1. Ý nghĩa cúng lễ Đức Ông
Đức Ông được tạc tượng và thờ tự trong tất cả các chùa viện Phật giáo ở Việt Nam, thường được Phật tử và tín chủ cầu xin chuyện công danh, tiền bạc, con cái, v.v... Đức Ông sống cùng thời với Đức Phật lịch sử của chúng ta, hiệu là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho hết thảy những người cô đơn, nghèo khổ, bệnh tật.
Về góc độ lịch sử, Ngài là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và Tăng đoàn. Về góc độ thần thông, Ngài là đại hộ pháp của Phật Môn.
Ngài hiện ở đời cũng do trách nhiệm này nên Ngài có công năng thấy hết mọi kho tàng, tài bảo trên thế gian, không cầu cũng giàu có, phong túc không ai bằng. Tài bảo đó Ngài dùng cúng dường Tam Bảo, bố thí cho kẻ cùng khốn, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi.
Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Đức Ông trong Phật giáo là ai?
Theo phong tục tập quán cổ truyền, trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng, Đức Ông... gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v.
Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi chùa cúng Đức ông, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ.
2. Sắm lễ Đức Ông và chư Phật, thần linh
Khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
3. Hạ lễ sau khi cúng Đức Ông
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
3. Văn khấn cúng Đức Ông - Văn khấn cổ truyền:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!