(Lichngaytot.com) Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Nhân ngày lễ Phật Đản, hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật, từ khi Người sinh ra đời đến khi tu thành chánh quả đã trải qua chặng đường như thế nào.
1. Thái Tử Tất Đạt Đa ra đời – Đức Phật đản sinh
|
Hoàng hậu mơ thấy voi trước khi sinh ra Đức Phật |
Năm 623 trước công nguyên, vào 1 ngày rằm tháng 4 ở vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni) gần thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ), Đức Phật Thích Ca được sinh ra đời. Người lúc ấy là Thái tử con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maha Maya (Ma Da) của vương quốc nhỏ, thuộc bộ tộc Sakya (Thích Ca). Trước khi sinh Thái tử, Hoàng hậu đã nằm mơ thấy 1 con voi trắng đến bên mình.
Không may là Hoàng hậu Ma Da sớm qua đời khi Thái tử mới sinh ra được 7 ngày, Thái tử được bà dì Maha Pajapati Gotami (Maha Ba xà ba đề) thay mẹ nuôi dưỡng.
Thái tử được đặt tên là Tất Đạt Đa, tên dòng họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm), thuộc bộ lạc Sahya (Thích Ca). Chính vì thế nên sau này khi đã thành Phật, Ngài còn được gọi với danh hiệu Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni). Muni là bậc Thánh, Sakya Muni là bậc thánh thuộc bộ lạc Thích Ca.
2. Đạo sĩ A Tư Đà và Thái tử
Thái tử Tất Đạt Đa ra đời được xem là ngày hội lớn, dân chúng trên khắp vương quốc cùng chúc mừng ngày Thái tử đản sinh, cùng nhau kéo về kinh đô ăn mừng. Được chư thiên báo mộng, đạo sư Asita (A Tư Đà) đang tu hành trên núi Himalaya cũng xuống núi đến cung vua để chúc mừng và xem tướng cho vị Thái tử mới chào đời.
|
Nhà tiên tri tiên đoán vận mệnh cuộc đời Đức Phật |
Đạo sĩ Asita được nhiều người kính nể, nhưng khi gặp Thái tử, ông bỗng nhiên chắp tay vái chào vô cùng cung kính, song nét mặt lại có chút buồn. Xem tướng cho Thái tử, đạo sĩ tiết lộ rằng Ngài sau này sẽ thành Phật, chỉ hiềm nỗi mình tuổi cao sức yếu, tới lúc khuất núi cũng không được vị Phật tương lai cho lời giác ngộ.
3. Thời niên thiếu của Thái tử Tất Đạt Đa
|
Cuộc đời Đức Phật thời niên thiếu |
Thái tử được vua cha nuôi dạy kĩ lưỡng, hy vọng Ngài sẽ trở thành người văn võ song toàn, sau này cai trị đất nước anh minh. Từ khi Thái tử lên 7 tuổi đã được các thầy giáo giỏi nhất xứ đến hoàng cung chỉ dạy.
Chỉ trong 5 năm, Ngài đã thông suốt 5 môn học là Thanh minh (ngôn ngữ học và văn học), Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Y phương minh (môn học chữa bịnh), Nhân minh (Luận lý học), và Nội minh (Đạo học) cùng 4 sách Thánh Veda.
|
Đức Phật học hành giỏi giang, tinh thông võ nghệ |
Tới năm 13 tuổi, Thái tử theo học võ thuật, nhờ sức khỏe phi thường mà học môn gì cũng giỏi. Truyền thuyết kể rằng trong 1 cuộc thi bắn cung, Thái tử đã bắn 1 mũi tên xuyên qua 7 lớp trống đồng, trong khi người giỏi nhất khi đó chỉ bắn xuyên được 3 lớp.
|
Đức Phật có sức khỏe phi thường |
Đến khi 16 tuổi, Thái tử được vua cha cho cử hành hôn lễ với công chúa Yasodhara (Da du đà la), hai người sống với nhau vô cùng hạnh phúc, được dân chúng kính yêu. Có thể nói trong suốt gần 13 năm sau đó, Thái tử sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, chẳng chút lo âu phiền muộn, cũng chẳng hề hay biết về những nỗi khổ đau, bất hạnh trên đời.
|
Đức Phật kết hôn với công chúa nước láng giềng |
4. Thay đổi suy nghĩ, quyết tâm xuất gia tầm đạo
Những tưởng Thái tử sẽ sống 1 cuộc đời như thế cho đến khi già, song thời gian dần trôi, Ngài với lòng thương người và trí tuệ sâu sắc đã dần giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc đến từ vật chất thế gian.
|
Đức Phật đi thăm dân chúng, nhìn chúng sinh khổ nạn mà ngộ ra |
Từ những lần ra ngoài thành dạo chơi, Thái tử nhìn thấy những mảnh đời bất hạnh, bệnh tật, già yếu, thậm chí cả người chết bên đường, Ngài còn nhìn thấy 1 vị tu sĩ dung mạo thoát tục, dường như đã được giải thoát khỏi mọi điều ở chốn trần ai.
