(Lichngaytot.com) Người xưa nhắc nhở gặp cao nhân phải cao minh nếu không muốn bị mất mạng như Dương Tu trong câu chuyện dưới đây. Thông minh mà không giữ được cái mạng của mình thì cuối cùng cũng là hư vô.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Gặp cao nhân, phải cao minh
Gặp cao nhân phải cao minh nếu không muốn mất mạng |
Cao nhân là người rất giỏi, thông minh hơn người, thế nhưng không phải ai cũng tốt đẹp, nhất là khi họ lợi dụng trí tuệ của mình để làm việc sai quấy, thâm độc.
Chuyện kể lại rằng Tào Tháo từng giết hại Đổng Trác nên luôn lo sợ bị người kề cạnh mình ám hại. Vốn là người ranh ma nên Tào Tháo căn dặn người thị vệ của mình là gần đây ông sợ mình giết người khi đang nằm mơ. Sau đó không quên nhắc nhở thị vệ là trong lúc ông ngủ không nên lại gần kẻo lãnh hậu quả.
Chuyện kể lại rằng Tào Tháo từng giết hại Đổng Trác nên luôn lo sợ bị người kề cạnh mình ám hại. Vốn là người ranh ma nên Tào Tháo căn dặn người thị vệ của mình là gần đây ông sợ mình giết người khi đang nằm mơ. Sau đó không quên nhắc nhở thị vệ là trong lúc ông ngủ không nên lại gần kẻo lãnh hậu quả.
Một buổi tối nọ, khi Tào Tháo đang ngủ thì bị lăn xuống đất, người thị vệ thật thà nhìn thấy cảnh đấy liền lại đỡ ông và đắp lại chăn trước khi rời đi. Thế nhưng vừa quay lưng đã bị Tào Tháo đứng dậy rút kiếm ra giết chết. Sau đó ông lại quay vào giường ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Sáng ngày tỉnh dậy, Tào Tháo ngạc nhiên như không biết gì khi nghe tin thị vệ đã qua đời tối qua. Ông gặng hỏi xem ai là kẻ giết người.
Mọi người cho biết trong lúc ông nằm mơ đã vô tình giết thị vệ thân cận của mình. Tào Tháo gào khóc tiếc thương, tỏ ra hối hận vì sai lầm của bản thân và cho thuộc hạ an táng người thị vệ.
Mọi người cho biết trong lúc ông nằm mơ đã vô tình giết thị vệ thân cận của mình. Tào Tháo gào khóc tiếc thương, tỏ ra hối hận vì sai lầm của bản thân và cho thuộc hạ an táng người thị vệ.
Mặc cho mọi người ngây thơ tin rằng Tào Tháo không có tội vì không có chủ ý giết người trong lúc nằm mơ, thế nhưng Dương Tu lại không khuất phục. Ông biết rõ khuất tất sau cái chết oan ức này, thế nên trong tang lễ ông cảm thán rằng chính Tào Tháo đã chủ tâm giết hại chứ không phải ai khác.
Tào Tháo nuôi hận thù từ đó, vì không khéo léo nên Dương Tu gây thù chuốc oán với Tào Tháo chỉ bằng một câu nói. Tào Tháo căm ghét và nuôi hận, đợi ngày trả thù. Sau này, khi có sự cố xảy ra, Tào Tháo lấy cớ giáng cho Dương Tu tội nhiễu loạn lòng quân rồi giết ông để trả thù.
Bài học: Cho dù là người thông minh như Dương Tu nhưng không khéo léo trong cách hành xử cũng có thể thiệt mạng. Việc thật thà, thẳng thắn là điều nên có, nhưng không phải khi nào cũng có thể nói ra suy nghĩ của mình. Dương Tu nếu biết im lặng, tìm cách cao tay hơn để xử lý Tào Tháo thì mọi sự đã khác.
Thế nhưng ông lại để cảm xúc bộc phát, nói ra điều không nên nói nên cuối cùng bị giết. Thế nên dù khôn ngoan cũng nhớ tấm gương của Dương Tu. Không phải thành thật là tốt, nếu không chính mình gây ra hậu quả gì, bản thân cũng không biết rõ.
Tào Tháo nuôi hận thù từ đó, vì không khéo léo nên Dương Tu gây thù chuốc oán với Tào Tháo chỉ bằng một câu nói. Tào Tháo căm ghét và nuôi hận, đợi ngày trả thù. Sau này, khi có sự cố xảy ra, Tào Tháo lấy cớ giáng cho Dương Tu tội nhiễu loạn lòng quân rồi giết ông để trả thù.
