Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong câu chuyện lời Phật dạy về chấp niệm dưới đây của đất nước Ấn Độ thời cổ đại.
1. Ông lão gặp nạn vì nghiện rượu bỗng hồi tâm lễ Phật
Nhưng khi ông nghe nói Đức Phật đang dạy đệ tử về các điều cấm, có một điều là không được uống rượu. Đối với ông lão mà nói, nếu không được uống rượu, ông chẳng khác nào trẻ sơ sinh không được uống sữa vậy.
Vì vậy ông lão vẫn uống rượu không ngừng từ ngày này qua ngày khác và không tới gặp Đức Phật nữa.
Một ngày nọ, ông lão uống say mèm, loạng choạng đi trên đường hướng về nhà. Vô tình, ông vướng phải một nhánh cây bên đường và té ngã, nhất thời cảm thấy như trời đất đổ sụp xuống, toàn thân ông đau nhức vô cùng.
Ông lão chịu đựng cơn đau, miệng lầm bầm: "Đau khổ này tới thật là nhanh."
Ông nhớ tới lời của A Nan, thế là trong lòng bỗng nảy ra nguyện vọng muốn lễ Phật.
Xem thêm: Bái Phật thực tế có 3 tầng ý nghĩa, bạn hiểu được mấy tầng?
Ông lão cố nén đau đớn đi tới bên ngoài xửa tịnh xá Kỳ Hoàn, A Nan biết ông tới, vui mừng đi báo với Phật Thích Ca.
Đức Phật nói: "Ông lão này không thể tự mình tới được, là bị 500 con voi trắng cố ép kéo tới đây."
A Nan nghe không hiểu lời Phật nói, nhưng người xuất gia không được nói dối, thế là nghiêm túc nói: "Không phải là 500 con voi trắng kéo ông ấy tới đâu ạ, là một mình ông ấy tự tới."
A Nan và Đức Phật không cùng một cảnh giới, cho nên cách nhìn cũng khác nhau hoàn toàn.
Phật Thích Ca giải thích cho A Nan hiểu: "500 con voi trắng đó ở chính trong người ông lão."
Ý có Đức Phật tức là, ông lão vốn coi rượu như tính mạng, cho dù người khác có khuyên răn ra sao, ông cũng không chịu nghe lời, không chịu tới đây. Giờ ông tới giống như phải dùng tới sức của 500 con voi trắng mới kéo nổi ông.
Hôm nay ông lão tự nguyện tới lễ Phật, đương nhiên trên người ông đã có sức mạnh của 500 con voi.
Sau đó, A Nan dẫn ông lão vào bái Phật Thích Ca. Ông lão thành kính làm lễ quỳ bái, xin Đức Phật xóa bỏ tội lỗi của ông.
Đọc thêm: Chăm chỉ tụng kinh cầu khấn, nhưng liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?
2. Đức Phật từ bi khai sáng về vứt bỏ chấp niệm để được thanh tịnh
Ông lão quả quyết nói: "Không cần nhiều lửa, chỉ cần một mồi lửa nhỏ như hạt đậu thì trong nháy mắt lập tức thiêu hủy được toàn bộ."
Đức Phật lại hỏi: "Bộ quần áo trên người này, ông mặc đã bao lâu rồi?"
Ông lão đáp: "Con đã mặc được hơn một năm."
Đức Phật hỏi tiếp: "Vậy nếu muốn giặt sạch những vết ố bẩn trên quần áo phải cần mấy năm mới giặt sạch được?"
Ông lão trả lời: "Chỉ cần dùng một cốc nước tro nguyên chất, một lát là có thể giặt sạch." (Chú thích: Nước tro được tạo ra bằng cách ngâm tro của than đốt từ cỏ cây với nước, nước tro từ cỏ cây có chứa Kali Cacbonat, có thể tẩy vết bẩn, đây là chất tẩy rửa thường dùng trong thời cổ đại).
Đức Phật từ bi nói: “Ác nghiệp mà ông tích tụ cũng giống như 500 xe củi và vết bẩn trên bộ quần áo ông đã mặc hơn một năm kia”.
Đức Phật thông tuệ chỉ dùng một ví dụ đơn giản, để tháo gỡ vướng mắc trong lòng ông lão.
Ông lão được mở mang khai sáng, bỗng nhiên giác ngộ, trong nội tâm cuối cùng cũng hiểu lời giáo huấn của Phật. Ông can tâm tình nguyện vứt bỏ chấp niệm uống rượu, tuân theo giới luật, dần dần tâm hồn trở nên thanh tịnh tự tại.
Đó chính là tinh túy trong lời Phật dạy về chấp niệm mà Người muốn truyền dạy cho ông lão.
3. Lời Phật dạy về chấp niệm là gì?
Thần Phật có tầm nhìn vĩ mô, từ một hạt cát nhỏ bé họ có thể nhìn thấu được tam giới vạn vật trên đời này, cũng có thể thấy được vẻ đẹp vĩnh hằng của một người qua sự lương thiện trong tâm họ.
Thế nhưng điều cản trở con người khiến họ cứ mãi vẫy vùng trong biển khổ chính là không thể buông bỏ được những chấp niệm cứ lẩn quẩn trong lòng. Buông bỏ là gì? Đọc 3 câu chuyện Phật giáo dưới đây sẽ rõ
Chấp niệm là gì? Chính là ý niệm cố chấp tồn tại trong lòng người, là sự day dứt khi đánh mất điều gì đó, hay là những mong muốn mà không thể thực hiện được… nó tạo ra cho con người một vết tích để mỗi khi nghĩ đến lại đau đáu một nổi niềm không biết bao giờ giải tỏa.
Qua lời lời Phật dạy về chấp niệm với ông lão bên trên có thể thấy, chấp niệm của con người rất lớn nhưng Phật giáo vẫn luôn nhắc nhở bằng một câu rất quen thuộc: buông bỏ chấp niệm, vạn sự tùy duyên. Ranh giới giữa nặng nề và an nhiên đôi khi mong manh lắm, một hành động là quá đủ rồi.
Trong con mắt người phàm trần, vạn sự vạn vật của thế gian này đều là vật thực. Con người dùng đôi mắt trần vốn có của mình để nhìn nhận vạn vật trên đời, dùng đôi mắt thế tục đó để đánh giá, nhận xét tất cả mọi thứ.
Đó chính là nguyên nhân khiến con người thường bị những thị phi, phiền não làm cho nghi hoặc, sinh ra biết bao nhiêu đau khổ trong cuộc đời nhưng cũng không biết làm cách nào để thoát khỏi.
Đừng bỏ lỡ: Lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống: “Sống chung” với những thứ ta không thích, thì ra lại đơn giản đến vậy!
Khi đó, chúng ta cần đến một dũng khí, đó chính là dũng khí dám vứt bỏ chấp niệm trong lòng. Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa
Có lẽ rất khổ cực, nhưng cuối cùng có một ngày, bạn sẽ phải học được cách không quay đầu nhìn lại, phóng khoáng đi về phía trước.
Nếu như một người có một tâm hồn rộng mở, vứt bỏ chấp niệm trong lòng thì khi đối đãi với mọi người và mọi vật xung quanh sẽ tràn đầy tình yêu thương. Khí chất từ đó cũng trở nên điềm đạm và thản nhiên hơn nhiều.
Như vậy thì cuộc đời sẽ được thanh thản và tự do như người đời vẫn theo đuổi.
Lam Lam