4 phẩm cách con người thuận tự nhiên nên đi đâu cũng vạn phần lợi lạc

Thứ Tư, 01/03/2023 17:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những phẩm cách con người mà cổ nhân xem trọng sau đây tiết lộ cho chúng ta bí quyết để có được cuộc sống như ý bằng chính nỗ lực của bản thân mình mà không phải ganh đua với bất cứ ai.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Những phẩm cách con người mà cổ nhân xem trọng hoàn toàn tuân theo quy luật tự nhiên vì họ hiểu rằng đó là cách để chúng ta luôn duy trì năng lượng tích cực giữa bộn bề cuộc sống.

Khi đó, theo thời gian, những thứ tốt đẹp có tần sóng tương tự sẽ bị chúng ta thu hút. Nhờ thế mà cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp, rực rỡ, nhiều may mắn hơn.
 

1. Người cần cù phấn đấu vươn lên

 
Cổ nhân có câu: "Thiên Đạo thù cần" - Đạo trời ban thưởng đền đáp cho người cần cù phấn đấu.

Câu này đã tiết lộ cho chúng ta biết rằng sự siêng năng, chăm chỉ có khả năng xoay chuyển nghịch cảnh.

Câu nói đề cao phẩm chất của những người cần cù, không ngừng phấn đấu trong cuộc sống. Khi họ tập trung mục tiêu của mình thì phía trước có vẻ khó khăn, nhiều trở ngại nhưng cuối cùng ông trời cũng đền đáp công lao của họ một cách xứng đáng.

Hầu hết chúng ta quá đề cao một người thông minh mà quên rằng mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc hay thành công không hề giống như cách chúng ta vẫn nghĩ.

Sự thật là người không có trí tuệ vượt trội nhưng bằng cách chuyên cần vẫn có thể đạt được những thành tích đáng nể. Trong khi đó, người thông minh khôn ngoan nhưng lại nóng vội, đứng núi này trông núi nọ sẽ chẳng có được chút thành tựu nào cả.

Chuyện kể lại rằng vị quan nổi tiếng của triều đại nhà Thanh - Tăng Quốc Phiên thời niên thiếu là người chậm chạm, thậm chí còn được xem là kém thông minh. 

Có lần có tên trộm ẩn nấp trên xà ngang của nhà ông với ý định khi Tăng Quốc Phiên ngủ say sẽ cuỗm hết đồ quý giá trong nhà. Tuy nhiên đợi mãi vẫn thấy Tăng Quốc Phiên đọc qua đọc bài văn nhưng không thuộc.

Quá tức giận vì sự kém cỏi của Quốc Thiên nên tên trộm nhảy ra quát: "Trình độ của nhà ngươi thì đọc sách để làm gì?". Thậm chí, tên trộm còn đọc thuộc bài văn rồi bỏ đi.
 
Thế nhưng Tăng Quốc Phiên không hề nản chí, ông càng nỗ lực học tập, cuối cùng đã trở thành một vị danh nhân nổi tiếng. Trong khi đó, tên trộm kia có vẻ thông minh, nhanh trí thì vẫn chỉ là một kẻ vô danh hoặc có thể bị người đời khinh ghét. 

Không chỉ có Tăng Quốc Thiên mà ngay cả Thomas Edison hay Albert Einstein cũng từng bị xem là những người kém cỏi, ngu ngốc.

Giáo viên khẳng định Edison "quá ngu ngốc nên không thể học bất cứ điều gì", thế nhưng mẹ ông tự mình nuôi nấng, dạy dỗ con thành tài. Nhờ công của ông với hơn 10.000 thí nghiệm thất bại, thì bóng đèn điện đã ra đời, mang đến cuộc cải cách cho lịch sử nhân loại.
 
Hay Albert Einstein phát triển trí tuệ rất chậm, không thể nói cho đến lúc lên bốn và chỉ đọc được mặt chữ khi lên bảy. Dù bị cho rằng thiểu năng nhưng ông đã trở thành cha đẻ của vật lý hiện đại, nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những phát minh thay đổi cả thế giới.
 
 
 

2. Người thiện lương

 
Cổ nhân có câu "Địa Đạo thù thiện" nghĩa là Đất trời phù hộ cho người thiện lành.

