Hệ thống các vị Phật, Bồ Tát của Phật giáo vô cùng phong phú, đa dạng với hàng ngàn vị. Mỗi vị đều có câu chuyện gắn liền với ngày Đản sinh, quá trình học đạo thành Phật và ngày nhập Niết Bàn. Mỗi vị có sức mạnh riêng, cứu giúp độ hóa chúng sinh ở một phương diện khác biệt.
![]() |
Lịch Phật là danh sách những ngày lễ quan trọng về các vị Phật, Bồ Tát trong năm để chúng Phật tử tiện theo dõi, ghi nhớ và tổ chức lễ cúng. Do thời lượng có hạn nên chúng tôi chỉ điểm danh một số vị Phật quan trọng, có vị trí cao và được chúng Phật tử kính ngưỡng rộng khắp.
Lịch Phật
- Tháng 1 âm lịch
- Tháng 2 âm lịch
- Tháng 3 âm lịch
- Tháng 4 âm lịch
- Tháng 5 âm lịch
- Tháng 6 âm lịch
- Tháng 7 âm lịch
- Tháng 8 âm lịch
- Tháng 9 âm lịch
- Tháng 11 âm lịch
- Tháng 12 âm lịch
1. Tháng 1 âm lịch
Mùng 1 lịch âm: Ngày vía Đức Phật Di Lặc – hiểu đúng cách thờ Phật Di Lặc. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình đầy đặn, tai to mặt lớn, thờ Phật Di Lặc còn được coi là Thần Tài mang tới may mắn, phúc lộc và sung túc.
Mùng 6: Ngày vía Phật Định Quang Như Lai – vị Phật tiền kiếp lúc Thích Ca Mâu Ni sơ phát tâm bồ đề, từ đây cho tới khi tu hành đức độ thành chính quả, trở thành đời hiện tại.
2. Tháng 2 âm lịch
Mùng 8: Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia, chúng sinh tích đức hành thiện. Noi gương học đạo của Đức Phật để tu dưỡng chính mình.
Ngày 8/2 âm lịch – Ngày Đức Phật xuất gia: Nhìn lại con đường thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ngày Rằm: Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn. Trong ngày này nên tụng kinh hồi hướng Phật pháp, tỏ lòng kính ngưỡng và tiến tu theo Phật hạnh.
Mời bạn đọc thêm:
Đức Phật nhập cõi Niết bàn vào ngày nào, ở đâu?
Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu
Ý nghĩa sâu sắc về ngày Đức Phật Thích Ca nhập cõi Niết bàn
Rằm tháng 2 âm lịch - ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập cõi Niết Bàn về phản tỉnh
Phật nhập cõi Niết Bàn để lại 4 câu trả lời cho mọi vấn đề
Ngày 19: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát – vị Bồ Tát từ bi cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, được xưng tụng là một trong Tứ đại Bồ Tát, Tây Phương Tam Thánh.
Các bài viết tham khảo: Ngày vía Quan Âm tìm hiểu thêm về Đức Phật Bà
Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Tại sao Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người kính ngưỡng?
Truyền thuyết QUAN ÂM BỒ TÁT: Có phải Ngài là công chúa Diệu Thiện?
Một năm có bao nhiêu ngày vía Quan Âm?
Ngày 21: Ngày sinh Phổ Hiền Bồ Tát – một trong Hoa Nghiêm Tam Thánh với hiệu Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, dùng kim cang phá tan phiền muộn, hướng chúng sinh tới hạnh phúc, an nhiên và đúng đắn.
Các bài viết tham khảo Cung dưỡng tam thánh, học đạo tu đời theo Phật, Bồ Tát để hưởng phúc
Kính ngưỡng Phổ Hiền Bồ Tát - hướng tới ánh sáng chân lý tu hành
3. Tháng 3 âm lịch
Ngày 16: Ngày sinh Chuẩn Đề Bồ Tát – hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài hộ mạng cho chúng sinh thọ mạng ngắn ngủi, thân nhiều bệnh tật, nghiệp chướng sâu dày.
4. Tháng 4 âm lịch
Mùng 4: Ngày vía Văn Thù Bồ Tát - vị Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ, thấu triệt chân lý của thế gian, có khả năng soi rọi và chuyển hóa mọi khổ sở, phiền não, đưa chúng sinh vượt qua cảnh giới trần tục, tiến tới thân tâm an lạc.
Các bài viết tham khảo: Kính ngưỡng ngày vía Văn Thù Bồ Tát 4/4 âm lịch, vì sao ngài lại cầm kiếm trên tay?
Văn Thù Bồ Tát - bậc Đại Trí dùng trí tuệ dẫn đường chúng sinh
Ngày Rằm: Đại lễ Phật Đản – ngày Phật Cát Tường tức là ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập cõi Niết Bàn.
Tham khảo các bài viết: 15/4 âm lịch mừng Đại lễ Phật Đản, kính ngưỡng Đức Phật Thích Ca
10 lời nguyện chúc cát lành mừng Đại lễ Đức Phật đản sinh
Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?
Ngày 28: Ngày đản sinh Dược Vương Bồ Tát một trong 25 Bồ Tát A Di Đà Phật, ban cho chúng sinh lương dược để trị bệnh khổ của thân và tâm.
