Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lời Phật dạy về ân oán: Không giận không oán sẽ không đau khổ

Thứ Sáu, 26/07/2019 08:35 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lời Phật dạy về ân oán giúp ta hiểu ra rằng oán giận có thể khiến con người phạm phải những sai lầm không thể sửa chữa và rơi vào đau khổ không thể thoát ra. Nó chính là nguồn cơn gây nên những sự rắc rối và muộn phiền trong cuộc sống.

1. Chuyện ân oán giữa người với người


Loi Phat day ve an oan
 
Giữa người với người, tất cả đều được quy kết trong hai chữ "ân - oán".
 
Chuyện ân oán trên cõi đời tức là chuyện ân nghĩa và oán thù. Ân oán là do yêu - ghét mà ra.
 
Một gia đình máu mủ ruột thịt, nhưng chỉ cần có xảy ra tranh chấp lợi ích, tài sản, người thân lập tức coi nhau như xa lạ, oán hận lẫn nhau. Đó không phải "ân oán gia đình" sao?
 
Một cơ quan đoàn thể, mọi người đều có chung mục tiêu phấn đấu đưa tổ chức đi lên, lớn mạnh hơn. Nhưng chỉ vì chức vụ, địa vị mà ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Thậm chí còn hãm hại nhằm hạ bệ lẫn nhau, đây không phải là "ân oán đoàn thể" sao?
 
Người dân của cùng một đất nước, những người đồng bào có chung gốc gác, giống nòi nhưng lại đả kích, tranh đấu, giết hại nhau. Chẳng phải đó là "ân oán quốc gia" sao?
 
Các quốc gia trên thế giới, vốn có thể sống chung hòa bình, trợ giúp lẫn nhau nhưng lại tranh chấp lãnh thổ, chiến tranh nổ ra khiến người vô tội hy sinh. Không phải chính là "ân oán thế giới" hay sao?
 
Từ xưa tới nay, ân oán cứ thế liên miên chẳng dứt. Lời Phật dạy về ân oán cũng nói rằng nó là một cảm xúc tiêu cực chỉ khiến lòng người bất an, đầu óc chẳng lúc nào thanh thản.
 
Vậy tại sao con người vẫn lựa chọn ân oán? Há chẳng phải là tự làm khổ bản thân mình hay sao?
 

2. Ân oán xảy ra do bản ngã của con người
 

Chuyen an oan
 
Con người ta thường dễ dàng quên đi chuyện ân nghĩa, ơn giúp đỡ nhưng lại ghi nhớ oán thù cả đời, đến khi chết có lẽ vẫn chưa buông bỏ được sự oán hận về một điều gì đó.

Xem thêm: Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa.
 
Bởi vậy mới có những quan niệm về ân oán như "mười năm báo thù chưa muộn", "mối thù truyền kiếp", có thù tất báo"...
 
Vậy ân oán giữa người với người vì đâu mà nên? Lời Phật dạy về ân oán rằng, nó xảy ra do chính bản ngã của mỗi người.
 
Con người có lòng tự ái rất cao, chỉ coi trọng bản thân mình. Cho nên chỉ cần một lời không vừa tai, một sự thất ý, họ lập tức có thể quên sạch những yêu thương, ơn nghĩa trước đó để trở nên ghét bỏ, thậm chí vừa oán vừa hận một cách dễ dàng.
 
Và thế là ân ân oán oán cứ dây dưa mãi không dứt, đau khổ, muộn phiền trong cuộc sống cũng sinh ra từ đó.
 
Cần phải biết rằng, chuyện ân oán hay thương ghét trên đời chính là nguyên nhân khiến chúng sinh rơi vào bể khổ, đau đớn không thể thoát ra.
 
Chúng như những cơn sóng dữ cao ngất ngoài biển cả bao la, liên tiếp đổ ập và nhấn chìm người có tâm hồn yếu đuối, không có nghị lực mạnh mẽ khiến họ ngụp lặn trong ân oán thù hận, khó mà sống một cuộc đời an yên tự tại. Lắng nghe lời Phật dạy về an nhiên 
 

3. Chọn đền ơn hay báo oán là phúc - nghiệp của mỗi người
 

An oan cua con nguoi
 
Trong cuộc sống, có nhiều người giúp đỡ làm ơn cho người khác dù là việc lớn hay nhỏ, vật chất hay tinh thần cũng luôn muốn người nhận ơn phải ghi lòng tạc dạ ân nghĩa của mình.
 
Để rồi hễ đi đâu, dịp nào cũng kể lể công ơn khiến người nhận ơn cảm thấy phiền hà, bực bội, không còn muốn gặp mặt người đã giúp đỡ mình nữa.
 
Vậy là người làm ơn thì trách cứ người nhận ơn là kẻ vô ơn. Cứ thế, tình cảm sứt mẻ, quan hệ của hai bên căng thẳng, chán ghét khiến cả hai rơi vào phiền não.
 
Ngược lại, người đã mang ơn từ người khác dù nhỏ nhặt hay lớn lao, phải biết tri ân báo đáp. Đừng bao giờ quên lúc mình khó khăn nhất, ai đã đưa bàn tay cứu giúp mình!
 
Từ ân nghĩa biến thành oán thù rất dễ, nhưng từ oán thù hóa ân nghĩa lại khó vô cùng. Từ xưa tới nay, có lẽ chỉ có những bậc thánh hiền anh minh, có tu dưỡng đạo đức mới có thể làm được điều đó và hưởng cuộc sống thanh thản, không sầu lo.

