhé.
Những lý do cuối năm không có tiền dư |
1. Chi tiêu rồi mới tiết kiệm
Thói quen của hầu hết chúng ta đó là nghĩ tới việc tiết kiệm tiền sau khi chi tiêu. Ví dụ như mỗi khi nhận lương ta lại tìm cách để tự thưởng cho bản thân trước rồi sau đó mới bắt đầu nghĩ xem còn lại bao nhiêu tiền để dành tiết kiệm.
Đây thực sự là lối tư duy sử dụng tiền sai lầm nhất và cũng là lý do khiến cho nhiều người không có tiền tiết kiệm, bởi đã lỡ tiêu hết rồi thì lấy đâu ra để cho vào tài khoản tiết kiệm được nữa.
Có thể ban đầu bạn nghĩ có lương sẽ để một phần cho tiết kiệm, thu vén chi phí sinh hoạt trong phần còn lại. Tuy nhiên, ta có thể quyết tâm thực hiện trong vài tháng đầu, sau đó bắt đầu “tiêu lẹm” vào khoản tiết kiệm của mình.
Thậm chí nhiều người lại tiết kiệm ít hơn trong khi thu nhập từ công việc của họ tăng lên vì khi không có kế hoạch chi tiêu, bản chất của con người là muốn tiêu nhiều tiền hơn.
Thu nhập tăng lên nhưng tiền tiêu xài cũng tăng chóng mặt để “lấy sức kiếm tiền". Cứ thế mọi việc tưởng an ổn cho tới khi thu nhập có nguy cơ lao dốc mà mức chi tiêu lại ở mức cao khiến bạn càng rơi vào vòng luẩn quẩn không có tiền tiết kiệm.
Hãy nhớ tiết kiệm trước rồi hãy tiêu, đó là quy tắc tiết kiệm không bao giờ được thay đổi. Đó là nguyên tắc mà các chuyên gia nhắc nhở chúng ta "chi trả cho bản thân trước", nghĩa là dành số tiền này đảm bảo cho tương lai của bạn trước khi muốn mua sắm, tiêu dùng cho hiện tại.
Đây thực sự là lối tư duy sử dụng tiền sai lầm nhất và cũng là lý do khiến cho nhiều người không có tiền tiết kiệm, bởi đã lỡ tiêu hết rồi thì lấy đâu ra để cho vào tài khoản tiết kiệm được nữa.
Có thể ban đầu bạn nghĩ có lương sẽ để một phần cho tiết kiệm, thu vén chi phí sinh hoạt trong phần còn lại. Tuy nhiên, ta có thể quyết tâm thực hiện trong vài tháng đầu, sau đó bắt đầu “tiêu lẹm” vào khoản tiết kiệm của mình.
Thậm chí nhiều người lại tiết kiệm ít hơn trong khi thu nhập từ công việc của họ tăng lên vì khi không có kế hoạch chi tiêu, bản chất của con người là muốn tiêu nhiều tiền hơn.
Thu nhập tăng lên nhưng tiền tiêu xài cũng tăng chóng mặt để “lấy sức kiếm tiền". Cứ thế mọi việc tưởng an ổn cho tới khi thu nhập có nguy cơ lao dốc mà mức chi tiêu lại ở mức cao khiến bạn càng rơi vào vòng luẩn quẩn không có tiền tiết kiệm.
Hãy nhớ tiết kiệm trước rồi hãy tiêu, đó là quy tắc tiết kiệm không bao giờ được thay đổi. Đó là nguyên tắc mà các chuyên gia nhắc nhở chúng ta "chi trả cho bản thân trước", nghĩa là dành số tiền này đảm bảo cho tương lai của bạn trước khi muốn mua sắm, tiêu dùng cho hiện tại.
2. Đợi có nhiều tiền mới bắt đầu tiết kiệm
Khá nhiều không thể tiết kiệm được tiền hoặc họ chỉ tiết kiệm một khoản tiền nhỏ cho an tâm, rồi lại tiếp tục tiêu xài hoang phí. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là vì nghĩ rằng số tiền mình kiếm được quá nhỏ để tiết kiệm hoặc cần phải để dành tiền để trả hết nợ đã.