Ngài suy nghĩ nhiều hơn về việc xuất gia tầm đạo để tìm ra con đường giải thoát chúng sinh khỏi những nỗi bất hạnh của đời người. Song điều đó đồng nghĩa với việc Thái tử phải từ bỏ cuộc sống hiện tại của mình, đúng lúc ấy, có tin báo rằng
vợ của Đức Phật mới hạ sinh con trai, được vua cha đặt tên là Rahula (La Hầu La).
5. Dứt bỏ phú quý giàu sang, từ biệt vợ con lên đường tầm đạo
|
Đức Phật từ bỏ vợ con lên đường tu đạo |
Trong cuộc đời Đức Phật, đây được coi là bước ngoặt, khi mà Thái tử đã đưa ra sự từ bỏ vĩ đại, chẳng những dứt bỏ cuộc sống giàu sang vinh hoa, từ bỏ ngôi vị Thái tử mà Ngài còn phải rời xa gia đình mình.
Buông bỏ là gì, hãy đọc ngay 3 câu chuyện Phật giáo này. Song với lòng thương người, muốn cứu rỗi chúng sinh lớn hơn tất thảy, Thái tử vẫn quyết tâm xuất gia cầu đạo, tìm đường cứu khổ nhân loại. Năm đó, Thái tử vừa tròn 29 tuổi.
Thái tử cắt tóc, khoác lên mình bộ áo màu vàng của tu sĩ, bắt đầu cuộc sống không nhà, lang bạt khắp nơi, khi thì ngồi dưới gốc cây, khi thì nằm nghỉ qua đêm trong hang đá, giữa ngày nắng nóng cũng như giữa đêm sương lạnh, dùng năng lực và ý chí của mình để hướng tới lý tưởng cao cả, tìm ra ý nghĩa của nhân sinh, tìm ra con đường dẫn tới giải thoát đến nơi cõi Niết bàn bất tử.
6. Học đạo với đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta
|
Cuộc đời Đức Phật khi bắt đầu học đạo |
Trên con đường tầm đạo trong cuộc đời Đức Phật, có 2 vị đạo sư đóng vai trò vô cùng quan trọng, cũng là 2 đạo sư danh tiếng nhất thời bấy giờ, đó là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Cả 2 đều tu theo phép Du già, đạt tới những cấp thiền định cao nhất, thuộc Vô sắc giới.
Với tư chất thông minh, Thái tử chẳng mấy chốc đã đạt được cấp thiền đó. Tuy được mời ở lại lãnh đạo chúng đệ tử, song Thái tử biết con đường tìm ra chân tu chưa dừng lại ở đó, bởi chân lý tối hậu đó phải do Ngài tự tìm ra, tự chứng ngộ trong nội tâm của mình chứ không thể dựa vào bất cứ ai.
7. Con đường tu hành khổ hạnh 6 năm
Trong cuộc đời Đức Phật, không thể không kể đến con đường tu hành khổ hạnh suốt 6 năm ròng của Người. Thời bấy giờ,người Ấn Độ tin rằng nếu cầu đạo giải thoát thì phải kiên trì ép xác, tu khổ hạnh. Cùng với 5 người bạn đồng tu, Thái tử kiên trì khổ hạnh ép xác đến nỗi người gầy xác xơ, đi còn không vững.
|
Con đường tu hành của Đức Phật |
Ngài nghiệm thấy con đường mình đang đi chưa thực sự đúng đắn, muốn thoát khổ và cứu khổ thì cần phải tìm ra con đường khác cho mình. Ngài quyết định ăn uống lại bình thường. Một thôn nữ dâng lên Ngài đồ ăn, giúp Ngài có thêm sức lực để tiếp tục con đường đi tìm chân tu.
|
Đức Phật được thôn nữ cúng dường đồ ăn lấy lại sức lực |
Ngài chuyển đến ngồi dưới gốc cây Bồ đề, suy tư về lẽ sống chết, luân hồi sanh tử cùng con đường giải thoát, dẫn tới Niết bàn. Ngài còn nhớ lại những kiếp trước của mình, thấy rõ các chu kì thành hoại của thế giới, thấy rõ các chúng sanh được luân hồi như thế nào tùy theo nghiệp mình tạo ra. Muốn biết bản chất cuộc đời, hãy nghe lời Phật dạy.
|
Đức Phật tu thành chính quả |
Qua đó, Thái tử nhận ra rằng mình đã đoạn trừ hết mọi tham ái, lậu hoặc, vô minh, được giải thoát và giác ngộ. Ngài đã thành Phật sau 6 năm kiên trì bền bỉ, luôn giữ trong mình lý tưởng cứu rỗi chúng sinh. Khi đó, Đức Phật tròn 33 tuổi.
