Rắn - biểu tượng thiêng trong đời sống tâm linh

Thứ Ba, 29/12/2020 10:53 (GMT+07)

Không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi. Rắn trong tâm linh có ý nghĩa cực kì quan trọng.

 
Với các nước phương Đông, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng. Rắn thường thể hiện hình ảnh khác nhau như thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình yêu.
 
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, rắn là con vật đa diện, tùy theo quan niệm từng dân tộc và tôn giáo mà nó là loài biểu tượng cho cái ác hay cái thiện. Trong văn hóa Việt, không chỉ là loài động vật bình thường mà rắn còn trở thành một biểu tượng tâm linh.
 
Từ xa xưa, người Việt có nhiều truyền thuyết xuất hiện loài rắn như câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông; một huyền thoại khác là rắn báo oán mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác. Rắn bò vào nhà là hiện tượng gì? Tốt hay xấu? Nên và không nên làm gì?
 
Vì thế, người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ nên không nhiều người thích chúng, vì nọc độc của một số loài rắn có thể giết người ngay tức khắc. Tục ngữ Việt còn có câu nói lên tính xấu của con người với hình ảnh con rắn như “Khẩu phật tâm xà”, “Đánh rắn là phải đánh dập đầu”, “Cõng rắn cắn gà nhà”, vì thế những người tính cách không tốt, thường được ví như người ác, gian manh hay thích nhục dục.
 
Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo, trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ với ý nghĩa chính là thờ thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống.
 
Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Naga. Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình.
 
Truyền thuyết Ai Cập thường xem rắn như là một vị thần linh tối cao, vị thần hộ mạng cho các nhà vua, do đó trên các vương miện của các vua pharaoh Ai Cập đều có chạm trổ hình rắn Naga bằng vàng hay đá qúy.
 
Ở Hy Lạp, y học dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh tật. 
 
Với người Thái Lan, rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Rắn trong tâm linh là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người. Vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn.
 
Thờ rắn còn phổ biến trong tín ngưỡng ở Campuchia. Người Khmer vốn có tín ngưỡng thờ rắn Naga chín đầu. Rắn chín đầu là biểu tượng cho thần đất và thần nước. Sau này, do ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc các vị vua lập quốc. 
 
Trong kiến trúc nhiều ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn.
 
Ở Trung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến từ khá lâu, qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Rắn Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết.
 
ST