Thế nhưng các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên tiết kiệm càng sớm càng tốt. Với các bạn trẻ, ngay khi mới đi làm, thậm chí khi còn là sinh viên thì cũng nên bắt đầu thực hành tiết kiệm dù đó là một số tiền nhỏ vì quan trọng nhất ở đây đó là hình thành thói quen.
Gary Burtless - một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Brookings đã từng chia sẻ: "Một người có công việc thuận lợi đến 40 tuổi hay nghĩ: Đợi đến khi nào tài chính tốt nhất thì sẽ tiết kiệm hưu trí. Tuy nhiên, cái ngày tốt nhất đó sẽ chẳng bao giờ đến".
Có thể thấy một trong những lý do cuối năm không có tiền dư đó là "chê" không tiết kiệm một khoản nhỏ. Thế nên ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tiết kiệm từ những khoản nhỏ nhất có thể.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm online linh hoạt, cho phép các bạn gửi thêm tiền, bất kể khoản tiền đó nhỏ hay lớn. Ngay khi nhận lương hay thu nhập đột xuất, các bạn có thể thực hiện chuyển luôn vào tài khoản tiết kiệm này.
Các chuyên gia tính toán rằng dù là một khoản tiết kiệm nhỏ nhưng nhờ lãi gộp, kể cả một khoản tiền khiêm tốn cũng có thể tăng đáng kể sau một thời gian dài. Ví dụ, một người bắt đầu tiết kiệm 100 USD mỗi tháng ở tuổi 25 thì có thể sở hữu 150.000 USD ở tuổi 65, với mức lãi 5%. Còn nếu đến năm 35 tuổi mới bắt đầu, bạn sẽ mất gần nửa số đó khi về hưu.
Thế nhưng các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên tiết kiệm càng sớm càng tốt. Với các bạn trẻ, ngay khi mới đi làm, thậm chí khi còn là sinh viên thì cũng nên bắt đầu thực hành tiết kiệm dù đó là một số tiền nhỏ vì quan trọng nhất ở đây đó là hình thành thói quen.
Gary Burtless - một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Brookings đã từng chia sẻ: "Một người có công việc thuận lợi đến 40 tuổi hay nghĩ: Đợi đến khi nào tài chính tốt nhất thì sẽ tiết kiệm hưu trí. Tuy nhiên, cái ngày tốt nhất đó sẽ chẳng bao giờ đến".
Có thể thấy một trong những lý do cuối năm không có tiền dư đó là "chê" không tiết kiệm một khoản nhỏ. Thế nên ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tiết kiệm từ những khoản nhỏ nhất có thể.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm online linh hoạt, cho phép các bạn gửi thêm tiền, bất kể khoản tiền đó nhỏ hay lớn. Ngay khi nhận lương hay thu nhập đột xuất, các bạn có thể thực hiện chuyển luôn vào tài khoản tiết kiệm này.
Các chuyên gia tính toán rằng dù là một khoản tiết kiệm nhỏ nhưng nhờ lãi gộp, kể cả một khoản tiền khiêm tốn cũng có thể tăng đáng kể sau một thời gian dài. Ví dụ, một người bắt đầu tiết kiệm 100 USD mỗi tháng ở tuổi 25 thì có thể sở hữu 150.000 USD ở tuổi 65, với mức lãi 5%. Còn nếu đến năm 35 tuổi mới bắt đầu, bạn sẽ mất gần nửa số đó khi về hưu.
Việc không tiết kiệm được cũng một phần là do không lập kế hoạch chi tiêu. Nếu bạn thuộc tuýp người đầu tháng tiêu xài hoang phí, đến cuối tháng phải cân đong đo đếm từng bữa ăn, thì đó chính là lý do khiến bạn vẫn có thể tiêu hết sạch tiền dù thu nhập có cao đi chăng nữa. Trong trường hợp này, trừ khi bạn bắt đầu học cách lập kế hoạch chi tiêu thì có thể rất lâu nữa bạn mới có thể tiết kiệm.
