(Lichngaytot.com) Học giỏi không đảm bảo cho thành công nhưng không có nghĩa vì thế mà cổ xúy cho việc nghỉ học, thay vào đó mà bạn phải rèn giũa khả năng tự học, học nhiều hơn nữa, học tất cả những gì mình có thể ở trường lớp và cả ngoài đời.
Học giỏi là điều cần thiết...
Học tập vẫn là con đường duy nhất đưa bạn tiến nhanh hơn tới tương lai tươi sáng vì hầu hết các bạn trẻ thường không biết định hướng ngay là tương lai mình phải làm gì. Họ vẫn phải học tập vì đó là cách để rèn giũa bản thân, rèn sự kỷ luật trong môi trường học tập.
Dù là học không giỏi nhưng đó vẫn là điều thực sự cần thiết. Trừ khi ai đó quá xuất chúng, họ biết được đường hướng tương lai của mình là gì, họ chấp nhận khó khăn để "lao ra đời" thì rất nên khuyến khích. Đó là lý do Steve Jobs hay Mark Zuckerberg nghỉ học dở chừng, đơn giản vì họ biết nên dành thời gian tập trung cho sự nghiệp mà mình đang theo đuổi chứ không phải họ lười học, họ cũng đã từng đỗ vào trường Đại học danh tiếng đấy chứ!
Hơn ai hết, họ là thiểu số trong số 1% những người biết rõ mình phải đầu tư thời gian, công sức vào điều gì, cống hiến trí tuệ vào đâu từ rất sớm. Và họ, chưa bao giờ ngừng nỗ lực để tiến lên.
Còn hầu hết chúng ta vì lười học nên bao biện cho sự ngốc nghếch của mình, con đường trước mặt còn không rõ nhưng khăng khăng muốn bỏ cuộc, không chịu học. Ta chỉ muốn được nhàn thân mà thôi, không đủ tầm nhìn xa để biết rằng khó khăn một chút ở hiện tại thì mới mong có được tương lai rực rỡ về sau.
Thực tế là không ai phủ nhận được lợi ích của giáo dục cho nên từ nước đang phát triển cho tới nước phát triển đều rất đề cao việc giáo dục. Những người thành công nhất, những tỷ phú thế giới vẫn khuyến khích con đỗ vào những trường Đại học danh tiếng đấy thôi.
Mọi thứ trong sách giáo khoa đều chuẩn mực, chính xác, tuy gò bó khiến ta khó sáng tạo nhưng trước khi muốn nghĩ tới sáng tạo ta vẫn cần phải có kiến thức cơ bản cái đã, nếu không những gì ta nói, ta làm thiếu cơ sở và trở thành viển vông. Vì thế, đừng vội chê bai kiến thức ở trường học.
Đừng bao giờ phủ nhận mọi giá trị mà trường học đem lại. Nhiều kiến thức mà trường học cung cấp như ngôn ngữ, toán, âm nhạc và thể dục... thực sự là những kiến thức quan trọng đối với mỗi người.
Nếu chúng ta muốn nổi bật, giỏi giang hơn thì cần tự trang bị kiến thức cho mình, tăng vốn sống để sẵn sàng với khó khăn cuộc đời chứ không phải đi phủ định giá trị mà trường lớp mang lại. Cuộc đời vốn là một bài học dài, nếu bạn mải mê với thành tích đó và dừng nỗ lực, không ai có thể đảm bảo rằng vinh quang sẽ ở bên bạn dài lâu.
Đừng bao giờ phủ nhận mọi giá trị mà trường học đem lại. Nhiều kiến thức mà trường học cung cấp như ngôn ngữ, toán, âm nhạc và thể dục... thực sự là những kiến thức quan trọng đối với mỗi người.
Nếu chúng ta muốn nổi bật, giỏi giang hơn thì cần tự trang bị kiến thức cho mình, tăng vốn sống để sẵn sàng với khó khăn cuộc đời chứ không phải đi phủ định giá trị mà trường lớp mang lại. Cuộc đời vốn là một bài học dài, nếu bạn mải mê với thành tích đó và dừng nỗ lực, không ai có thể đảm bảo rằng vinh quang sẽ ở bên bạn dài lâu.
... nhưng không đảm bảo cho thành công
Sau 5-10 hoặc là 15 năm sau, chúng ta thấy một thực tế khách quan rằng rất nhiều học sinh ham chơi, lười học lại thành công hơn hầu hết chúng ta. Nhiều người có vẻ tức giận và nghĩ rằng cuộc sống không công bằng khi kẻ dốt hơn mình mà lại giàu có, danh tiếng hơn mình.
Tưởng rằng nghịch lý nhưng thực ra những gì ta thấy không hẳn đúng như những gì ta nghĩ. Bạn phải hiểu rằng học giỏi không đảm bảo cho thành công!
Thực ra so sánh bản thân với người khác như trên đó là lối tư duy thiển cận vì học giỏi chỉ là về phương diện học kiến thức trên lớp còn kiến thức ở trường đời thì mênh mông vô cùng. Thành công không dễ dàng như bạn vẫn tưởng, trong khi bạn an nhàn đi học, đi làm ở công sở, bạn đâu biết người bạn học kém hơn bạn đã phải trải qua những gì trong chừng 5, 10, 15... năm qua?
