(Lichngaytot.com) Câu chuyện cuộc sống có thật về một hành động nhỏ nhưng cứu sống hơn 1,5 triệu người dưới đây rất đáng đọc qua một lần trong đời.
Câu chuyện cuộc sống có thật của Mỹ: Một hành động nhỏ cứu sống 1,5 triệu người và làm nên 2 vĩ nhân của thế giới
Câu chuyện cuộc sống ý nghĩa diễn ra vào thời kỳ trước, khi đó có một chàng trai trẻ đã thi đậu vào khoa địa chất học của trường đại học Stanford.
Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại là đứa trẻ mồ côi nên cậu không biết làm thế nào để có tiền nhập học.
Một ngày, cậu và bạn của mình nảy ra một ý tưởng sẽ cùng nhau tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano tài năng với hi vọng sẽ kiếm được chút tiền để trả học phí và trang trải cuộc sống.
Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại là đứa trẻ mồ côi nên cậu không biết làm thế nào để có tiền nhập học.
Một ngày, cậu và bạn của mình nảy ra một ý tưởng sẽ cùng nhau tổ chức một buổi hòa nhạc cho một nghệ sĩ piano tài năng với hi vọng sẽ kiếm được chút tiền để trả học phí và trang trải cuộc sống.
Họ đến gặp nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng trong vùng của mình, ông Ignace Paderewski. Người quản lý của Paderewski và hai thanh niên trẻ đã thỏa thuận với nhau. Họ thống nhất rằng vị nghệ sĩ sẽ nhận được 2000 USD cho buổi biểu diễn.
Đối với vị nghệ sĩ thì đó là một khoản thù lao phù hợp với tên tuổi của mình, nhưng đối với hai chàng thanh niên trẻ, đây là một số tiền rất lớn.
Nếu có ít người đến xem buổi biểu diễn thì họ sẽ bị lỗ nặng. Vì vậy, cả hai dành hết tâm huyết cũng như sức lực để mong buổi hòa nhạc được thành công.
Nếu có ít người đến xem buổi biểu diễn thì họ sẽ bị lỗ nặng. Vì vậy, cả hai dành hết tâm huyết cũng như sức lực để mong buổi hòa nhạc được thành công.
Nhưng may mắn đã không mỉm cười với hai chàng trai khi họ chỉ thu được 1600 USD sau buổi hòa nhạc.
Thất vọng tột cùng nhưng cũng bế tắc không biết phải làm gì, họ đành tìm đến Paderewski để giải thích hoàn cảnh của mình.
Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho vị nhạc sĩ cùng tấm giấy nợ 400 USD cho khoản tiền còn thiếu và hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán sớm nhất có thể.
Thất vọng tột cùng nhưng cũng bế tắc không biết phải làm gì, họ đành tìm đến Paderewski để giải thích hoàn cảnh của mình.
Họ đã đưa toàn bộ số tiền đó cho vị nhạc sĩ cùng tấm giấy nợ 400 USD cho khoản tiền còn thiếu và hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán sớm nhất có thể.
Paderewski nhìn hai chàng trai nghèo và đã rất xúc động. Ông lập tức xé tờ giấy biên nợ, cầm tay chàng trai trẻ và nói: "Đây là 1600 USD, hãy dùng nó trả hết các chi phí và trang trải cho việc học. Với số tiền còn lại, các cậu hãy lấy 10% như là tiền hoa hồng. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi".
Hai cậu sinh viên đã vô cùng bất ngờ, không thốt nên lời trước tấm lòng cảm thông của Paderewski.
Hai cậu sinh viên đã vô cùng bất ngờ, không thốt nên lời trước tấm lòng cảm thông của Paderewski.
Người nghệ sĩ hào phóng đó sau này đã thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tận tụy.
Nhưng không may, Chiến tranh Thế giới đã xảy ra, Ba Lan bị tàn phá khiến 1,5 triệu người dân đang lâm vào cảnh chết đói còn Chính phủ thì rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng cũng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này.
Nhưng không may, Chiến tranh Thế giới đã xảy ra, Ba Lan bị tàn phá khiến 1,5 triệu người dân đang lâm vào cảnh chết đói còn Chính phủ thì rơi vào tình trạng kiệt quệ.
Ông đã đôn đáo khắp nơi nhưng cũng không thể giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này.
Không còn lựa chọn nào khác, ông đã tìm đến Herbert Hoover - Chủ tịch Cơ quan Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ và đã nhận được cái gật đầu đồng ý của Herbert Hoover.
Hơn một vạn tấn lương thực viện trợ được gửi đến Ba Lan ngay sau đó. Thảm kịch ở Ba Lan đã được đẩy lùi, hàng triệu người đã thoát khỏi thảm họa chết đói.
Thủ tướng Paderewski muốn gặp mặt trực tiếp để cảm ơn Herbert Hoover và hẹn gặp ông ở Paris.
Khi hai người gặp nhau, Herbert Hoover đã nhìn Paderewski bằng ánh mắt đầy xúc động nói: "Ngài không cần phải cảm ơn tôi, tôi mới chính là người phải cảm ơn ngài. Thủ tướng Paderewski, có một việc có lẽ ngài đã quên từ lâu, nhưng tôi vẫn luôn khắc ghi trong lòng. Vài năm trước đây, khi còn ở Hoa Kỳ, ngài đã giúp đỡ hai cậu sinh viên nghèo tiếp tục theo đuổi việc học. Và tôi chính là một trong hai thanh niên đó."
