Phải có khổ đau mới hiểu giá trị của hạnh phúc
Trước khi nhập diệt Niết bàn, Ngài cũng dạy các để tử lời cuối : “Các con hãy lấy giáo lý làm thầy” và kiểm chứng ngay cả lời Ngài dạy, thấy lẽ thật thì làm theo và không bắt buộc bất cứ ai phải theo. Ngài chỉ nói đến nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh trong vòng sinh - tử lục đạo luân hồi, ai muốn giải thoát thì làm theo.
Thế mới thấy, không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật luôn nói đến hay nhấn mạnh tới những nỗi khổ mà con người phải đối mặt trong suốt kiếp người. Nhưng đó không phải là điều đáng để sợ hãi mà chúng ta phải hiểu để giữ tâm thế chủ động hơn trong việc đối mặt với chúng.
Thời khi Đức Phật còn là thái tử Tất Đạt Đa đi vi hành quanh kinh kỳ, Ngài đã kinh ngạc nhận ra, ai cũng phải đối mặt với đau khổ. Con người luôn phải đối mặt với bệnh tật, đói nghèo, nếu giàu có cũng không tránh khỏi được những phiền muộn,...
Song, ngài còn ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy tất cả bọn họ đều an nhiên chấp nhận thống khổ, không hề kháng cự. Đức Phật bèn ngộ ra chân lý đầu tiên rằng: Khổ đau không thể tránh khỏi, chỉ có đối mặt mới giúp con người tiến đến sự giải thoát, có khổ đau con người mới hiểu được chân lý của hạnh phúc, cõi lòng trở nên thanh thản, tự tại.
Vì vậy, có thể nói khổ đau cũng như những ngày mưa, đều cần thiết để ta nhận thức, trân trọng hơn về hạnh phúc - về ngày nắng và chúng luôn cần thiết để con người xa lánh dục vọng, biết thu mình, có được con mắt tinh tường để ngắm nhìn nhân gian đẹp đẽ.
Xem thêm: 55 câu nói hay về thất bại mang lại cho bạn sức mạnh vô song
Đừng vội mừng vì cuộc đời thuận buồm xuôi gió
Nhưng đến ngày thứ 3, anh ta tìm đến người hành hương nọ và nói: “Tôi chán lắm rồi, tôi cần một việc gì đó để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?” Nhưng người hành hương đáp: “Xin lỗi nhưng không có việc gì cần làm cho anh cả!” Nghe xong, anh ta bèn quát lớn: “Tôi chẳng thà sinh vào địa ngục.”
Thử nghĩ xem tới một ngày ta ngồi lại kể cho con cháu mình nghe về những gì mình đã làm được trong quá khứ, đã vượt qua những trở ngại của cuộc đời... Ta sẽ mỉm cười tự hào về những gì mình đã qua vì chính chúng đã giúp ta hình thành nên con người chín chắn hơn, trưởng thành hơn ở hiện tại.
Đừng khó chịu với những nỗi đau trong cuộc sống, hãy gửi lời cảm ơn tới chúng. Chúng ta hãy nên thường xuyên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn, không trốn tránh cuộc sống và cũng đừng quá cầu mong sự an toàn, để rèn luyện sức kham nhẫn của ta.
Thực tế là những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được gia đình, người thân bảo bọc quá đầy đủ, muốn gì được nấy, sẽ dễ dàng vấp ngã trước biến động của cuộc đời.
Không có những khổ đau đó thì ta chỉ là những linh hồn yếu đuối, dễ bị phụ thuộc vì sự yếu kém, mong manh của mình. Chỉ khi vượt qua những đau khổ và được trở nên mạnh mẽ thì ta mới có được lòng tự tôn về bản thân.
Chúng ta hay tự phóng đại nỗi khổ của mình
Cuối cùng, có một vị còn quả quyết người ta khổ chính vì không được ăn no!
Phật giáo không thừa nhận một thượng đế tối cao nào sáng tạo ra con người và thế giới này. Những khổ lạc của đời người cũng không phải một lực lượng siêu nhân nào đưa lại, mà đó là do chính mỗi con người tạo ra cho mình.
Nguyên nhân của sự đau khổ do bản thân mình gây ra hay tác động bởi hoàn cảnh xã hội, nhưng khổ đau có nguồn gốc từ sự tưởng tượng của con người là chủ yếu. Thế mới có chuyện người ta thấy trời mừa cũng kêu khổ, nắng cũng than khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, không ai yêu cũng khổ mà được nhiều người thương cũng khổ…
Người giàu có nỗi khổ của người giàu, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo. Trong cuộc sống, không ai có thể trốn chạy trái đắng, nhờ vậy mà mới có thể mạnh mẽ, trưởng thành.
Chớ vì mới rớt Đại học, chồng/vợ phản bội, làm ăn đổ bể vài lần là liền tự tử. Trong khi đó có người rớt Đại học không dưới 5 lần họ vẫn kiên nhẫn vừa làm thêm việc lại vừa ôn thi lại cho đến khi đỗ mới thôi, có người thất bại tới bao nhiều lần họ cũng không quan tâm và quyết chí làm cho bằng được mới thôi, có kẻ bị chồng phản bội lại là cơ hội họ làm lại cuộc đời mới rực rỡ và thành công tới mức họ còn chưa từng một lần tưởng tượng ra...
Đừng lấy cái chết ra để xem là lối thoát, điều đấy chỉ cho thấy bạn là kẻ yếu đuối, vô minh mà thôi, vì theo quan niệm Phật giáo về tự tử đó là hành động mở màn cho thống khổ ngút trời mà bạn không đủ trí tuệ để biết được.
Cuộc sống luôn có nhiều điều làm ta cảm thấy cực khổ nhưng quan trọng là lối sống tích cực, lạc quan luôn được phải duy trì. Nếu ta đủ năng lực để nhìn cuộc đời khi hiểu rõ quy luật nhân quả và thấu lý vô thường thì thấy cuộc đời con người chỉ là một giai đoạn, một khúc của vòng luân hồi vô tận.
Những được mất rồi cũng sớm qua đi, mê bộ váy đẹp mặc vài lần đã không còn thích, ao ước cái túi hàng hiệu mua về vài hôm bạn đã thấy chán, mơ căn nhà to thì nếu có rồi bạn cũng cảm thấy vẫn chỉ đang tù bức trong 4 bức tường... Rút cục là những tham ái, mưu cầu lợi dưỡng cho “cái tôi” giả dối kia chỉ là sự ngu tối mà thôi.
Hơn nữa, do quy luật nhân quả chặt chẽ, những mưu cầu, toan tính không thể có gì đảm bảo là sẽ được như ý mình. Và vì vậy, chấp ngã, tham ái chính là nguyên nhân sinh ra mọi nỗi khổ đau trên đời.