Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Vì sao cổ nhân căn dặn: "Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới?"

Thứ Sáu, 03/02/2023 14:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lời cổ nhân dạy bảo luôn hàm chứa nhiều tinh hoa và có giá trị đến cả ngàn đời sau, có những câu nói tưởng chừng vô cùng nghịch lý nhưng nếu hiểu ý nghĩa sâu xa thì ai cũng phải gật gù, công nhận. Điển hình như lời căn dặn: Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Tha cho muon nha lam dam tang chu khong cho muon nha lam dam cuoi
 
Vì sao cổ nhân lại nói: “Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới”? Liệu ẩn sau câu nói đó có câu chuyện thần kỳ nào đã xảy ra hay không? Với thời hiện đại, câu nói trên còn đúng hoàn toàn?
 

1. Tại sao lại “thà cho mượn nhà làm đám tang”?

 
Nhắc đến đám tang, người mất là ai cũng nghĩ ngay đến những điều xui xẻo, u phiền. Có người còn cố né tránh đi đám tang để không bị lạnh, không phải chịu cảm giác sợ hãi, mất mát. 
 
Không đến nơi có người mất đã đành, nhiều người còn rất kiêng kỵ việc đặt vòng hoa, khăn tang, quan tài… ở nhà mình, hoặc sát gần nhà cũng không được. Vậy câu nói của cổ nhân: “thà cho mượn nhà để làm đám tang” có phải quá ngược đời hay không? 

Tha cho muon nha lam dam tang
 

Nguyên nhân chính:


Sở dĩ cổ nhân lại nói “thà cho mượn nhà để làm đáng tang” cũng bởi xuất phát từ 3 nguyên nhân chính như sau. 
  • Thứ nhất, người xưa quan niệm, khi một người qua đời, không chỉ thể xác mất đi mà những xui rủi cũng mất theo. Họ cũng tin rằng cuộc sống luân hồi, một kiếp người qua đi thì kiếp người mới được sinh ra, mang theo nhiều khát vọng, may mắn. Nếu giúp đỡ cho gia chủ tổ chức đám tang thì cũng đồng nghĩa với việc xui xẻo của người đó, nơi đó cũng vĩnh viễn đi theo, nhiều năng lượng tích cực sẽ được sản sinh. 
  • Thứ 2, ngày xưa nhiều gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, nghèo khó, không thể tổ chức được đám tang cho người thân. Nên ai trong làng có điều kiện, khá giả hơn sẽ giúp đỡ, cho mượn nhà để làm đám tang. Việc làm này không chỉ khẳng định tình làng nghĩa xóm mà cũng là một cách tạo phúc mà gia đình khá giả có thể làm.
  • Thứ 3, từ “quan tài” 棺材 (Guāncai) ở trong tiếng Hán có cách đọc giống với từ “升官发财” (Shēngguān fācái), ý nghĩa là “thăng quan phát tài”. Vì thế, trong quan điểm của cổ nhân, từ quan tài mang lại điều may mắn, giúp “chiêu mời tài vận” để thăng quan tiến chức và trở nên giàu có.
Ngày nay, việc cho mượn nhà để làm đám tang không còn phổ biến và hầu như không diễn ra. Vẫn có người né tránh đi đám tang vì nhiều lý do, nhưng hầu hết mọi người, chỉ cần trong xóm làng có người mất thì cũng chẳng ngại ngần gì mà giúp đỡ hết mình, với mong muốn làm điều gì đó cuối cùng cho người đã khuất và phụ giúp phần nào cho gia chủ.

Xem thêm: Lời cổ nhân dạy khi gặp khó khăn!
 

2. “Không cho mượn nhà làm đám cưới”, nguyên nhân vì sao?

 
Đám cưới là chuyện vui, mang theo biết bao may mắn, khởi đầu mới, được người ta mượn nhà để làm đám cưới lẽ ra phải vui mừng, nhưng sao cổ nhân lại cho rằng đó là hành động không nên, cần kiêng kị?

Khong cho muon nha lam dam cuoi
 

Lý giải nguyên nhân:

 
Quan niệm đó xuất phát bởi nguyên nhân, vợ chồng sau cưới sẽ “động phòng hoa chúc”, và khi máu tân hôn của con gái dính ra giường sẽ là điều xui rủi, ô uế, báo hiệu điềm gở cho gia chủ và những người thân trong gia đình. 
 
Ở thời xưa, không chỉ máu vương lại của đêm tân hôn, mà dù là máu kinh hay máu báo thai của phụ nữ đều là điềm đen đủi. Đối với nam giới thì đó còn là chuyện xui lớn, khiến họ gặp nhiều tai ương trong cuộc sống, sự nghiệp hay sức khỏe đều bị ảnh hưởng.
 
Với suy nghĩ trên nên người xưa rất kiêng kỵ việc cho mượn nhà để tổ chức đám cưới hoặc cho vợ chồng mới được ngủ nhờ. Lo sợ rằng, chuyện đó sẽ đem lại vận xui, đen đủi cho gia đình. Thậm chí, có một số nơi, khi các cặp vợ chồng về quê thăm họ hàng, họ sẽ phải ngủ riêng chứ không ngủ chung với nhau như bình thường. Kể cả con gái lấy chồng khi trở về nhà mẹ đẻ cũng không được phép ngủ chung với chồng.

3. Cho mượn nhà làm đám cưới có xui không?


Nhiều người quan niệm rằng gặp đám cưới là điềm xui, không may mắn như lời lý giải phía trên. Và họ cũng kiêng kỵ không cho người khác mượn nhà để tổ chức đám cưới, vì cho rằng như vậy sẽ dẫn đến xui xẻo cho nhà mình.
 
Tuy nhiên, quan điểm này là vô căn cứ, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cả.

Thêm vào đó, xã hội ngày càng phát triển, tư tưởng cũng thoải mái hơn, việc ăn ở, ngủ nghỉ sau kết hôn của các tân lang, tân nương cũng không còn khắt khe như trước. Theo thời gian, những quan điểm sống của thời hiện đại đã ít nhiều có sự thay đổi so với thời xưa sao cho phù hợp với nếp sống mới của từng nơi.

Dưới góc nhìn cuộc sống, mình giúp người ta trong trường hợp ngặt nghèo, khó khăn chính là dấu hiệu bạn đang tạo phước cho bản thân. Người ta không có nhà, không đủ điều kiện tổ chức thì sự trợ giúp của mình là giá trị. Tại sao không giúp người?
 
Nhưng có một sự thật là người ta chỉ mượn nhà người thân trong gia đình, họ hàng để rước dâu, đám cưới chứ không ai đi mượn của người ngoài. Có chăng chỉ là mượn khoảng sân trống trước nhà hay bên cạnh nhà để đãi khách thôi. Và việc này cũng rất ít xảy ra, đa số là xảy ra ở quê.
 
Do đó, cho mượn nhà để làm đám cưới, rước dâu là bình thường và không có chuyện xui rủi gì ở đây cả, miễn sao không làm ảnh hưởng gì đến nhà mình, và sau khi xong việc phải dọn dẹp sạch sẽ, không bày bừa bãi là được.

Hồng Minh

Tin bài cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X