Sau đó, Herbert Hoover cũng trở thành Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ.
Bài học rút ra từ câu chuyện cuộc sống thú vị này
Qua câu chuyện cuộc sống về lòng tốt của 2 vĩ nhân thế giới có thể nhận ra một điều rằng: lòng tốt cho đi là không cần nhận lại.
Nhưng đời có nhân quả, có luật bù trừ, khi bạn cho đi lòng tốt, bạn sẽ nhận thấy, những điều xung quanh bạn thật đáng sống biết bao!
Thế nên, việc ban phát lòng tốt cho mọi người, dù không phải là điều to tát, cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Nhưng đời có nhân quả, có luật bù trừ, khi bạn cho đi lòng tốt, bạn sẽ nhận thấy, những điều xung quanh bạn thật đáng sống biết bao!
Thế nên, việc ban phát lòng tốt cho mọi người, dù không phải là điều to tát, cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.
Giúp đỡ được một ai đó đang gặp khó khăn, chẳng phải là điều tuyệt vời sao?
Vì người ta thường nói "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Khi ai đó gặp khó khăn, đó là khi người ta thấy trân trọng tình cảm hơn bao giờ hết.
Vì người ta thường nói "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Khi ai đó gặp khó khăn, đó là khi người ta thấy trân trọng tình cảm hơn bao giờ hết.
Sống trên đời, làm một việc tốt, không cầu danh lợi, ắt hẳn không nhiều người làm được. Nhưng một khi làm được thì lòng tốt sẽ lan truyền lòng tốt, có nhiều người làm việc tốt hơn.
"Ở hiền gặp lành", làm việc tốt chắc chắn sẽ nhận được báo đáp, người tốt dù không giàu vật chất nhưng sẽ luôn hạnh phúc trong tâm can.
"Ở hiền gặp lành", làm việc tốt chắc chắn sẽ nhận được báo đáp, người tốt dù không giàu vật chất nhưng sẽ luôn hạnh phúc trong tâm can.
Không biết từ bao giờ, những hành động nhân văn, tử tế lại bị nghi ngờ nhiều như thời điểm hiện nay.
Họ nghi ngờ vì nhiều lý do, có lẽ bởi sự vô cảm hiện hữu đã thành thói quen trong xã hội này.
Người ta hờ hững với nhau, lạnh nhạt trước khó khăn của nhau, chính vì thế khi bất chợt có ai đó tốt với mình, họ lập tức nghi ngờ đối phương, “liệu có ý gì không?”, hoặc thâm chí họ nghi ngờ và từ chối lòng tốt chỉ vì sợ phiền hà về sau.
Họ nghi ngờ vì nhiều lý do, có lẽ bởi sự vô cảm hiện hữu đã thành thói quen trong xã hội này.
Người ta hờ hững với nhau, lạnh nhạt trước khó khăn của nhau, chính vì thế khi bất chợt có ai đó tốt với mình, họ lập tức nghi ngờ đối phương, “liệu có ý gì không?”, hoặc thâm chí họ nghi ngờ và từ chối lòng tốt chỉ vì sợ phiền hà về sau.
Có nhiều người quá bi quan về con người hiện đại, họ cho rằng ngày nay chúng ta dường như quá xa lạ với nhau.
Mọi người đi qua nhau như những chiếc bóng không để lại dấu tích gì!
Thường thì cái xấu luôn được phát hiện và lòng tốt dường như chìm khuất sau ánh hòa quang! Mọi người chỉ để ý đến sự hờ hững, vô tâm của một số ít người mà quên đi còn có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác!
Mọi người đi qua nhau như những chiếc bóng không để lại dấu tích gì!
Thường thì cái xấu luôn được phát hiện và lòng tốt dường như chìm khuất sau ánh hòa quang! Mọi người chỉ để ý đến sự hờ hững, vô tâm của một số ít người mà quên đi còn có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác!
Thế nên, trong cuộc sống này, đừng bao giờ nghi ngờ lòng tốt! Lòng tốt sẽ xuất hiện ở nơi nó cần đến!
Bạn hãy cứ tin rằng lòng tốt luôn tồn tại dù người đời có nhẫn tâm đến bao nhiêu. Bởi vì, khi khó khăn nhất, khi bạn cần đến nó nhất nó sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn!
Bạn hãy cứ tin rằng lòng tốt luôn tồn tại dù người đời có nhẫn tâm đến bao nhiêu. Bởi vì, khi khó khăn nhất, khi bạn cần đến nó nhất nó sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn!
Người sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân, làm gì cũng tính toán trước sau, không dám đưa tay cứu giúp người ngoài vì sợ "trôi mất" tài sản cá nhân.
Những người như thế chỉ mong bản thân mình được giúp đỡ chứ không hứng thú khi giúp đỡ người khác. Cuộc sống chỉ trong quả cầu tuyết như vậy ắt hẳn sẽ rất buồn chán và cô đơn. Thế mới thấy, tu nhân tích đức, làm việc thiện, Trời không phụ lòng.
Những người như thế chỉ mong bản thân mình được giúp đỡ chứ không hứng thú khi giúp đỡ người khác. Cuộc sống chỉ trong quả cầu tuyết như vậy ắt hẳn sẽ rất buồn chán và cô đơn. Thế mới thấy, tu nhân tích đức, làm việc thiện, Trời không phụ lòng.
Thủy Nguyễn (T.H)