Thứ Bảy, 24/04/2010 18:14 (GMT+07)
Tiểu minh đường là nơi 2 dòng nước (bên tả, bên hữu) hội tụ lại ở xung quanh các huyệt khi có nước mưa chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Xung quanh 4 huyệt: huyệt oa, huyệt kiềm, huyệt nhũ và huyệt đột đất thấp nên khi mưa nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nước chia dòng thành 2 bên tả hữu. Nơi dòng nước tụ lại gọi là Tiểu minh đường.
Các nhà phong thủy cho rằng, phàm chân long lạc huyệt (kết huyệt) sinh khí ngưng tụ ở huyệt tất sẽ có minh đường. Thế
Tiểu minh đường phong phú.Nơi đất có long mạch kết huyệt, 2 bên có tay Long, tay Hổ kết hợp với mạch thành hình chữ cá; thủy hợp ở trước Long Hổ, trung mạch ẩn trong đất hơi nhô, bên cạnh có gò ẩn như cánh ve gọi là “thiền dực sa”, thủy lại có phân dòng ở 2 cánh ve tạo thành chữ “bát”.Trung mạch hơi cứng như chiếc mũ tròn tên gọi là “cầu thiềm”. Dưới cầu thiềm có 1 hình oa (ổ) bằng phẳng gọi là “táng khẩu”, dưới táng khẩu tức Tiểu minh đường lại có 2 gò ẩn hiện hình giống như vạt áo cánh của người xưa nên gọi là “hợp khâm”. Đồng thời 2 dòng nước mưa hợp ở “tà áo” gọi là “hà tu” (râu tôm). Đến đây, cánh ve khép lại, râu tôm bao quanh dòng nước tam phân tam hợp bao bọc khí trong tâm huyệt.
Đây chính là chân hình của Tiểu minh đường.Liêu Hy Ung trong Táng Kinh Dực nói: "Có 4 dạng huyệt oa, kiềm, nhũ, đột bỗng dưng xuất hiện “giải nhãn” (mắt cua), kim ngưu (cá vàng), hà tu (râu tôm), từ cầu thiềm phân nhánh. Chỗ đó rộng chỉ bằng 1 người nằm nghiêng gọi là Tiểu minh đường. 2 bên Tiểu minh đường có thiền dực sa, ẩn chìm bao bọc”.
Theo Bí ẩn thời vận