Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Ngày 9 tháng 9 là ngày gì? (Âm lịch)

Thứ Năm, 14/09/2017 08:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nhiều người đã nghe qua nhưng không ít người không hiểu rõ ngày 9 tháng 9 là ngày gì vì thế, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về ngày đặc biệt này.
 

Ngày 9 tháng 9 là ngày gì?


Ngày 9 tháng 9 âm lịch là một trong mười hai Tết cổ truyền của Việt Nam, tuy ít còn ảnh hưởng trong văn hóa Việt Nam nhưng ngày này vẫn là một ngày lễ quan trọng trong Nho giáo.

Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ và không phải ngẫu nhiên mà ngày mồng 9 tháng 9 được xem là một ngày Tết quan trọng. Theo quan điểm dân gian cửu (số 9) là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ. Bất cứ cái gì đạt đến số 9 là đã đạt đến đỉnh cao nhất và là tốt nhất, trân quý nhất. 

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là Tết Trùng Dương hoặc Từ thanh - có nghĩa là "tạm biệt thảm cỏ xanh". Đây là ngày đánh dấu sự chuyển mùa, những màu xanh mơn mởn của cây cỏ sẽ không còn nữa và thay thế vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo của mùa Đông. 

Vì thế, tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang Đông. Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành.

Bây giờ ít có nơi tổ chức Tết Trùng Cửu và biết về một phong tục mang nhiều nét đẹp về văn hóa cũng như đối với sức khỏe, đời sống này. 
 

Ý nghĩa của ngày 9 tháng 9 Âm lịch


Sau khi đã hiểu ngày 9 tháng 9 là ngày gì chúng ta cũng đã biết được rằng thời điểm này trước ngày Tết Trùng Cửu mưa thu lất phất, trời âm u, cái nóng vẫn chưa hết, mọi vật dễ trúng độc, con người vào lúc chuyển mùa dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này chúng ta thường phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để phòng côn trùng, phòng nóng lạnh.

Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng trong những ngày này nên đúng dịp Tết Trùng Dương người ta thường uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trấn ngải. 

Được biết, thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. 
 

Leo núi


Nhân dịp Tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. Vào tiết trời thu, trời xanh cao, lên núi đi chơi, có thể khiến tinh thần sảng khoái, trong lòng thư thái.

Dân chúng lên núi còn có nguyên nhân về mặt kinh tế. Đó là tết Trùng Dương là lúc thu hoạch mùa màng xong xuôi, nông dân nhàn nhã. Lúc này cây thuốc hoa quả trên núi cũng bắt đầu già, chín, chính là dịp tốt để người ta thu hái. Chính vì vậy mà tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang Đông. 
 

Ngắm hoa cúc

 
Ngày Tết Trùng Cửu mọi người uống rượu hoa cúc để giải trừ bệnh tật. Theo danh y đời nhà Minh tên Lý Thời Trân, hoa cúc có công dụng chữa trị nhiều bệnh như đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, giải phong nhiệt. Rượu hoa cúc có thể giúp tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan sáng mắt, tiêu viêm giải độc. Rượu hoa cúc có vị đắng, người xưa cho rằng, uống loại rượu này sẽ thêm tuổi thọ nên họ gọi đây là "rượu trường thọ".
 
Ngoài uống rượu hoa cúc, ngắm nhìn hoa cúc là một trong những phong tục của tết Trùng Cửu. Hoa cúc được xem là loài hoa tượng trưng cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ. Cúc được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc.
 

Cây thù du

 
Tiết Trùng cửu cũng là lúc quả thù du chín đỏ, còn mùa xuân hoa thù du nở vàng rực rỡ khắp cành. Loại cây này ít có ở Việt Nam. Tiết xuân đến hoa thù du nở sớm nhất, có lẽ chỉ sau hàn mai, vốn nở từ lúc cuối đông. Người Nhật còn gọi hoa thù du là hoa hoàng kim của mùa xuân. Hoa mai báo tin xuân sắp tới, thù du cho biết mùa xuân đã tới rồi.  

Theo "Bản thảo cương mục” cơm quả thù du vị đắng cay mà thơm, tính ôn nhiệt, có thể trị hàn khu độc, người xưa quan niệm giắt lá nó vào người để trừ tà. Đó là lý do, mọi người thường có thói quen giắt vào người hoặc bỏ vào túi vải đeo theo người để trừ tà.

Trái cây châu du là một vị thuốc, chất lượng tốt nhất là vùng đất Ngô tức vùng Giang, Triết ngày nay nên còn gọi là Ngô châu du, lại cũng còn gọi là cây dầu Việt, Phong tục này học giả Chu Sở đầu thời Tấn viết trong “Phong thổ ký” là một phong tục của người Giang Nam.


Minh Minh

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X