Vì sao cổ nhân dạy “Thà làm chân kiến còn hơn học miệng chim sẻ”? Vận dụng đi đâu cũng được KÍNH NỂ

Thứ Năm, 10/10/2024 16:30 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Vì sao cổ nhân dạy “thà làm chân kiến còn hơn học miệng chim sẻ”? Càng phân tích lại càng thấy sâu sắc, ý nghĩa. Nếu nghiêm túc học tập và áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp bản thân trở nên đặc biệt, đi đâu cũng được kính nể, yêu quý.
 
 

Người xưa thường răn dạy con cháu thông qua việc sử dụng những câu thần chú của cuộc sống. Tuy ngắn gọn nhưng giàu triết lý, mang tính ẩn dụ cao, càng phân tích lại càng thấy đúng.

Ví như lời nhắc nhở “thà làm chân kiến còn hơn học miệng chim sẻ”, khi hiểu đúng sẽ giúp khai sáng cuộc sống của chúng ta.
 

1. Tại sao cần học theo loài kiến?


Kiến là loài động vật vô cùng nhỏ bé, nhỏ đến nỗi nếu không để ý, ta cũng chẳng thấy được sự tồn tại của chúng.

Có khi chỉ một hành động vô tình như xoa tay, giậm chân cũng khiến chúng bị thương. Loài kiến nhỏ bé, yếu đuối như vậy, hà cớ gì cổ nhân lại nhắc nhở “thà làm chân kiến”?

Thực ra chẳng có gì vô lý ở đây cả, khi hiểu về loài kiến, ta lại khâm phục sự chăm chỉ, kiên trì của chúng.

Dưới đây là 4 lý do khiến cho cổ nhân căn dặn con cháu “thà làm chân kiến” để trở nên ưu thú hơn.

 

Thứ nhất: Sức mạnh tiềm ẩn của loài kiến

 
Loài kiến nhỏ nhất có kích thước từ 0,1cm, loài lớn nhất là khoảng 2,5cm. Điều đáng kinh ngạc là chúng có thể khiêng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể.

Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn nặng 50kg và sở hữu khả năng năng đặc biệt của loài kiến thì có thể đặt lên lên mình một vật nặng khoảng 3 tấn.
 

Thứ 2: Nỗ lực để tồn tại

 
Dù ở trong môi trường, hoàn cảnh nào, kiến cũng có thể dựa vào đôi chân của mình để đi tìm thức ăn và nỗ lực tồn tại.

Chúng gần như được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, kể cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất.

Thế mới thấy, dù nhỏ bé, yếu ớt nhưng kiến lại có sức mạnh phi thường, rất đáng để chúng ta học tập theo.
 

Thứ 3: Sự kiên trì và chăm chỉ

 
Thành ngữ có câu: “Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến” như để nhắc nhở con người rằng, khi làm việc trọng đại thì đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ bé.

Đừng coi thường một con kiến hay một tổ kiến nhỏ bé, bởi với sự kiên trì, bền bỉ của mình, chúng có đủ sức mạnh phá hủy những công trình vĩ đại.
 
Con người nên học sự kiên trì của loài kiến, đừng thấy khó mà không làm. Ngày hôm nay chăm chỉ hơn ngày hôm qua, mỗi ngày làm nhiều thêm một chút thì chẳng mấy chốc sẽ gây dựng được công trình của riêng mình.
 

Thứ 4: Hãy học sự đoàn kết của loài kiến

 
Hẳn ai cũng từng một lần nhìn thấy hình ảnh đàn kiến nối đuôi nhau mang thức ăn về tổ, dù miếng mồi đó có to hay nhỏ thì chúng vẫn kiên trì đưa về cho cả đàn cùng thưởng thức.

Có khi là 2, 3 con cùng làm, có khi cả đàn cùng hợp lực để hoàn thành công việc. Đó là điều hiếm thấy ở những loài khác.
 
Chúng có thể cùng nhau xây dựng “ngôi nhà” hoành tráng dưới lòng đất mà không cần tới bất kỳ tế hoạch hay sự chỉ huy nào cả.

Không những vậy, còn có thể sử dụng thân mình để tạo nên một cây cầu nhằm rút ngắn khoảng cách tìm kiếm thức ăn cho đồng loại.
 
Càng hiểu về loài kiến, lại càng thấy lời căn dặn của của cổ nhân “thà làm chân kiến” là đúng đắn, sâu sắc.

Ai cũng nên học tập sự đoàn kết, kiên trì, bền bỉ đó để nâng cấp bản thân, trở thành người ưu tú, xuất sắc hơn.
 

2. Tại sao đừng học theo miệng chim sẻ?

 
Chim sẻ là loài chim quen thuộc với tất cả chúng ta, bên cạnh sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ thì loại chim này cũng có nhiều “tính xấu” mà con người không nên học theo.

Hiểu rõ điều này, mới thấy cổ nhân hoàn toàn có lý khi khuyên con cháu “đừng học miệng chim sẻ”.

 

Thứ nhất: Đừng tham ăn như chim sẻ

 
Chim sẻ là một trong số những loài chim dễ bị bẫy nhất, cũng bởi tính ham ăn của mình. Nhiều người đã sử dụng cách đặt thức ăn trong một chiếc lồng lớn để dụ chim vào.

Không ngoài dự đoán, chỉ với cách đơn giản này mà người săn chim đã thu hoạch được kha khá.
 
Không quan sát, thiếu cảnh giác, chỉ vì miếng mồi mà mất cả tính mạng, đây là tính cách mà con người cần tránh xa để không vướng vào rắc rối.
 

Thứ 2: Chỉ nói mà không làm

 
Tiếng chim kêu ồn ào trên cành cây, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nhức đầu và liên tưởng đến những kẻ chỉ nói mà không làm được.
 
Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những người có tính cách tương tự như vậy. Nói nhiều, lên kế hoạch nhiều nhưng chẳng bao giờ bắt tay vào hành động. Đây là kiểu người không được nể trọng, dù nói nhiều nhưng lời nói cũng không có trọng lượng.
 

Thứ 3: Không làm mà muốn có ăn

 
Một đặc khác của chim sẻ khiến nhiều người không thích đó là hay phá hoại mùa màng, ăn cây trái của người nông dân vất vả làm ra. Trong ấn tượng của không ít người thì đây là loài chim lười biếng, tham lam.
 
Nhiều người hiện nay cũng vậy, không chịu khó làm lụng mà chỉ chờ đối phương sơ hở là cướp đi công sức của họ.

Người có tính xấu như vậy thì dù có tiền cũng vẫn bị khinh thường, tài sản chẳng mấy chốc mà tiêu tan.
 
Tóm lại, lời nhắc nhở của cổ nhân “thà làm chân kiến còn hơn học miệng chim sẻ” là để răn dạy con cháu hãy chăm chỉ, đoàn kết, chịu khó như loài kiến, chứ đừng tham ăn, lười làm như chim sẻ. Cuộc sống có nhiều khó khăn thử thách, cứ kiên trì, bền bỉ thì sớm muộn thành công cũng tới.

Tin bài hay dành cho bạn:
>> Cổ nhân khuyên những điều đại kỵ thực hiện được sẽ tránh tai ương