Có thể bạn quan tâm: Lời Phật dạy về hận thù . Hiểu được rồi sẽ trút bỏ mọi gánh nặng ngàn đời.
 
Suy cho cùng, mọi sự trả đũa, trả thù của con người cũng chỉ để thỏa cái tâm sân si, ăn miếng trả miếng của bản thân mà thôi.
 
Thử hỏi, nếu cứ như vậy thì bao giờ oán thù mới chấm dứt, bao giờ mới được an ổn vui sống?
 
Có những người lúc nào cũng vui vẻ, làm ăn thuận buồn xuôi gió, gia đình êm ấm hạnh phúc, con cháu đông đúc hiếu thảo, bạn bè xa gần, đi đâu cũng được yêu quý. 
 
Đó chính là phúc báo mà họ nhận được, bởi kiếp trước đã làm nhiều điều thiện việc tốt, biết tri ân báo đáp người đã cứu giúp mình. Cho nên kiếp này họ được hưởng thành quả tốt đẹp đó.
 
Còn có những người long đong lận đận, nhà tan cửa hoang, nợ nần chồng chất, bạn bè lợi dụng nhau, mọi người ghét bỏ. 
 
Bởi đó là nghiệp báo mà họ phải nhận do kiếp trước không hành thiện tích đức, lấy oán báo ơn. Kiếp này mới phải chịu những hậu quả nặng nề như vậy. Phật dạy, đời người có 6 hành vi gây tổn hại phúc đức, nghiệp báo về sau, nhất định phải biết để tránh xa!
 
Người làm ơn nhưng quên ngay chuyện mình đã làm sẽ nhận được phúc lành vô cùng. Còn người nhận ơn nếu biết ghi lòng tạc dạ, có dịp lại thể hiện lòng biết ơn thì chẳng bao giờ lo nặng nghiệp.
 
Thế mới thấy, chọn đền ơn hay báo oán là phúc – nghiệp của mỗi người. Đây chính là tinh túy trong lời Phật dạy về ân oán.
 

4. Không giận không oán sẽ không đau khổ
 

Khong oan han
 
Trên đời này, chữ “ân” thì ít mà chữ “oán” thì nhiều. Bởi vậy con người mới cứ mãi vùng vẫy trong nỗi muộn phiền vì chuyện vay rồi trả, trả rồi vay, cứ thế triền miên mãi không dứt do chính bản thân mình gây ra.
 
Người ta cứ hay than vãn “Sao số tôi khổ thế?”, “Bao giờ tôi mới hết khổ?” nhưng lại không tự ngẫm lại xem  mình đã sống thế nào.
 
Hay người ta cũng thường hay cãi cự “có thù có oán mà không trả sao đáng làm người?”. Ai cũng chỉ chăm chăm ăn miếng trả miếng người khác như vậy thì sao mà không loạn cho được.
 
Trả thù một người thì dễ nhưng để người từng đặt điều, hãm hại mình biến lòng hận thù trở thành sự kính nể với mình lại khó vô cùng. 
 
Bị người vô cớ vô lý thù ghét, chúng ta không ghi hận không oán giận mà đi tìm hiểu nguyên do, chắc chắn mọi chuyện sẽ được giải quyết. 
 
Cũng chính những người từng ghét ta ấy, khi có dịp, ta lại giúp đỡ họ lúc họ hoạn nạn khó khăn. Như vậy, oán hận sẽ được giải quyết rất dễ dàng, biến thù thành bạn.
 
Như vậy sẽ tốt hơn là cứ tiếp tục tranh đấu, mang lòng thù hận để rồi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị trả thù. Ngày ăn không ngon, tối ngủ không yên. 
 
Chúng ta nên biết rằng, không có việc gì trên đời này tự nhiên mà có, tất cả đều do hai chữ nhân – quả. 

Đừng bỏ lỡ: Lời Phật dạy về nhân quả nhất định phải hiểu mới áp dụng đúng
 
Hay nói cách khác, những oán thù mình gặp hôm nay thực chất đều là hậu quả của cái xấu cái ác mà mình đã tạo ra từ trước đó. Mình khổ do chính mình chứ chẳng phải ai khác làm.
 
Mọi việc trên đời đều do cái tâm mình sinh ra. Muốn được sống sung sướng, hạnh phúc thì hãy sống thiện, sống biết báo ơn. 
 
Còn cứ mãi ôm hận, tham lam, sân si ích kỷ thì chỉ có thể sống trong khổ đau phiền não cả đời mà thôi. Ghi nhớ những lời Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham để biết buông bỏ.
 
Người hay sinh sự thì sẽ luôn gặp rắc rối. Đó gọi là gieo gió gặt bão, gieo nhân nào gặt quả ấy. Dù có liên tục cầu nguyện khấn vái thì cũng chỉ nhận lại sự bình an tạm thời cho tâm hồn mà thôi.
 
Còn bình an dài lâu thật sự chỉ đến khi người ta có thiện tâm. Sống trên thiên đàng hay vẫy vùng dưới địa ngục, phụ thuộc vào cái tâm của chính chúng ta. Cũng giống như tĩnh lặng hay dữ dội, đều là hai trạng thái của biển vậy. 
 
Tóm tại, ân oán là chuyện chẳng thể giải quyết một sớm một chiều, nhưng chắc chắn không giận không oán sẽ không còn khổ đau.
 
Người hiểu được đạo lý đó, biết tu tâm dưỡng tính sẽ chẳng bao giờ sinh lòng oán hận để rồi tự mình làm khổ mình. 
 
 

Tin cùng chuyên mục

X