Chúng ta thường hay tự dặn mình rằng: Bạn chỉ cần lương thiện, trời xanh tự có cách an bài, điều này cho thấy sự lương thiện luôn được đề cao trong cuộc sống. Thế nhưng không phải ai cũng biết lương thiện đúng cách, việc này đòi hỏi phải có trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện lương thì cần có sự hiểu biết.
Khi trải lòng thiện của mình với mọi người còn phải biết phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất là lương thiện.
1. Quá lương thiện lại là sai lầm lớn
Phải hiểu đâu là ngưỡng của sự lợi dụng
Đâu cứ bảo cứ lương thiện là sẽ được việc, nếu thế thì lại thành hóa dễ dàng quá, rằng ta cứ đối xử tốt hết thì mọi việc cũng vì thế mà thuận lợi theo. Thế nhưng, nhìn lại xem đã bao nhiêu lần bạn than trời rằng: "Tôi sống tốt với người ta mà sao lại còn bị phụ bạc, phải chăng ông trời bất công".
Đúng là việc giúp ai đó là cần thiết nhưng sẽ có người lợi dụng sự dễ dàng và sẵn sàng của bạn để thu lợi về mình, có lúc còn dùng đó làm động cơ để thực hiện ý đồ xấu.
Thậm chí, đến thời điểm không được nhận được sự giúp đỡ tương tự nữa họ sẽ tỏ thái độ thù địch, quay sang nói xấu, chỉ trích.
Cổ nhân dạy “Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”, thế nên việc bạn quá lương thiện lại có tác động ngược. Quan hệ giữa người với người đều có những giới hạn, mỗi người đều có nguyên tắc và nghĩa vụ của chính bản thân, chẳng ai có thể gánh vác giúp được.
Cứ thế, lâu dần bạn đánh mất bản ngã của mình, sau này, trong những việc quan trọng, cuối cùng những lời bạn nói sẽ chẳng nhận được sự tôn trọng. Xem thêm: Phật dạy làm người lương thiện là việc không cần cố gắng.
Chớ ngại khi nói "Không"
Nếu bạn ngại nói "Không" vì sợ người ta cho rằng mình khó gần ư? Người khó gần để giữ khoảng cách cần thiết với những người không đáng thì có gì phải ngại?
Vì thế, dù là giúp người khác một cách vô tư, không mong sự đáp trả thì đó cũng phải là sự cho đi xứng đáng. Làm người đừng dễ tính quá, hãy làm một người không dễ chung sống với người khác, cho dù quan hệ có tốt đến đâu, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời những yêu cầu trợ giúp của người khác, đừng ôm những việc nằm ngoài tầm với của mình.
2. Cách lương thiện đúng cách
Không dồn người khác tới đường cùng
Việc ai đó sai sót là điều khó chấp nhận nhưng cũng đừng vì thế mà đẩy người ta tới đường cùng, tới chỗ chết, hãy cho họ một cơ hội sửa sai. Đừng cho rằng mình cứ nói đạo lý để chỉ giáo họ là mình khôn ngoan hơn họ, ai dám chắc trong hoàn cảnh tương tự ta đủ tỉnh táo để không phạm lỗi lầm?
Chúng ta có thể rất tức giận với kẻ nào đó đã gây ra lỗi lầm lớn với mình nhưng nếu biết đặt mình vào vị trí người khác ta sẽ hạ hỏa. Vì thế, chỉ đủ thấu hiểu ta mới cho kẻ đó cơ hội để làm lại, nếu không sự yếu kém của chính chúng ta có thể đẩy họ vào thế khó.
Không tự hãm bản thân
Khi không thể hiện lòng thiện lương của mình một cách vô tư là lúc bạn đã tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si, của dục vọng và những toan tính.
Không tranh cãi với người khác
Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện không tranh giành đúng sai, người lương thiện biết đưa ra quan điểm, biết nhẫn nhịn và bỏ qua. Nhẫn nhịn là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.
Theo 3 lời Phật dạy về những việc lương thiện đúng cách, đó cũng chỉ là một góc nhìn nhỏ vì còn khá nhiều cách khác nhau do chính bạn tự khám phá ra. Chính việc trải nghiệm và không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm bạn mới hiểu điều gì là nên và không nên khi thể hiện lòng lương thiện.