Bài học: Cho dù là người thông minh như Dương Tu nhưng không khéo léo trong cách hành xử cũng có thể thiệt mạng. Việc thật thà, thẳng thắn là điều nên có, nhưng không phải khi nào cũng có thể nói ra suy nghĩ của mình. Dương Tu nếu biết im lặng, tìm cách cao tay hơn để xử lý Tào Tháo thì mọi sự đã khác.
Thế nhưng ông lại để cảm xúc bộc phát, nói ra điều không nên nói nên cuối cùng bị giết. Thế nên dù khôn ngoan cũng nhớ tấm gương của Dương Tu. Không phải thành thật là tốt, nếu không chính mình gây ra hậu quả gì, bản thân cũng không biết rõ.
Trong cuộc sống, người khôn ngoan là người biết chọn từ ngữ để nói, để bày tỏ, không nên nghĩ gì nói nấy, đừng động chạm đến điểm yếu hay điểm nhạy cảm của người khác. Nếu không nói được lời khôn ngoan thì tốt hơn hết là im lặng, mới mong cuộc đời bình an.
Chân nhân bất lộ tướng: Biết điều này bạn có còn mong nổi tiếng để có cơ hội làm giàu?
Cổ nhân nói chân nhân bất lộ tướng hàm ý rằng người giỏi thực sự sẽ không khoe khoang vì họ biết sẽ dễ rước họa vào thân, tổn thọ, thay vào đó nên tập trung tu
Cổ nhân nói chân nhân bất lộ tướng hàm ý rằng người giỏi thực sự sẽ không khoe khoang vì họ biết sẽ dễ rước họa vào thân, tổn thọ, thay vào đó nên tập trung tu
2. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn
Tiểu nhân thường là người không hiểu chuyện, hay dùng cái lý, kiến thức có hạn của mình để giải thích, thế nên nếu cãi cọ tay đôi với họ sẽ chẳng ích gì. Hoặc có nói chuyện lý lẽ với loại người này cũng như nước đổ lá khoai.
Không cần tranh cãi người không cùng tầng vừa bực mình vừa phí phạm thời gian là vậy. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi mới là người trí.
Không cần tranh cãi người không cùng tầng vừa bực mình vừa phí phạm thời gian là vậy. Gặp tiểu nhân, phải tinh khôn, nói chuyện với người không cùng đẳng cấp với mình, không tranh cãi mới là người trí.
Như câu chuyện về một người nói: 4 x 4 = 16 trong khi người kia nói: 4 x 4 = 17. Không phân thắng bại nên họ lôi nhau lên quan huyện phân giải.
Quan huyện quyết định người nói 4 x 4 = 17 được thả cho về nhà, còn đánh 50 roi người nói 4 x 4 = 16.
Người có kết quả 16 ấm ức liền vào hỏi quan huyện:
- Tại sao con nói đúng mà quan vẫn cứ đánh con?
Quan huyện nói:
- Tội của ngươi lớn lắm, người đã biết 4 x 4 = 16 là đúng mà vẫn đi cãi nhau với một thằng ngu. Đã biết nó ngu mà lại tốn thời gian vì một đứa ngu, cố chấp như mày nên bị đánh là phải. Còn thằng ngu kia ta thả nó về xã hội để xã hội dạy cho nó thấy là nó ngu như thế nào, còn mày có nói đến thế nào đi chăng nữa nó vẫn không khôn ra được đâu.
Trong cuộc sống cũng vậy, không nên kết giao với kẻ tiểu nhân vì sẽ dễ làm hỏng chuyện. Với những kẻ đó, ta có chân thành cũng bị lừa gạt, nói xấu, đâm sau lưng.
Nhưng, người xưa khuyên rằng, khi làm việc nhỏ thì phải cự tuyệt tiểu nhân, nhưng nếu muốn làm việc lớn thì cần "biết sử dụng" họ để đẩy nhanh tiến trình.
Ngoài ra, vai trò của tiểu nhân là để bạn không được lơ là, chủ quan hay xem nhẹ. Có tiểu nhân là để ta gia tăng bản lĩnh, thể hiện vai trò của mình trong xã hội.
Nhưng, người xưa khuyên rằng, khi làm việc nhỏ thì phải cự tuyệt tiểu nhân, nhưng nếu muốn làm việc lớn thì cần "biết sử dụng" họ để đẩy nhanh tiến trình.
Ngoài ra, vai trò của tiểu nhân là để bạn không được lơ là, chủ quan hay xem nhẹ. Có tiểu nhân là để ta gia tăng bản lĩnh, thể hiện vai trò của mình trong xã hội.