Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cây Bồ đề mọc trước nhà là tốt hay xấu? Nên lưu ý gì về phong thủy khi trồng loài cây linh thiêng này?

Thứ Tư, 21/07/2021 13:52 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bồ đề vốn là loài cây linh thiêng được biết đến rộng rãi và gắn liền với các điển tích của Phật giáo. Nhiều người có chung thắc mắc liệu cây Bồ đề mọc trước nhà là tốt hay xấu? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


1. Cây Bồ đề là gì?

 
Bồ đề hay còn được gọi là cây giác ngộ, có tên khoa học là Ficus religiosa. Cây là một loài thuộc chi Ficus (Đa đề). Nguồn gốc xuất xứ của cây Bồ đề ở tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.
 
Cây sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đồng thời, với đặc tính ưa sáng, dễ thích nghi nên tại Việt Nam, cây được trồng ở khắp các vùng miền.
 
Đây là một loại cây được cho là rất linh thiêng khi gắn với các điển tích của Phật giáo. Theo đó, Đức Phật đã ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề và từng bước ngộ ra được các giáo lý của Phật Giáo.
 
Chính vì thế, loài cây giác ngộ này được trồng nhiều trên thế giới, biểu tượng của một sự may mắn và sự giác ngộ ra chân lý.
 
Cây Bồ đề là cây thân gỗ, thuộc họ dâu tằm, đa số là những cây cổ thụ to với thân cây lồi lõm. Cây cao tầm 15 mét, lá cây mọc cách, hình tam giác có màu xanh thẫm. Lá cây thường xanh bán mùa, rụng lá vào những ngày mùa thu nhưng dù có rụng thì trên cây vẫn luôn có những chiếc lá màu xanh.
 
Cành của nó có rễ rủ xuống, hai bên cành lớn mọc xòe ra xung quanh. Quả cây khi chín chuyển sang màu tím đậm, hoa của cây mọc từ nách lá.
 
Loại cây linh thiêng này có đặc tính rất dễ trồng. Bạn có thể trồng cây bằng cách nhân giống từ hạt hoặc thực hiện phương pháp sang chiết, giâm cành.
 
Đây là loại cây ưa sáng, vậy nên bạn hãy trồng nó ở những nơi có ánh sáng tốt. Đất để trồng cây, bạn cũng nên chọn những loại đất giàu dinh dưỡng để cây có thể phát triển một cách tốt nhất.

Cây Bồ đề mọc trước nhà tốt hay xấu?
 

2. Cây Bồ đề mọc trước nhà là tốt hay xấu?

 
“Cây Bồ đề mọc trước nhà là tốt hay xấu” là thắc mắc của rất nhiều người.
 
Loài cây này tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Với những tác dụng mà nó mang lại cùng những câu chuyện linh thiêng về Đức Phật, loại cây này thường được nhiều hộ gia đình lựa chọn trồng trước nhà. Nó có thể giúp cho người thân trong gia đình bạn mọi sự đều bình an, công việc thuận lợi.
 
Do vậy có thể khẳng định luôn rằng, cây Bồ đề mọc trước nhà là một điềm báo tốt lành cho gia đình.
 
Trồng cây này trước nhà giúp mang lại cho gia đình bạn không khí trong lành, mát mẻ, giảm bớt sự đơn điệu của không gian sống. Với tán lá rộng nên vào những ngày hè nóng bức thì cây còn mang đến bóng mát cho khu tiền sảnh, giúp điều hòa nhiệt độ để bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
 
Đồng thời, cây còn có rất nhiều tác dụng khác cả về khoa học lẫn tâm linh. Chính bởi vậy bạn nên lựa chọn cho gia đình mình một cây để trồng trước cửa nhà nhé.
 
Ở một số địa phương, nhiều gia đình còn trồng cây Bồ đề làm cây kiểng trước sân nhà với mong muốn gia đình gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
 
Tuy nhiên, nếu khu tiền sảnh của gia đình bạn có diện tích khiêm tốn thì chắc chắn bạn không thể trồng loại cây thân to và cao tới vài chục mét như cây Bồ đề. Nhưng nếu bạn vẫn muốn trồng cây này trước nhà thì không phải là không có cách. 
 
