Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Văn khấn Lễ Đức Thánh Trần

Hướng dẫn cách sắm lễ và văn khấn Đức Thánh Trần chuẩn nhất theo phong tục tập quán cổ truyền Việt Nam để các bạn cùng tham khảo!

Với nhiều tỉnh, lễ Đức Thánh Trần được coi là lễ lớn, được người dân coi trọng tiến hành. Dưới đây, Lịch Ngày Tốt chia sẻ bài văn khấn lễ Đức Thánh Trần ngắn gọn và chuẩn xác nhất. 

Van khan Le Duc Thanh Tran
 
 

1. Lễ Đức Thánh Trần mang ý nghĩa gì?

 
Đức Thánh Trần là bậc hiền nhân có công lớn trong lịch sử đấu tranh giữ nước, dựng nước của người Việt. 
 
Việc thờ cúng, đi lễ đầu năm, các ngày Rằm mùng 1 hàng tháng tại Đình, Đền, Miếu, Phủ cũng nhằm tỏ lòng thành kính với các bậc Tôn Thần đã có công với đất nước. 
 
Mọi người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện Đức Thánh Trần cùng các đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, gia đình, cộng đồng được an khang, thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi, cuộc đời an bình an...
 

2. Văn khấn Đức Thánh Trần ngắn gọn, đúng chuẩn

 
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

- Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

- Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

- Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

- Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

- Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Hương tử con là: .......................Ngụ tại: ............................................................................

Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm TÂN SỬU, Hương tử chúng con chấp kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của, được nhân an vật thịnh, đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy).
 

3. Sắm lễ và những lưu ý quan trọng

 

- Sắm lễ cúng Đức Thánh Trần

 
Tùy từng phong tục vùng miền, tùy điều kiện gia đình mà có thể sắm lễ lớn, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tùy tâm. 
 
Nhưng nhìn chung, ở những nơi như Đình, Đền, Miếu, Phủ có thờ Thánh, Thần, Mẫu, thường là lễ chay. Còn nếu muốn dâng lễ mặn, nên mua đồ chay có hình tương ứng để thay thế là tốt nhất. Cụ thể như sau:
 
Mâm lễ chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
 
Mâm lễ mặn: Khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
 
Cỗ sơn trang: Là lễ chay. Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả, hoặc gạo nếp cẩm nấu xôi chè.
 
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược... Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
 
Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
 

- Lưu ý quan trọng cần biết

 
Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
 
Hạ lễ: Sau khi kết thúc lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. 
 
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hóa. 
 
Hóa sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
 
Trên đây là toàn bộ thông tin về sắm lễ, bài văn khấn Đức Thánh Trần và cách tiến hành nghi lễ đúng chuẩn. Mong rằng chúng hữu ích với bạn. 
 
Tham khảo thêm: Trọn bộ văn khấn lễ Phật, thần, thánh ở Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ
X