Hãy có kế hoạch chi tiêu trước vì nó cho phép bạn ước tính sử dụng tiền cụ thể như thế nào thay vì tiêu tiền theo cảm tính. Quan trọng nhất, nó cho phép bạn cân bằng giữa tiết kiệm tiền và tiêu tiền. Sau khi nhận được thu nhập hàng tháng của mình, bạn có thể phân bổ nó trước và yên tâm chi tiêu.
3. Phụ thuộc vào một nguồn thu nhập
Vì mong muốn ổn định, an nhàn nên nhiều người chỉ làm một công việc nên nguồn thu cố định không cao, trong khi đó các chi phí cho sinh hoạt hàng ngày đang mỗi lúc một tăng.
Do đó, người trẻ nên đặt mục tiêu kiềm tiền nhiều nhất có thể khi còn sức lao động và trí óc minh mẫn. Việc hài lòng với thu nhập hiện tại có thể kéo lùi khả năng bứt phá trong công việc của mỗi người.
Kết quả là dù bạn đã cố gắng gửi tiền tiết kiệm nhưng liên tục rút tiền trong sổ tiết kiệm thì chắc chắn mục tiêu gửi tiền sinh lời của bạn sẽ không thành công.
Để hạn chế rút tiền trước kỳ hạn, bạn hãy ghi chép các khoản tiền, và cắt bớt những chi tiêu không đáng có, gia tăng thu nhập. Từ đó, bạn sẽ hạn chế việc rút tiền tiết kiệm để chi tiêu.
Do đó, người trẻ nên đặt mục tiêu kiềm tiền nhiều nhất có thể khi còn sức lao động và trí óc minh mẫn. Việc hài lòng với thu nhập hiện tại có thể kéo lùi khả năng bứt phá trong công việc của mỗi người.
Những bạn trẻ có thể kiếm thêm công việc thứ hai để kiếm thêm tiền. Kiếm được nhiều tiền hơn tiêu dùng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc quản lý tài chính cá nhân, gia đình.
4. Quên quản lý rủi ro
Ai cũng mong muốn thu được nhiều lợi nhuận nhưng quên mất rằng có những rủi ro tương ứng. Thực tế là lợi nhuận cao phải chấp nhận rủi ro cao, do đó không được quên bước đánh giá rủi ro và không nên "all in" trong một thương vụ nào đó.
Nhiều người hào hứng tham gia, tuy nhiên, các bạn phải nắm chắc những nguyên tắc và rủi ro trong đầu tư, đồng thời phải hiểu rõ những công cụ mà mình đầu tư. Nếu bỏ tiền đầu tư mà không hiểu biết, nhiều người sẽ gặp thua lỗ, thậm chí trắng tay.
Dù các công cụ đầu tư mới, như tiền ảo, NFT, SPAC... có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, khiến ai đứng ngoài cũng cảm thấy sợ bỏ lỡ những cơ hội tốt như thế. Tuy nhiên, nếu đầu tư số tiền quá lớn vào đó sẽ đẩy tài chính của bạn và gia đình mình gặp rủi ro.
Các khoản đầu tư rủi ro cao rất khó tránh, nhất là với ai khát khao muốn giàu nhanh. Nó cũng khiến các phương pháp gây dựng tài sản truyền thống trở nên kém hấp dẫn.
Nhiều người hào hứng tham gia, tuy nhiên, các bạn phải nắm chắc những nguyên tắc và rủi ro trong đầu tư, đồng thời phải hiểu rõ những công cụ mà mình đầu tư. Nếu bỏ tiền đầu tư mà không hiểu biết, nhiều người sẽ gặp thua lỗ, thậm chí trắng tay.
Một chuyên gia tài chính cho hay: "Việc đổ hết tài sản vào các công cụ rủi ro cao như NFT hay tiền số là cực kỳ nguy hiểm. Cốt lõi của lập kế hoạch tài chính là chuẩn bị cho điều xấu nhất chứ không phải là theo đuổi lợi nhuận cao nhất".
Thế nên, nguyên tắc quan trọng mà chúng ta cần lưu ý đó là cần biết bảo vệ đồng tiền của mình, có hiểu biết để né tránh rủi ro khi vay mượn có lãi suất, bị lừa đảo trong đầu tư.