Thay vì chọn cây Bồ đề trồng tự nhiên thì bạn có thể chọn những cây bonsai với dáng hình nhỏ nhắn nhưng được cắt tỉa cẩn thận đầy tính nghệ thuật.
 

3. Nguồn gốc, sự tích cây Bồ đề

 
Hình ảnh Đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ đề
 
Theo những tài liệu cũ về Phật giáo, cây Bồ đề có ý nghĩa linh thiêng và có vai trò quan trọng trong cuộc đời Đức Phật – một hoàng tử Ấn Độ tên Siddhartha Gautama.
 
Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Bồ đề thiền định và dần giác ngộ được giáo lý Phật giáo. Sau khi giác ngộ ra chân lý, Ngài đã đi và truyền dạy đạo Phật ở khắp châu Á.
 
Vào một ngày nọ, hoàng tử Ấn Độ Siddhartha Gautama đi ra ngoài và thấy 4 loại người: một nhà tu khổ hạnh, một người bệnh, một ông già và một xác chết. Họ khiến hoàng tử Ấn Độ hiểu và tin rằng, cuộc sống là một vòng tròn của đau khổ.
 
Vì thế, sau đó ông quyết định từ bỏ chức vị hoàng tử, từ bỏ cuộc sống nhung lụa, trở thành một nhà tu khổ hạnh, ra đi, khám phá thế giới và học hỏi.
 
Trong cuộc hành trình ấy, Ngài luôn ăn chay và bắt mình tu luyện khổ hạnh. Đồng thời, ông luyện tập thiền định để tập trung cơ thể và suy nghĩ của mình.
 
Sau 49 ngày ngồi thiền, Siddhartha Gautama đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng cao nhất và trở thành Đức Phật – Thế Tôn.
 
Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền rồi đem tới Sri Lanka trồng. Đến nay, cây Bồ đề đó vẫn còn tồn tại và phát triển ở Anuradhapura, Sri Lanka. Và đây chính là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất thế giới.
 
Hiện nay loài cây này được trồng rất nhiều trên thế giới, nhất là ở các nước mà Phật Giáo phát triển mạnh. Hay nó còn được xem là biểu tượng của sự may mắn.
 

4. Ý nghĩa của cây Bồ đề

 

- Ý nghĩa trong Phật giáo:

 
Từ điển tích trên có thể thấy, cây Bồ đề hay cây giác ngộ là một loài cây rất linh thiêng và gắn liền với Phật giáo. Bồ đề tượng trưng cho sự cảnh tỉnh, cách sống ngay thẳng và thánh thiện.
 
Đức Phật từng dạy: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta. Một người trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội. Có năm loại cây không được chặt, đó là cây Bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.
 
Khi ngồi dưới bóng Bồ đề, ta có thể cảm nhận niềm hỉ lạc vô biên. Cây Bồ đề là bóng râm che mát, là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khao khát tìm về cội nguồn an lạc. Đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm non Bồ đề trong tâm thức con người.
 
Cây Bồ đề có nhiều điều huyền diệu, cũng như khuyên răn chúng ta luôn hướng về Chánh Pháp, học theo những lời giáo huấn của Đức Phật, từ bỏ những thói hư tật xấu, biết hiếu thảo tôn trọng người lớn tuổi và bề trên, biết thương yêu giúp đỡ mọi người xung quanh… và những đạo lý, giáo huấn tốt đẹp khác.
 
Nếu xét về vấn đề tâm linh thì cây Bồ đề mang giá trị âm hưởng sâu sắc. Nếu trong tâm của mỗi người hướng về chánh đạo thì luôn được sự phù hộ của ơn trên, đi về đúng nẻo và tu hành đúng lối.
 
Nhưng nếu tâm ta không tịnh, luôn làm điều xấu điều ác, mưu kế hại người mà không biết hối cải, quay đầu, bất hiếu với bậc sinh thành thì nó lại là nơi trú ngụ của các loài Ma Vương. Cho nên muốn là người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào tâm của mỗi người.
 
