Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Truyền thuyết về long mạch vùng núi Tản Viên

Thứ Ba, 09/07/2013 12:00 (GMT+07)

Phong thủy hình thành 2 trường phái bắt đầu từ thời nhà Hán. Đó là phái Đồ Trạch và phái Hình Pháp (Hình thế)

 

(Ảnh minh họa)

 

Trường phái Đồ Trạch do có quá nhiều thành phần mơ hồ trong lí luận nên dần bị đi vào con đường mê tín dị đoan. Sau đời Hán, chi nhánh của trường phái Đồ Trạch là Đồ Sấm, Đồ Vĩ bắt đầu thịnh hành và dần trở thành phép xem nhà ở. Cái gọi là “đồ” trong Đồ Sấm chỉ Hà Đồ; “sấm” chỉ lời sấm truyền (tiên đoán, tiên tri). Về sau trường phái này cũng dần bị lụi tàn.

 

Trường phái Hình Pháp còn gọi là “Kham Dư”, chú trọng đến hình thế núi sông, họ sử dụng la bàn để xác định hướng. Trường phái này có xu hướng thực tế, khoa học nên đã phát triển thành trường phái phong thủy lớn hiện nay. Nó được gọi là trường phái chính thống.

 

Ở Việt Nam, trường phái Hình Thế xâm nhập từ rất lâu, được cho là từ thời Cao Biền nhà Đường.

 

Làng Cổ Pháp chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng của miền Bắc Việt Nam (nay có tên là làng cổ Đường Lâm), nhưng đó lại là nơi ngưng kết huyệt long mạch của dãy núi Tiêu Sơn. Theo dân gian, đến đời của La Quý An, thế đất Cổ Pháp vượng quá, có rất nhiều vì sao tinh tú trên bầu trời tụ về, quan nhà Đường đã xem thiên văn và tâu lên vua Đường Ý Tông (năm 806-873). Năm Giáp Thân (864), nhân việc quan thiên văn báo cho biết thế đất Cổ Pháp và An Nam (Bắc Việt và một phần Trung Việt) có loạn, vua Đường Ý Tông (Trung Quốc) liền sai Cao Biền sang Giao Châu. Khi đi vua Đường dặn riêng Cao Biền: “Đất Giao Chỉ vừa rồi có Trưng Thị là 2 người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (năm 25-220). Rồi đến Lý Bôn, Triệu Ấu (cách người Trung Hoa gọi bà Triệu)… làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay ta thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này lại có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam, đi và vẽ địa đồ về cho trẫm coi”.

 

Cao Biền sang An Nam làm tiết độ sứ. Nhân dịp đi qua đất Cổ Pháp, Biền cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngải để yểm đất. Tuy nhiên, ngài La Quý An (người làng) vốn cũng giỏi phong thủy biết được quỷ kế của Cao Biền nên đã ngầm theo dõi. Một hôm, ông cho người lẻn đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào đó khiến thuật trấn yểm của họ Cao trở nên vô dụng. Về sau, đất này là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi linh khí nơi này, trong đó có 2 vị vua: Ngô Quyền và Phùng Hưng.

 

Truyền thuyết còn kể rằng, sau khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch ở núi Tản (Ba Vì ngày nay) rất vượng liền muốn phá đi. Ông mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy bay xung quanh xem địa thế, hoặc dùng cách dụ thần bản địa đến. Thổ thần Tản Viên hồi đó chính là Thánh Tản Sơn (truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh) là một trong tứ vị thần bất tử của Việt Nam.

 

Để có thể diệt được thần bản địa, Cao Biền dở một mưu mẹo rất khôn khéo là lập đàn cúng tế, lừa thần lên rồi định dùng kiếm báu chém đầu. Sau đó, Cao Biền sẽ đào hào, chôn kim khí, triệt long mạch từ chân núi Tản đổ xuống. Tuy nhiên, chiêu bài này đã bị Tản Viên sơn thánh biết được. Thần liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi (có truyền thuyết kể là Tản Viên mắng Cao Biền và bỏ đi).

 

Ngày nay, mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, dân ta thường ví von với câu nói gần như đã trở thành câu thành ngữ: “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”.

 

(Theo Bí ẩn thời vận)

Tin cùng chuyên mục

X