Chuyện tiền bạc thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra những rắc rối trong hôn nhân. Nó là vấn đề nhạy cảm nên hầu hết chúng ta tìm cách trốn tránh hoặc không muốn nói đến.
Cẩn thận khi vợ chồng mâu thuẫn về tiền bạc |
1. Tiền ai nấy tiêu
Việc này được rất nhiều cặp vợ chồng hiện đại sử dụng với cái "mác" là công bằng nhưng trong quá trình thực hiện họ vẫn cảm thấy không vui, không hài lòng và không ít mâu thuẫn xảy ra từ đây.
Giải pháp: Một trong những nguyên nhân khiến kế hoạch tiền bạc thất bại là vì thiếu đi sự thống nhất giữa vợ và chồng. Vì thế, nếu là tiền trước hôn nhân thì có thể không tính đến, nhưng sau khi kết hôn hai người nên cân nhắc, bàn bạc kỹ về chuyện tiền nong, thậm chí nếu cần thì cả hai cùng tham gia các khóa học liên quan đến việc hoạch địch tài chính cho gia đình.
Thực tế ai cũng có thể nhận ra rằng việc tiền ai nấy tiêu cho thấy sự phân chia trong ngân sách, tiền bị chia nhỏ ra, phá vỡ sức mạnh liên kết trong tài chính gia đình. Trong khi đó, nếu gộp số tiền của cả hai lại là cách tuyệt vời để tăng gấp đôi thu nhập, dễ đạt mục tiêu mua nhà, mua xe hơn.
Cách tốt nhất là hai tìm được giải pháp để có thể "quy về một mối" một cách hợp lý sẽ có thể hòa hợp với các mục tiêu của gia đình, bạn có thể đạt được chúng nhanh hơn gấp nhiều lần so với thời điểm độc thân.
Để tránh việc một người giữ tiền nhưng không giỏi chi tiêu có thể gây ra thất thoát thì hai người nên có tài khoản chung. Hãy để dành ra một tài khoản để cả hai cùng chuyển tiền vào đó, xác định rõ số tiền tiêu mỗi tháng.
Có tài khoản chung thì cả hai cũng dễ dàng biết có những khoản tiền nào ra vào, mọi thứ cũng trở nên minh bạch hơn. Bên cạnh đó, để có sự tự do nhất định thì giới hạn số tiền hợp lý mà mỗi người có thể dùng không cần hỏi ý kiến.
2. Các khoản nợ
Bên cạnh đó, nếu vợ hoặc chồng có nhiều khoản nợ hơn người còn lại, sự xung đột cũng có thể xảy ra. Điều này khó tránh khỏi khi gia đình bị áp lực tiền bạc kéo dài và không có giải pháp rõ ràng.
Lúc này tránh việc chỉ trích, chê bai ai đó tồi tệ vì những quyết định thiếu khôn ngoan liên quan đến tiền bạc của họ. Nếu muốn biết rõ sự thật, hãy thảo luận một cách trung thực với bạn đời, đồng thời không phán xét những khoản chi tiêu hoang phí hay thói quen xấu về tiền bạc.
Khi nắm bắt được tình hình hiện tại có thể giúp hai người quyết định được nên làm như thế nào với các khoản nợ đó.
3. Khác biệt về thái độ với tiền bạc
Hoặc vợ là người sống tiết kiệm còn chồng thì hoang phí, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Khi đó vợ muốn kiểm soát chồng khiến cả hai đều cảm thấy khó chịu về nhau. Mỗi khi cần ra quyết định tiền bạc từ khoản lớn cho tới khoản nhỏ đều rất khó thống nhất.
Giải pháp: Thay vì chỉ trích hay tức giận, cả hai nên cùng thảo luận về những khác biệt này một cách cởi mở. Hãy hiểu cho thói quen của nhau và biết rằng không thể thay đổi tình hình trong một sớm một chiều. Hai người cần tin tưởng lẫn nhau và có tiếng nói chung trong vấn đề này.
Từ đó có những phương án giải quyết phù hợp theo từng bước nhỏ một. Điều này không có nghĩa là người này phải làm theo ý của người kia mà nên có một hướng hợp lý như người tiêu hoang thì được giới hạn trong một khoản vừa phải, người tiết kiệm thì có thể nới rộng chi tiêu của mình một chút khi cần.
Bạn có thể bất ngờ khi biết người làm giàu chính cho gia đình trong quan niệm của người xưa có vẻ như không hoàn toàn tương đồng với cách nghĩ thông thường
4. Chênh lệch quá lớn về thu nhập
Thực ra, không phải ai có thu nhập cao hơn thì có quyền chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu mua sắm phụ thuộc vào thói quen của mỗi người. Sự khác biệt lớn giữa thu nhập, bất kể ai có thu nhập cao hơn, có thể làm trầm trọng thêm những xung đột trong gia đình.
Giải pháp: Một khi là người một nhà, hai người phải hợp tác với nhau như một nhóm, vì thế không nên cư xử với nhau như một đối thủ hay một trận chiến, mà hãy giúp đỡ lẫn nhau. Do đó, làm gì bao gồm cả quyết định liên quan đến tiền cũng bàn bạc và thống nhất, đừng để cho người kia cảm giác tự ti. Các chuyên gia khuyên rằng nên ủy thác các quyết định chi tiêu cho người có thu nhập thấp hơn.
Nếu bạn là người có nhiều thu nhập, hãy tinh tế hơn trong cách trình bày những quyết định chi tiêu. Hãy chứng minh cho cô/ anh ấy biết rằng, họ luôn giữ một vị trí quan trọng trong gia đình và trong trái tim của bạn.
Còn nếu bạn không có tiền, hãy chuẩn bị cho những căng thẳng này bởi nó rất khó để tránh khỏi, ngay cả khi cả hai cảm thấy rất yêu thương nhau.
5. Chi tiêu cho con trẻ
Ngoài ra, cả hai cũng đừng quên việc dạy chúng về tiền bạc từ sớm. Hãy chuẩn bị cho trẻ một tương lai có trách nhiệm về tài chính và điều này sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của trẻ vào kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch tiết kiệm của vợ chồng.
Hai người hãy dành thời gian theo tuần, tháng, năm để đánh giá lại, chia sẻ một cách trung thực và không phán xét các vấn đề tiền nong trong gia đình, từ đó bàn bạc về các mục tiêu ngắn và dài hạn.