5. Tháng 5 âm lịch
![]() |
Ngày 13: Đản sinh Già Lam Bồ Tát – Quan Công buông đao xuống đất, lập tức thành Phật.
6. Tháng 6 âm lịch
Mùng 3: Đản sinh Vi Đà Bồ Tát – thần hộ pháp của Phật giáo.
Ngày 19: Quan Thế Âm Bồ Tát thành đạo – tụng chú đại bi.
7. Tháng 7 âm lịch
Ngày 13: Đản sinh Đại Thế Chí Bồ Tát - thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.
Các bài viết tham khảo Đại Thế Chí Bồ Tát - ánh sáng vô biên độ hóa chúng sinh
Hướng tâm kính Phật trong ngày sinh nhật của Đại Thế Chí Bồ Tát
Ngày Rằm: Lễ Vu Lan báo hiếu
Tham khảo các bài viết Rằm Tháng 7 kể chuyện Lễ Vu Lan của Phật giáo
Lễ Vu Lan: Con cái báo hiếu cha mẹ thế nào cho đúng?
Chớ nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn
Ngày 24: Đản sinh Long Thụ Bồ Tát - một trong bát tông của Phật Giáo Đại Thừa.
Ngày 30: Đản sinh Địa Tạng Vương Bồ Tát, xưng tụng là tứ đại Bồ Tát, dùng pháp lực và lòng từ bi của mình chuyên cứu độ những người sa vào địa ngục.
Tham khảo bài viết Địa Tạng Vương Bồ Tát - Địa ngục chưa trống thề không thành Phật
Ngày 30 tháng 7 Địa Tạng Vương bồ tát đại khai nhãn giới
Cung dưỡng Địa Tạng Bồ Tát, mời phúc đức đến cửa
Bài khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát cầu công danh sự nghiệp
8. Tháng 8 âm lịch
Ngày Rằm: Đản sinh Nguyệt Quang Bồ Tát hay còn gọi là Nguyệt Tịnh Bồ Tát, nguyệt quang phổ chiếu khắp nơi.
Tham khảo các bài viết Nguyệt Thần trong Tết Trung Thu theo quan niệm Phật giáo
Tết Trung Thu kính ngưỡng ngày sinh Nguyệt Quang Bồ Tát
Ngày 22: Đản sinh Đức Nhiên Đăng Phật – vị Phật của quá khứ.
9. Tháng 9 âm lịch
Mùng 9: Đản sinh Ma Lợi Chi Bồ Tát - hộ Thân Bồ Tát có sức mạnh tiễu trừ tai ương, bảo vệ bình an.
Ngày 19: Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia – đọc 12 đại nguyện.
Ngày 30: Đản sinh Phật Dược Sư - nguyện giúp chúng sinh giải trừ khó khăn, khiến ai ai cũng có cội rễ, dẫn dắt mọi người giải thoát khổ đau.
Ước nguyện Đức Dược Sư, đọc một lần ứng nghiệm cả trăm năm
Những ai nên cung phụng Phật Dược Sư để được hưởng phúc?
Thờ Phật Dược Sư tại gia có thể khỏe thân an tâm, tiễu trừ bệnh ách.
Dược Sư Như Lai là Đức Phật phát nguyện chữa bệnh, chữa nghiệp cho chúng sinh
Tụng Kinh Dược Sư – Bệnh tật tiêu tan, Thân Tâm thoát khỏi bể khổ
10. Tháng 11 âm lịch
Ngày 17: Đản sinh Phật A Di Đà - giáo chủ thế giới Phật giáo Tây phương.
11. Tháng 12 âm lịch
![]() |
Mùng 8: Phật Thích Ca Mâu Ni thành Phật (theo Phật giáo Bắc tông), nên nấu cháo cung dưỡng Ngài và làm nhiều công quả, tích phúc đức.
Trên đây là bản Lịch Phật với những ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Phật tử có thể đối chiếu theo đó để làm lễ cúng, tổ chức các buổi tụng niệm, kính ngưỡng, ăn chay, làm việc thiện. Ngoài ra, còn rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác có những ngày lễ tưởng niệm ngày đản sinh, thành đạo, nhập niết bàn có ghi lại trong kinh sách nhà Phật, có thể tìm hiểu thêm.
Và quan trọng nhất khi hướng về Phật, cung dưỡng Bồ Tát chính là lòng chân tâm. Có Phật ở trong tâm thì bất cứ ngày nào cũng là ngày lễ. Con người trước hết phải có lòng tu dưỡng, noi mình theo những lời dạy, những tấm gương của Phật, Bồ Tát. Sống thiện, sống lành, chăm làm việc tốt, tích thêm phúc đức. Có như vậy mới đích thực là hướng Phật.
Lịch Phật là lời nhắc nhở, không chỉ giúp mỗi Phật tử nhớ tới ngày kỉ niệm mà còn khuyên chân thành, lúc nào cũng phải hướng tới lý tưởng, đạo đức mà nhà Phật muốn truyền thụ. Người học Phật là tiếp thu được Phật hạnh và tiến tới áp dụng cho bản thân. Mong rằng 12 tháng trong năm, lúc nào cũng có Phật tại tâm để soi đường chỉ lỗi, hướng tới vô ngã vô thường, an nhiên hưởng lạc.
Tâm Lan