Thậm chí trong 1 năm ở "trường đời" thôi họ bị cuộc sống vùi dập cho không ít lần, bị người đời lừa gạt, hắt hủi, những bữa cơm không đủ no, lầm lũi xử lý mọi thứ một mình. Trong khi đó bạn vẫn được bố mẹ cung cấp tiền ăn, tiền học mỗi tháng, đời sinh viên trôi qua bình dị trên giảng trường.
Vậy nên trong suốt 4-5 năm bạn đi học Đại học bạn đâu có biết người bạn học kém kia đã "nếm mật nằm gai" những gì. Thậm chí, bạn rơi vào hoàn cảnh của họ chắc gì bạn đã có thể tự vươn lên để có được thành công như người ta, vì thế hãy thôi mỉa mai mà nên thể hiện sự nể trọng hoặc tốt hơn nữa, hãy lắng nghe chuyện đời của họ, rút ra được thêm những bài học cho riêng mình.
Thậm chí trong 1 năm ở "trường đời" thôi họ bị cuộc sống vùi dập cho không ít lần, bị người đời lừa gạt, hắt hủi, những bữa cơm không đủ no, lầm lũi xử lý mọi thứ một mình. Trong khi đó bạn vẫn được bố mẹ cung cấp tiền ăn, tiền học mỗi tháng, đời sinh viên trôi qua bình dị trên giảng trường.
Vậy nên trong suốt 4-5 năm bạn đi học Đại học bạn đâu có biết người bạn học kém kia đã "nếm mật nằm gai" những gì. Thậm chí, bạn rơi vào hoàn cảnh của họ chắc gì bạn đã có thể tự vươn lên để có được thành công như người ta, vì thế hãy thôi mỉa mai mà nên thể hiện sự nể trọng hoặc tốt hơn nữa, hãy lắng nghe chuyện đời của họ, rút ra được thêm những bài học cho riêng mình.
Nghệ sĩ Âu Dương Phấn Cường từng khuyên con gái mình: "Không phải con cứ muốn làm gì là đều làm được. Cũng giống như đi qua một cây cầu độc mộc. Con nhìn thấy hào quang của người bước được sang phía bên kia cầu, nhưng không biết rằng 90% người qua cầu đã rơi xuống nước và bị nhấn chìm. Vì thế, người có thể vượt qua là ít vô cùng.
Nhiều người trẻ chỉ nhìn thấy hào quang của kẻ qua được cầu, mà không hề biết rằng để vượt qua được nó phải khó khăn, khổ cực nhường nào".
Cái mà bạn nghĩ mình giỏi thường là từ điểm số, trong khi điểm trung bình của bạn không đánh giá được chính xác các chỉ số thông minh, cảm xúc hay vượt khó. Nó cũng không cho thấy khả năng lãnh đạo, kỹ năng teamwork, năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Không những thế, những người thường tự cho rằng mình giỏi, có điểm số cao, học lực xuất sắc lại hay tự mãn, khi đi làm công sở họ không biết hạ mình xuống, tự tách mình ra, tự thân vận động, không chịu sự hỗ trợ của đồng nghiệp hoặc người thân, nên khi gặp sự cố trong công việc có thể họ sẽ mất rất lâu thời gian mới thoát ra được.
Không những thế, những người thường tự cho rằng mình giỏi, có điểm số cao, học lực xuất sắc lại hay tự mãn, khi đi làm công sở họ không biết hạ mình xuống, tự tách mình ra, tự thân vận động, không chịu sự hỗ trợ của đồng nghiệp hoặc người thân, nên khi gặp sự cố trong công việc có thể họ sẽ mất rất lâu thời gian mới thoát ra được.
Nhà Vật lý - Thiên văn học nổi tiếng Neil deGrasse Tyson từng quả quyết khẳng định: "Quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu".
Rất nhiều người học giỏi quá tự tin vào những kiến thức mình đã học tập, nghiên cứu, lĩnh hội được và quá tự tin vào trí tuệ của mình. Họ ít khi thừa nhận mình thiếu sót hoặc sai khi xử lý vấn đề trong công việc.
Vì thế, khi đi làm, họ thường đặt ý kiến cá nhân của mình lên trên mọi người, luôn cho mình là đúng, không chịu nhận sai, gây nên sự mâu thuẫn giữa đồng nghiệp với nhau, đồng thời, không chịu chấp nhận cập nhật những kiến thức mới.
Bạn phải nhìn mọi việc theo nhiều chiều để nhận ra rằng, lúc trẻ vẫn phải quan tâm chuyện học hành nhưng nhớ rằng học giỏi không đảm bảo cho thành công, bạn còn phải tự mình học nhiều hơn nữa, đào sâu nhiều kiến thức ở "trường đời" hơn nữa, dám thử thách bản thân nhiều nữa thì mới nghĩ tới chuyện so sánh rằng sao họ thành công còn tôi thì không nhé!