Người sống lương thiện, tử tế với mọi người tưởng là thiệt thòi nhưng theo người xưa đó mới là cách sống của người khôn ngoan. Họ là người thông minh cảm xúc, biết đặt vị trí của mình vào người khác để giữ thể diện cho người ta nên sẵn sàng nhận phần thua thiệt về mình. 

Bản năng con người là tham lam, hiếu thắng, lúc nào muốn người khác phải theo ý mình. Thế nhưng một người có thể đi ngược lại được sự bản năng đó thì ắt đã tu thân, tu tâm từ rất nhiều kiếp trước.

Không ít kẻ tiểu nhân thì ngốc nghếch, tự cho mình thông minh sáng dạ hơn người, luôn tìm cách chiếm phần hơn cho mình. Có thể hiện tại họ có được cuộc sống như mong muốn như điều này không kéo dài quá lâu.

Sự thật là, cái được chẳng bằng cái mất, có thể đạt được cái lợi trước mắt nhưng muôn đời mất đi những lợi ích tốt đẹp.
 
Chuyện xưa kể lại, người có tên Triệu Thuẫn thấy một người sắp chết đói nên vội mang đồ ăn đến giúp đỡ. Người này chỉ dám ăn một phần vì muốn phần còn lại mang về cho mẹ mình. Triệu Thuẫn nghe xong xúc động và cho anh ta ăn uống thỏa thích, sau đó còn để dành cơm và thịt đem về.
 
Về sau Triệu Thuẫn bị tập kích mưu sát bởi Tấn Linh Công. Thế nhưng vị võ sĩ của Tấn Linh Công bỗng nhiên đánh ngược trở lại, cứu lấy Triệu Thuẫn. Ông tò mò không biết vì sao được cứu, vị này liền trả lời: “Tôi chính là người bị đói từng được cứu giúp".

Dù được hỏi tên nhưng vị này không trả lời mà bỏ đi. Sau này Triệu Thuẫn tìm hiểu mới biết đó là Linh Triếp - một trong những hiệp sĩ nổi tiếng trong thời đại Xuân Thu.

Hành thiện dễ dàng hơn với 3 điều được Đức Phật lưu ý sau đây
Hãy cùng học hỏi từ cách Phật hướng dẫn trở thành người lương thiện để chúng ta bớt cảm thấy khó khăn, nản chí trong quá trình tìm cách tích đức, hành thiện

3. Người giữ chữ "tín"

 
Cổ nhân có câu: Thương Đạo Thù Tín (Tạm dịch: Đạo kinh doanh đền đáp người giữ chữ tín).

Có thể thấy, biết giữ chữ "tín" là một trong những phẩm cách con người mà cổ nhân xem trọng. Thậm chí họ còn khẳng định chữ "tín" là sinh mệnh thứ hai của một người, đôi khi là sinh mệnh của một đất nước.

Chuyện kể lại rằng, cuối tháng 12 năm 632, vua Đường Thái Tông đi thăm các tử tù và vì thương cảm do sắp tới năm mới nên cho phép họ đoàn viên với gia đình, tới mùa thu sang năm phải quay lại thụ án. Yêu cầu duy nhất là các tử tù giữ lời hứa.

Đúng như lời hẹn, tháng 9 năm sau, 390 tử tù đều tự quay lại đúng hạn, không cần một ai đi tìm kiếm hay giám sát.

Có thể thấy người xưa cực kỳ coi trọng chữ tín, thế nhưng ngày nay nhiều người tỏ ra ranh ma, cố gắng lợi dụng sự tin tưởng của người khác để làm ăn dối gian. Lừa gạt người khác đôi ba lần còn được chứ đâu lừa mãi được vì "cái kim trong bọc lâu này cũng lòi ra", lúc đó thì tiếng xấu đồn xa, hết cơ hội làm ăn, buôn bán.

Chữ tín tạo nên sự tin tưởng, giúp cho lời nói của chúng ta trở nên có trọng lượng. Thực hiện chữ tín đơn giản nhất là giữ đúng hẹn, thực hiện đúng lời hứa, dù là lời hứa với con trẻ cũng không được xem nhẹ.