8. Do dự trước khi chuyển bánh xe Pháp
|
Đức Phật do dự khi chuyển pháp luân |
Chuyển Pháp Luân là chuyển bánh xe Pháp, nghĩa là truyền bá cho chúng sinh về đạo Pháp mà Người đã chứng ngộ. Song Đức Phật e ngại rằng khi mình thuyết pháp thì không được chúng sinh thấu hiểu và đón nhận, nhưng với lòng từ tâm của mình, Người vẫn quyết định sẽ chuyển bánh xe Pháp, bắt đầu con đường truyền đạo cứu khổ diệt khổ, dẫn chúng sinh đến cõi bất tử Niết bàn.
Người nhận thuyết pháp đầu tiên chính là 5 người bạn đồng tu trước đây của Đức Phật, đúng 2 tháng sau khi Người đắc đạo ở vườn Nai gần Benarès. Sự kiện này được biểu trưng bởi 1 bánh xe có 2 con nai nâng đỡ 2 bên, được biết đến với bài kinh Dhammacakkappavattana, có nghĩa là "chuyển bánh xe Pháp".
9. Con đường thuyết pháp, truyền bá Phật pháp
|
Đức Phật bắt đầu truyền pháp |
Trong cuộc đời Đức Phật, sau khi đắc đạo, Ngài đã dốc sức đi khắp nơi truyền đạo. Sau 1 thời gian ngắn, Ngài có 60 đệ tử đều là A la hán, được phái đi khắp nơi để truyền bá chánh pháp. Còn bản thân mình, Đức Phật lên đường đến Uruvela, dọc đường Ngài đã giác ngộ cho các thanh niên nhà giàu đang vui chơi giải trí, tiếp đó là 3 anh em ông Kassapa với số đệ tử đông đảo đều xin được xuất gia theo Đức Phật.
|
Đức Phật giác ngộ cho các thanh niên |
Trong số các đệ tử mà Đức Phật thu nhận trong cuộc đời mình, không thể không kể đến Sariputla và Moggallana. Hai người này có cuộc sống giàu sang nhưng sớm giác ngộ tính tạm thời của vật chất và luôn mong muốn tìm thầy học đạo.
Dưới sự dẫn dắt của Đức Phật, 2 người sớm chứng quả A la hán. Với tu vi hơn người, Sariputla và Moggallana được Đức Phật công nhận là 2 vị thượng thủ của Tăng đoàn.
|
Duyên phận với 2 đại đệ tử trong cuộc đời Đức Phật |
10. Đức Phật về thăm hoàng cung
Lúc bấy giờ, vua Suddhodana – tức thân phụ Đức Phật đã già yếu. Ở hoàng cung, nghe tin Đức Phật thành đạo và đang trên đường thuyết pháp, nhà vua bèn phái sứ giả đến vời Người về thăm cố đô cùng gia đình. Sứ giả đến nghe Phật thuyết pháp đều 1 lòng tin tưởng và xin được xuất gia làm Tỳ kheo đi theo Đức Phật.
|
Đức Phật giác ngộ cho sứ giả |
Về đến cố đô, Đức Phật cùng các đệ tử được vua cha cùng quần thần, dân chúng đón tiếp vô cùng long trọng. Nhà vua nghe Phật thuyết pháp cũng sớm chứng quả Thánh thứ 3. Trong lần nghe Phật thuyết pháp cuối cùng khi đã nằm trên giường bệnh, vua chứng quả A la hán, 7 ngày sau khi tận hưởng lạc thú giải thoát, vua cha qua đời. Khi đó, Đức Phật tròn 40 tuổi.
Về công chúa Da Du Đà La – vợ Đức Phật khi còn là Thái tử thì sau khi Người rời bỏ hoàng cung, công chúa cũng từ bỏ cuộc sống xa hoa trước kia mà mặc áo vàng của tu sĩ, 1 lòng tận tụy nuôi dạy con trai La Hầu La. Sau khi vua cha qua đời, công chúa cũng xuất gia, chẳng bao lâu sau chứng quả A la hán. Trong số các Tỳ kheo ni thì công chúa là người giỏi phép thần thông nhất.
|
Công chúa nuôi dạy con trai Đức Phậtthành người |
Hoàng tử La Hầu La tuy tuổi còn nhỏ nhưng cũng được Đức Phật đưa theo Tăng đoàn, được nuôi dạy và thuyết pháp, cũng chứng quả A la hán. Hoàng tử qua đời trước Đức Phật.
11. Đức Phật nhập Niết Bàn
Vào năm 80 tuổi, Đức Phật nhận thấy sự nghiệp thuyết pháp, giáo hóa cứu khổ chúng sinh đã hoàn thành, đã đến lúc Ngài nhập cõi Niết bàn. Ngài nói với chúng Tỳ kheo: “Giới, định và tuệ, giải thoát tối hậu. Đó là những điều Như Lai thực hiện.” Dù cuộc đời của Ngài kết thúc nhưng tư tưởng và tinh thần của Ngài còn sống mãi với thời gian.