Chính vì lẽ đó, khi chúng ta đi đến bất cứ nơi đâu mà nhìn thấy cây Bồ đề thì có cảm giác rất linh thiêng, như có cảm giác cây “biết nói” và “nhắc nhở” chúng ta về sự tẩy uế những gì không tốt của bản thân. Dù thấy chúng mọc trên vách tường nhà, hay ven đường cũng không nỡ nhổ bỏ.

Ý nghĩa cây Bồ đề
 

- Ý nghĩa trong phong thủy:

 

+ Biểu tượng của may mắn:

 
Không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, mà cây Bồ đề còn mang những ý nghĩa phong thủy tốt lành, là biểu tượng của sự may mắn và hanh thông.
 
Với những tác dụng mà nó mang lại cùng những câu chuyện linh thiêng về Đức Phật, loại cây này rất phù hợp để trồng trước nhà. Nó có thể giúp cho người thân trong gia đình bạn mọi sự đều bình an, công việc thuận lợi.
 

+ Giúp trừ tà, tẩy uế:

 
Theo quan niệm Phật giáo, loại cây này còn có tác dụng giúp trừ tà, tẩy uế, xua đuổi tà ma. 
 
Nếu bạn đang định xây nhà, bạn có thể thỉnh cây về ghim ở 4 góc của miếng đất nhà mình. Khi đến nơi cũng khấn xin thổ thần cai quản ở khu đất đó, vừa ghim nhánh Ấn Bồ đề vừa niệm Phật xin Ngài minh chứng.
 
Như thế Ấn Phật đã được đánh dấu, bạn có thể an tâm nơi mình ở được bình an.
 
Ngoài ra cũng có một số người phát minh hữu hiệu về sự mầu nhiệm của cây Bồ đề nên đã cho ra đời sản phẩm bột trừ tà và tẩy uế làm được làm bằng những nhánh cây, rễ cây và lá cây Bồ đề và các loại cây lá khác.
 
Các loại lá này được đem xay nhuyễn và quyện vào nhau thành một hợp chất vô cùng đặc biệt. Nhưng vấn đề không thể thiếu được khi cho ra sản phẩm bột trừ tà và bột tẩy uế là phải bắt buộc trì tụng cho kỹ, để cho những bột này nâng tầm thành một loại bột có sức sống về mặt tâm linh.
 
Bột tẩy uế cũng có thể giúp chúng ta tẩy uế những gì không tốt với bản thân mình, hay nhà cửa mới mua hay mới xây… hoặc trong những ngày gần Tết cần phải trừ tà và tẩy uế cho những gì không tốt còn đọng lại trong năm cũ.
 

+ Giúp con người hướng thiện:

 
Hơn thế nữa, trồng cây Bồ đề giúp con người ta hướng thiện, tham gia tích công đức, phước lành cho đời này và đời sau.
 

5. Tác dụng của cây Bồ đề

 

- Tác dụng khoa học:

 
Về khoa học, cây Bồ đề có rất nhiều chất mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
 
+ Nhựa cây Bồ đề có mùi hương thơm nhẹ, và dễ chịu vì thế mà được ứng dụng chiết xuất trong ngành công nghiệp chế biến nước hoa, tinh dầu thơm hoặc được tận dụng để chế thành cao su cứng.
 
+ Lá cây Bồ đề được dùng làm thực phẩm nuôi thú vật hay gia súc rất tốt, vì lá chứa khoảng 9% chất đạm, 15.9% chất xơ, 2.7% chất béo, 68.3% chất carbohydrates tổng cộng.
 
+ Hoa của cây Bồ đề cũng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh với tác dụng giúp ra mồ hôi, giảm hạ sốt.
 

- Tác dụng trong cuộc sống:

 

+ Làm cây cảnh trang trí sân vườn nhà:

 
Đầu tiên khi nhắc đến công dụng của cây Bồ đề, đây là loại cây cảnh, cây ngoại thất, cây cảnh trang trí cho sân vườn, cho tới đường phố và các khu như các quán nước, nhà hàng, khách sạn, các khu tập thể như công viên, bệnh viện...
 
Cây được trồng ở nhiều khu vực, mang đến bóng mát và tưới mới cho không gian sống. Cho nên nếu nhà bạn có ý định trồng cây trước nhà để tạo bóng mát thì Bồ đề là một lựa chọn tốt.
 
Cây tán lá rộng, tạo một không gian cực mát, đặc biệt là vào các thời điểm của mùa hè nắng nóng, thì tán lá của cây Bồ đề là nơi tránh mát rất lý tưởng.
 
Trồng Bồ đề vừa tạo không gian thông thoáng cho ngôi nhà, thu hút sự may mắn vừa giảm bớt sự đơn điệu cho ngôi nhà của bạn.

Cây Bồ đề bonsai
 
 

+ Thanh lọc không khí:

 
Ngoài làm cây cảnh, cây trang trí cho khuôn viên, cây Bồ đề còn có tác dụng thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn rất tốt.
 
Vì thế mà cây được ưa chuộng trồng ở nhiều khu vực khác nhau, đặc biệt ở các gia đình, mọi người rất thích trồng Bồ đề ở sân vườn hoặc trước cổng nhà, mang đến bóng mát và mang đến bầu không khí trong lành.
 

+ Mang đến sự bình an:

 
Khi trồng Bồ đề chúng ta cảm nhận được nhiều điều tốt lành.
 
Theo ý nghĩa từ xưa, đây là cây phong thủy mang đến nhiều điều bình an cho gia chủ và cho chính các thành viên trong gia đình. Đối với các nhà xuất gia thì Bồ đề là ý nghĩa thiêng liêng về sự cảnh tỉnh, cây nhắc nhở sống khiết tinh, ngay lành và thánh thiện.
 

+ Đem lại giá trị kinh tế:

 
Thân cây cho loại gỗ rất tốt, ít cong vênh dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp. Vì vậy mà nhiều loại cây Bồ đề bonsai được uốn với nhiều hình dáng đặc biệt có giá trị lên đến hàng tỷ đồng mang lại giá trị kinh tế rất cao cho các nghệ nhân cây cảnh.
 

+ Là nguồn thảo dược quý góp phần chữa nhiều bệnh:

 
Bồ đề là một trong những cây cảnh đóng góp nhiều vào trong nền tảng y khoa.
 
Cây Bồ đề là một trong những vị thuốc sử dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Thành phần trong cây có tính sát trùng cao, vì thế mà cây chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, loét. Và các bệnh về đường ruột, như tiểu đường hay tiêu chảy…và rất nhiều bệnh khác được y khoa nghiên cứu.
 

- Tác dụng trong y học:

 

+ Bộ phận làm thuốc – bào chế:

 
Trong Đông y, Bồ đề có tên dược lý là cánh kiến trắng. Toàn bộ các bộ phận của cây Bồ đề đều có thể ứng dụng để điều trị bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là lá và tinh dầu, nhựa cây (An tức hương)…
 
Thu hái: Nhựa thường thu vào mùa hạ và mùa thu hoặc lấy từ thân cây bị tổn thương. Lấy nhựa bằng cách rạch một đường trên thân cây rồi dùng dụng cụ hứng nhựa. Sau khi nhựa kết thành những giọt to.
 
Chế biến: Sau khi lấy nhựa về, đem ngâm với rượu rồi nấu sôi từ 2 – 3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống dưới. Vớt ra và thả vào nước lạnh cho nhựa cứng lại, cuối cùng đem phơi khô rồi dùng dần.
 
Dược liệu: Nhực cây hay An tức hương. Từng cục nhựa nhỏ rời nhau, to nhỏ không đều, một số dẹt, một số dính lại với nhau thành từng khối. Bên ngoài màu vàng cam, láng bóng như sáp (nhựa do tổn thương tự nhiên) hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng (nhựa do vết rạch). Chất giòn, dễ vỡ; mặt vỡ phẳng, màu trắng, để lâu dần chuyển thành nâu vàng hoặc nâu đỏ. Đun nóng thì mềm và chảy ra. Mùi thơm vani đặc biệt, vị hơi cay.
 
Ngoài ra, cây Bồ đề còn có thể bào chế dưới dạng tinh dầu, viên nén hoặc sắc nước uống để điều trị bệnh.

An tức hương cánh kiến trắng
Nhựa cây Bồ đề (An tức hương) có mùi thơm vani đặc biệt, vị hơi cay


+ Tác dụng trong y học hiện đại:

 
Nhựa Bồ đề có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng lợi đàm khi thực nghiệm trên thỏ.
 
Dùng ngoài nhựa làm vết thương mau lành, bảo vệ lớp niêm mạc, xua đuổi côn trùng.
 
Ngoài ra, dược liệu từ cây này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm.
 
Dung dịch cánh kiến trắng trong cồn dùng làm thuốc xông chữa ho, khản cổ…
 

+ Y học cổ truyền:

 
Tính vị: Vị cay, đắng, tính bình, không độc (Đường Bản Thảo).
 
Quy kinh:
 
  • Kinh Tâm và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).
 
Tác dụng: an thần, hành khí, giảm đau, hoạt huyết, làm lành vết thương…

Lưu ý khi trồng cây Bồ đề
 

6. Lưu ý khi trồng cây Bồ đề

 

- Khi trồng cây trước nhà:

 
Khi trồng cây Bồ đề trước nhà, để cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần chú ý rằng đây là loài cây ưa sáng, ưa ẩm. Chúng có khả năng chịu lạnh tốt nhưng lại khó có thể chịu được nhiệt độ cao.
 

- Không trồng cây ở lối đi lại:

 
Để tốt cho phong thủy thì bạn cũng cần chú ý không trồng cây ở lối đi lại, không trồng ngay trước cửa nhà, vị trí chính giữa.
 
Bởi đây là khu vực lưu thông các nguồn khí ra vào nhà, nếu trồng ở đây thì sẽ gây cản trở, xung khắc giữa các luồng khí. Từ đó sẽ tạo nên những trắc trở, xui xẻo, vận hạn cho chủ nhân cũng như các thành viên khác trong gia đình.
 
Còn nếu bạn trồng cây Bồ đề dạng bonsai thì chú ý cắt tỉa thường xuyên để trông chúng luôn gọn gàng và sạch đẹp.
 

- Tránh trồng sát tường, công trình xây dựng:

 
Bên cạnh đó, nếu để cây Bồ đề khi sinh trưởng tự nhiên, bạn cần tránh trồng sát tường hoặc quá sát các công trình xây dựng. Vì khi cây lớn thì rễ cây, cành lá có thể bị cản trở và gây hư hỏng công trình nhà bạn. Tốt nhất cần phải có khoảng cách để đảm bảo an toàn cho tường nhà bạn không bị hư hỏng.
 

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bồ đề

 

- Kỹ thuật trồng cây Bồ đề:

 
Cây Bồ đề được đánh giá khá dễ nhân giống bằng những phương pháp đơn giản từ hạt và giâm cành. Mỗi cách đều có những ưu điểm, hạn chế và những lưu ý không giống nhau. Nhưng hiện nay, người ta thường áp dụng chủ yếu phương pháp vô tính giâm cành hơn các cách khác.
 

+ Chọn cành: 

 
Đối với phương pháp giâm cành, cần phải chọn những cành không già quá cũng không non quá, không bị sâu hại. Phù hợp nhất là những cành bánh tẻ khoẻ mạnh, nếu đã ra hoa thì sẽ càng tốt hơn.
 

+ Chọn hạt: 

 
Nếu muốn nhân giống Bồ đề bằng phương pháp gieo hạt, cần chú ý chọn hạt giống đạt tiêu chuẩn, đó là những hạt mẩy, tròn đều và không bị sâu bệnh, khuyết tật để tăng khả năng sống sót cũng như cho ra cây giống chất lượng hơn.
 
Hạt được lấy từ quả của những cây 5 tuổi trở lên là tốt nhất. Cây không sâu bệnh, không lệch tán, không mọc ở bìa rừng, không chẻ ngọn.
 

+ Trồng bằng cách gieo hạt thẳng:

 
Cuốc hố với kích thước 20x20x30cm. Sau khi cuốc hố, gieo ngay. Mỗi hố gieo 5-6 hạt đặt cách nhau 5cm, lấp dày 2cm.
 
Thời vụ gieo từ tháng 10 đến tháng 12, không gieo hạt quá muộn tới tháng 2 dương lịch.
 

+ Trồng bằng cây có bầu:

 
Đào hố với kích thước 30x30x30cm.
 
Thời vụ trồng vào các tháng 1, 2, 3. Khi trồng không được làm vỡ bầu, xé bỏ vỏ bầu.
 

+ Trồng bằng cây thân cụt:

 
Cây thân cụt được lấy từ cây gieo ươm đảm bảo tiêu chuẩn là có tuổi 10 đến 12 tháng, cao 1,2-1,5m, đường kính gốc 1-2cm. Cắt bỏ thân, để lại một đoạn dài 3-5cm tính từ cổ rễ.
 
Đào hố rộng 35-40cm, sâu 30cm. Trồng vào tháng 1-2. Khi trồng không để rễ bị cong, lấp đất kín cổ rễ, chỉ chừa lại phần thân trên mặt đất từ 2-3cm.
 
Sau 7-10 ngày cây đâm chồi mới. Theo dõi sau một tháng nếu thấy tỷ lệ cây sống không quá 85% thì phải tiến hành trồng dặm ngay trong mùa gieo trồng năm đó. Dặm bằng cây con có bầu.

Cách trồng cây Bồ đề
 

- Cách chăm sóc cây Bồ đề:

 
Không chỉ kỹ thuật trồng cây Bồ đề đơn giản mà đến cách chăm sóc cũng không cầu kỳ, không tốn quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần ghi nhớ một vài lưu ý sau trong việc chăm sóc giúp Bồ đề có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
 

+ Ánh sáng:

 
Cây Bồ đề ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều nên nhu cầu ánh sáng đối với cây Bồ đề rất quan trọng. Nên cần đảm bảo được độ sáng ở nơi trồng cây, hạn chế trồng ở trong bóng râm.
 
 Ngoài ra, có thể cách dọn sạch cỏ dưới gốc và phát quang các cành lá cao xung quanh, như thế cây sẽ không bị che hết ánh sáng.
 

+ Nhiệt độ:

 
Bồ đề có khả năng chịu lạnh tốt nhưng chịu nhiệt độ cao lại khá hạn chế. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển đó là tầm 15 – 36 độ C. Ta nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển.
 

+ Đất trồng:

 
Cây phát triển mạnh mẽ trên nền đất ẩm, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nhất là loại đất ruộng. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đầy đủ rồi.
 

+ Nước:

 
Thường xuyên tưới nước vào giai đoạn mới trồng, cây còn non để giữ đất luôn ẩm, đảm bảo sự phát triển của cây.
 
Tuy nhiên, chú ý không nên tưới quá nhiều dẫn đến việc không thoát nước kịp, cây bị ngập úng, thối rễ thậm chí sẽ chết dần.
 
Lúc này có thể đều đặn tưới 2 ngày/lần linh động vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đặc biệt chú ý tránh tưới cây vào buổi trưa nhất là lúc nhiệt độ cao tránh cây bị sốc nhiệt và chết xanh.
 
Khi cây trưởng thành, hạn chế lại lượt tưới, chỉ cần nước mưa tự nhiên hàng năm cũng đủ. Nhưng chú ý vào những thời gian điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn hay không có mưa dài ngày thì cần kịp thời bổ sung nước cho cây tránh cây bị khô hạn, héo úa.
 

+ Bón phân:

 
Nên bón phân định kỳ và phải tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây. Chẳng hạn, trong khoảng 3 – 5 tháng đầu tiên, thì nên bón định kỳ phân xanh cho cây. Đến khoảng 6 tháng – 1 năm thì có thể dùng phân bón NPK giúp cây phát triển tốt hơn.
 

+ Vệ sinh và cắt tỉa cành lá:

 
Thường xuyên tiến hành dọn dẹp, diệt sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để cây không bị chúng ăn hết dinh dưỡng của đất.
 
Đồng thời thực hiện cắt tỉa những lá bị sâu hại, khô héo hay thừa thãi giúp cây phát triển nhanh hơn, có dáng đẹp hơn.
 

+ Phòng chữa sâu bệnh hại:

 
Cây Bồ đề thường ít sâu bệnh hại hơn nhiều cây khác. Một số sâu hại đối với Bồ đề đó là sâu ăn lá, phấn trắng, sâu đục thân, nhện đỏ… Để phòng những sâu hại này, thì bạn cần chăm sóc cây đúng theo tiêu chuẩn như trên.
 
Tuy nhiên cách này chỉ hạn chế được phần nào, vì trên thực tế cây vẫn sẽ bị sâu hại. Thế nên, bạn có thể lấy sử dụng các thuốc trừ sâu như regent diệt sâu đục thân, phun Anvil, Score, Topsin M… ngăn bệnh phấn trắng…
 
Ngoài ra, cây còn có thể bị bệnh vàng lá, khi đó bạn cần chú ý kiểm tra lại lượng nước, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ dinh dưỡng xem đã phù hợp chưa.
 
Đồng thời, bạn cần phải thường xuyên quan sát chăm sóc kịp thời phát hiện, hiểu rõ tình trạng của cây để có biện pháp phòng chống hiệu quả.
 
Khi mới trồng cây Bồ đề cũng cần che chắn cẩn thận tránh cho cây bị đổ gãy do tác động của thiên nhiên, môi trường bên ngoài.
 

8. Một số bài thuốc trong nhân gian từ cây Bồ đề

 

- Chữa bệnh đau răng:

 
Lá Bồ đề tươi 10g, chồi non cây Bồ đề 20g, rửa sạch, sắc lấy cùng 1 lít nước trong vòng 15 phút, đổ ra bát. Súc miệng khi còn ấm sẽ có tác dụng giảm đau răng hiệu quả.
 

- Sát trùng vết thương ngoài da:

 
Lá và chồi non của cây Bồ đề, rửa sạch, giã nát lấy nước. Dùng bông thấm nước cốt chấm đều lên miệng vết thương trong nhiều ngày liên tiếp. Vết thương ngoài da sẽ bắt đầu lên da non và lành.
 

- Trị ho:

 
Nhựa cây Bồ đề tán nhuyễn (0,5g) thành bột trộn với mật ong uống đều đặn 3 lần/ngày sẽ có tác dụng trị ho, giảm ngứa ngáy vòm họng hiệu quả.
 

- Trị nứt nẻ ngực:

 
An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80°C trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc cho đều thuốc. Dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên chỗ nứt nẻ (Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam).
 

- Trị tiêu chảy, kiết lỵ:

 
Có rất nhiều bài thuốc nhân gian từ vỏ cây Bồ để, sử dụng để chữa trị một số bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa…

Cây Bồ đề mọc trước nhà tốt hay xấu
 

9. Kiêng kỵ khi dùng Bồ đề làm thuốc

 
Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà có thể sử dụng vị thuốc từ Bồ đề theo cách khác nhau.
 
Tuy nhiên, không nên sử dụng quá liều vị thuốc này, ngay cả khi dùng dưới dạng đường uống hoặc bôi. Bởi vì mặc dù là dược liệu tự nhiên nhưng nếu không biết cách sử dụng, vị thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ như phát ban hoặc tiêu chảy. 
 
Ngoài ra, thảo dược này cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với da và gây ảnh hưởng cơ quan khác bên trong nếu dùng tùy tiện.
 
Cụ thể, những trường hợp sau không nên sử dụng Bồ đề điều trị bệnh:
 
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
 
- Trường hợp bị dị ứng với thành phần của dược liệu.
 
- Đang mắc bệnh âm hư hoả vượng (gầy yếu, miệng khô khát, nóng trong người, mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân đỏ, gò má đỏ, chóng mặt, hoa mắt…).
 
- Có khí hư, ăn ít hoặc chán ăn.
 
Bồ đề là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. 
 
Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
 
Hy vọng với những chia sẻ thiết thực qua bài viết trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc cây Bồ đề mọc trước nhà là tốt hay xấu cũng như có thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích trong đời sống về loài cây linh thiêng này.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X