Người khôn ngoan hiểu rằng giữ chữ tín mới dễ thành công vì từ đó mới mang lại may mắn, thịnh vượng cho họ sau này. Không thể dùng tiền bạc để mua được chữ tín nhưng có nó rồi sẽ mang về vô số của cải. Những tư tưởng này chỉ có người đủ nhìn xa trông rộng mới hiểu được.
 
Thời trị vì của Hoàng đế Quang Tự, có một người tên là Từ Thiếu Ngư vay mượn một trăm lượng bạc từ Di Trai mà không cần giấy ghi nợ. Hai người hẹn một năm sau trả, thế nhưng năm sau Từ Thiếu Ngư ngã bệnh.
 
Dù nguy kịch, ông vẫn dặn vợ trả tiền. Thế nhưng vợ cho rằng không có giấy ghi nợ, không nên lo lắng. Từ Thiếu Ngư nói: “Vì Di Trai tin tưởng tôi nên mới không cần giấy ghi nợ. Tôi sao có thể hứa mà không giữ lời được?”.
 
Cuối cùng họ bán ngọc như ý và áo lông chồn, mượn thêm tiền người khác để trả nợ. Mấy hôm sau, Từ Thiếu Ngư khỏi bệnh.
 
 

4. Người chuyên tâm tinh tiến

 
 
Cổ nhân có câu: "Nghiệp đạo thù tinh" có nghĩa là đạo nghề nghiệp đền đáp người tinh thông. Sự nghiệp có vinh hiển hay không còn ở thái độ chuyên cần của một người.

Cuộc sống luôn vận hành và luôn có những thứ mới mẻ, hay ho phải học hỏi, cải thiện. Những ai ý thức cao việc này và có thể thích nghi được ắt sẽ thành công, ngược lại, những ai phụ thuộc quá vào trí tuệ, không chịu tôi luyện thì khó mà thành danh được.

Thực tế, những người hiện nay đang được xem là chuyên gia thường là người tinh thông ở một lĩnh vực nào đó. Thế nhưng để trở nên tinh thông không phải là chuyện dễ dàng. Luôn có khó khăn cản đường vì chúng ta hay bị chán nản, sự nhàm chán gây cản trở.

Chuyện kể về tấm gương của Khổng Tử sẽ giúp chúng ta sáng tỏ điều này. Ở tuổi thiếu niên, Khổng Tử theo học đàn với người thầy tên Sư Tương. Sau khi thấy học trò của mình đàn giỏi, Sư Tương nói:

- Khúc nhạc này trò đã chơi tốt rồi, có thể học sang khúc nhạc mới.

Thế nhưng Khổng Tử đáp lời:

- Dạ thưa, vẫn chưa được ạ, học trò vẫn chưa nắm vững kỹ xảo diễn tấu.
 
Sau một thời gian, Sư Tương nói với Khổng Tử rằng:

- Bây giờ trò đã nắm vững kỹ xảo diễn tấu khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới.
 
Thế nhưng Khổng Tử vẫn khăng khăng khẳng định:

- Học trò vẫn chưa lĩnh hội được ý cảnh của khúc nhạc này.
 
Lại sau một khoảng thời gian, Sư Tương nói:

- Trò đã lĩnh hội được ý cảnh khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới.
 
Khổng Tử lại nói:

- Học trò vẫn chưa biết ai là người sáng tác ra khúc nhạc này.
 
Kiên định với việc học của mình, cho đến một ngày Khổng Tử trong khi đang chơi đàn liền đứng lên nhìn về phương xa nói:

- Học trò đã biết ai sáng tác khúc nhạc này rồi. Người này da ngăm đen, thân thể cao thanh mảnh, tấm lòng rộng lớn, chí hướng cao xa, ngoài Chu Văn Vương ra thì còn có thể là ai nữa.
 
Sư Tương kinh ngạc cho hay:

- Trò quả là bậc Thánh nhân. Khúc nhạc này, thầy dạy ta nói cho ta biết là khúc "Văn Vương tháo" (Tiết tháo của Văn Vương) do Chu Văn Vương sáng tác.

Xem thêm tin liên quan: