Long mạch dưới góc nhìn khoa học

Thứ Bảy, 23/05/2015 11:46 (GMT+07)

Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy,  phong thủy quan niệm “quả đất có hệ thống long mạch lớn như một cơ thể sống” của người xưa về cơ bản là phù hợp với thực tế.

 
Từ hàng nghìn năm trước, người xưa coi mặt đất là một cơ thể sống, có các huyệt nối kết với nhau như kinh mạch trong cơ thể con người. Địa khí (năng lượng của trái đất) vận hành trong hệ thống kinh mạch đó (gọi là long mạch) và ngưng tụ tại những địa điểm thích hợp (gọi là huyệt). Con người chọn được nơi sinh khí ngưng tụ sẽ khoẻ mạnh, gặp nhiều điều tốt lành.
 
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, quan niệm trên cơ bản là phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, sự quân bình của Trái đất nằm trên hai lực đối nghịch: lực nội tại với sự chuyển động xoay tròn của trái đất từ Đông sang Tây và lực của Trái đất với sự chuyển động theo chiều của các hành tinh từ Tây sang Đông.
 
Các lực này tác động lên vỏ Trái đất, cường độ thay đổi tuỳ theo mật độ cũng như bản chất của các lớp địa chất và tạo ra năng lượng, năng lượng này chính là các sóng điện từ dưới lòng đất. Các sóng này bao gồm những tia bức xạ điện từ, bức xạ phân rã, bức xạ độc chất hóa học, từ trường các khoáng vật…, gọi chung là tia đất.
 
Thực ra, vẫn có các ý kiến khác nhau về nguồn gốc hình thành, về bản chất tia đất, ngay cả về tên gọi (tia đất có tên gọi khác như trường sinh địa, địa bức xạ…). Tuy nhiên, có một định nghĩa về tia đất như sau: tia đất là dạng vật chất bao gồm tất cả những tia phát ra từ vỏ cứng của Trái đất và lan toả lên mặt đất dưới dạng bức xạ.
 
Nói cách khác, đó là những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau từ dưới mặt đất. Tia đất có thể chạy dài thẳng hoặc ngoằn  ngoèo theo các mạch nước ngầm, các khe nứt, mạch đá và tác động lên bề mặt trái đất với cường độ mạnh mẽ và đều đặn.
 
TS. Vũ Văn Bằng, nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tia đất tại Việt Nam nhận xét: “Long mạch chính là tia đất. Tia đất tốt thì tạo nên đất lành. Tia đất xấu thì tạo nên đất dữ”. Tia đất tốt khi có chứa các khoáng chất bức xạ điện từ thuận, tia hồng ngoại với mức năng lượng cao hơn bình thường từ 150 – 300% như amethyst, german, đá quý, thiên thạch.
 
Đặc biệt, nơi có các mỏ quặng quý, vùng tiếp giáp giữa chúng với môi trường xung quanh thường sinh ra trường điện tự nhiên cục bộ, con người sống trên đó sẽ mạnh khoẻ, minh mẫn, hiệu suất lao động cao.
 
Có ý kiến còn cho rằng, một số tia đất có thể chữa được bệnh. Thực tế cho thấy, nhiều “địa linh” nằm rải rác trên khắp thế giới luôn có đông người tìm đến để trị bệnh. Đơn cử, suối Lourdes ở miền Nam nước Pháp đã chữa cho nhiều người khỏi bệnh bệnh tim, bệnh phổi, bệnh dạ dày, thậm chí mù lòa, bại liệt, bệnh “ma làm”, khiến nhà bác học Ivơ Bác Đô, một bậc thầy về tâm thần học phải đến nghiên cứu, điều tra và viết ra cuốn “Phép màu nhiệm của suối thánh Lourdes”.
 
Ngược lại, tia đất xấu khi có chứa các thành phần độc hại như đá phóng xạ (urani), chất độc hoá học, thuỷ ngân, chì, arsen, dioxin… Người sống trên mảnh đất có tia đất xấu thì không bệnh nọ cũng tật kia.
 
Dân gian Việt Nam có câu: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Nhiều người cho rằng, câu này xuất phát từ thực tế chó rất trung thành với chủ, chủ nhà no, đói đều không bỏ đi, bảo vệ chủ đến nơi đến chốn; đặc biệt, chó canh nhà, giữ của nên sẽ giàu (giàu sang). 
 
Ngược lại, mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn thì bỏ đi, thể hiện sự mất của , nên mèo đến nhà là mang điều xui, nghèo túng. Hoặc do mèo kêu “meo meo” giống “nghèo nghèo”, còn chó kêu “gâu gâu” giống “giàu giàu”.

Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ khoa học thì nhiều khả năng chó và mèo đến nhà là do sự hấp dẫn của tia đất. Bởi lẽ, mèo thích hợp sống trong khu vực, vị trí có bức xạ hay trường khí xấu, còn chó thì thích hợp sống ở khu vực, vị trí có bức xạ, trường khí tốt. Vì thế, cần xem xét kỹ khi kê giường, bàn làm việc… nơi mèo hay nằm, đối với chó thì ngược lại.