(Lichngaytot.com) Tháng Giêng âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội đáng chú ý. Dưới đây, Lịch Ngày Tốt điểm qua những lễ hội đầu năm 2019 thu hút đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.
1. Hội chùa Bái Đính (khai hội mùng 6/1 âm lịch)
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3
âm lịch.
Đây là khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
2. Lễ hội chùa Hương
Theo
Lịch vạn niên, lễ hội này khai hội mùng 6/1 âm lịch, kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch.
Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật.
Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
3. Chợ Viềng Nam Định
Thời gian hội chợ Viềng khai hội là đêm mùng 7/1 âm lịch.
Với người dân Nam Định, đi chơi chợ Viềng đầu năm đã trở thành một thói quen không dễ gì thay đổi được, những bạn trẻ thì coi đây là chuyến du xuân tuyệt vời trong năm.
4. Lễ hội Yên Tử
Nói đến lễ hội đầu năm 2019, không thể không nhắc đến lễ hội Yên Tử.
Yên Tử là nơi vua Trân Nhân Tông hóa Phật, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đạo Phật Việt Nam, một dòng Thiền có một không hai trên thế gian này.
Yên Tử là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của nước nhà, là một kho tàng lịch sử và truyền thuyết phong phú, hấp dẫn.
Bên cạnh đó, Yên Tử còn lưu những di tích lịch sử văn hóa thời Lý, Trần và các dấu ấn lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại.
5. Lễ Bà chúa Kho (Đầu năm âm lịch)
Xét về
phong tục tập quán, đã thành thông lệ, cứ vào dịp đầu năm, hàng vạn người lại ngược về Bắc Ninh đi lễ Bà Chúa Kho để cầu lộc. Đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ.
6. Hội Lim
Thời gian diễn ra chính hội ngày 13/1 âm lịch.
Hội Lim là lễ hội lớn nhất của người quan họ Kinh Bắc. Hội diễn ra trong hai ngày 12, 13 tháng giêng âm lịch hằng năm trong đó ngày 13 mới là chính hội.
Ngoài những lễ hội đầu năm 2019 phía trên, còn những lễ hội đáng chú ý khác:
+ Hội mở mặt tại Hải Phòng: Hội Mở mặt (xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) diễn ra từ ngày 6-10 tháng Giêng. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.
+ Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày 16-17 tháng Giêng.
Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người, không có việc trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược…
+ Hội chùa Keo (ngày 14 tháng Giêng): Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo…
Đừng bỏ lỡ:
Lễ hội chùa Keo - Thái Bình+
Hội đền An Dương Vương (làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): kéo dài từ ngày 6 đến 16 tháng giêng. Lễ hội tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.
+ Hội hoa Vị Khê: Làng Vị Khê của xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) là một trong những làng chuyên cây cảnh lâu đời nhất nước.
Truyện xưa kể lại làng được hình thành từ thế kỉ thứ 3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự.
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng tại thôn Vị Khê, xã Nam Điền, Nam Trực, Nam Định.
+ Hội Xoan (từ 7 – 10 tháng Giêng): Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong.
Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông.
Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.
+ Hội đền Và (Bất Bạt): Mở vào ngày 15 âm lịch, thờ thần núi Tản Viên. Năm nay cũng là năm đầu tiên một gian giới thiệu về nghệ thuật thư pháp được trưng bày tại đền Và. Cùng với hoạt động trên, các cuộc thi, trò chơi dân gian như thi cờ tướng, thi nấu cơm, kéo co, chọi gà, liên hoan văn nghệ quần chúng...
+ Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mồng mười tháng giêng, chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng giêng đến ngày 22 thì kết thúc.
+ Hội chùa Thầy: Đến với chùa Thầy, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại.
Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến 7-3 âm lịch.
S.T