Tại sao IQ cao không đảm bảo cho bạn giàu có, thậm chí thông minh quá còn nghèo khó?

Thứ Ba, 31/01/2023 10:36 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc không giống như cách chúng ta vẫn nghĩ, chính điều đó đã gây ra những lầm tưởng khiến ta khó thoát nghèo. Vì vậy, khi có góc nhìn thay đổi bạn sẽ biết ra đâu là cách đổi vận cho chính mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc


1.1 IQ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ tới thành công


Hiểu rõ mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc


Câu hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo khiến nhiều người trăn trở và nó còn trở thành chủ đề nghiên cứu của rất nhiều quốc gia khác nhau nhằm tìm ra câu trả lời đích đáng nhất.

Và thực tế chỉ ra rằng mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc không nhiều như chúng ta vẫn nghĩ. Ngay cả Warren Buffett từ lâu cũng đã nhận ra rằng IQ không phải là yếu tố duy nhất đảm bảo cho kết quả thành công, hay một cuộc sống vương giả, hoặc trở thành một nhà đầu tư tài ba. Thậm chí, những người thông minh được cho là thường đưa ra những quyết định tài chính ít thông minh nhất, dễ phạm sai lầm lớn nhất.

Nhà kinh tế học James Heckman đã thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa IQ và tiền bạc và dữ liệu mà ông có được đã chỉ ra rằng IQ chỉ chiếm từ 1 đến 2% thành công của một người.
  
Vậy điều gì mới là quan trọng nhất ảnh hưởng tới tiền bạc của chúng ta? Khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mặc dù nó lại đưa ra một kết luận khác đó là những yếu tố như may mắn, hoặc một người có trực giác tốt thường lại dễ thành công hơn những người khác.

Khi so sánh những người có sự chăm chỉ, kiên trì và kỷ luật có vẻ tương đương nhau, người vượt trội thường là người nhạy cảm với thời cuộc chứ không phải là người cố gắng phân tích mọi thứ logic, thông minh như chúng ta vẫn nghĩ. 

Chính ông Ruben Vardanyan, Chủ tịch hội đồng quản trị Troika Dialog Group cho biết yếu tố then chốt trong sự nghiệp của ông cũng là sự nhạy cảm. Vardanyan từng tiết lộ ông mua Troika Dialog Group dựa trên trực cảm rằng việc mua bán sẽ thắng lợi. Sau đó họ mới củng cố thông tin, xác lại niềm tin cho bản thân bằng những phân tích kinh tế.
 
Còn Heckman - nhà sáng lập ra Trung tâm Kinh tế Phát triển Nhân học của Đại học Chicago - người đã đoạt giải Nobel năm 2000 tin rằng sự thành công không chỉ phụ thuộc vào trí thông minh, mà còn phụ thuộc vào những kỹ năng có thể được rèn luyện.

Sergei Aleksashenko, tổng giám đốc Merrill Lynch Securities đưa ra nhận định: “Các quyết định kinh doanh thiết yếu, theo tôi, chẳng bao giờ liên quan trực tiếp tới trí tuệ cả. Cái chủ yếu khi đưa ra quyết định là tổng hợp thông tin thị trường mà doanh nhân nắm được, khả năng anh ta phân tích nhanh các số liệu và đưa ra phán quyết. Còn các trắc nghiệm chỉ là vớ vẩn”.

Có thể thấy IQ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ tới tiền bạc, không thể chỉ dựa vào trí thông minh để kết luận về tài sản của một người. Nếu muốn thành công hay giàu có thì người đó cần phải cải thiện kỹ năng kiếm tiền, giữ tiền, đầu tư tiền,... chứ không chỉ dựa vào trí thông minh sẵn có.

1.2 IQ cao ngăn cản quyết định khôn ngoan


Nguồn gốc của quan niệm cứ thông minh là sẽ giàu có là từ việc ông bà, cha mẹ của chúng ta khuyên con cái mình rằng: Phải tài giỏi, hay cần cù bù thông minh thì may ra mới thành đạt, giàu có, còn không cứ nghèo mãi. Theo thời gian, chúng ta tin tưởng hoàn toàn vào điều đó và cứ nghĩ trí thông minh cao hay thấp là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia giàu nghèo.

Thực tế đã cho thấy rằng thông minh quá lại là rào cản của sự giàu có:

- Người tự xem mình là người thông minh thường đưa ra những thông tin khó hiểu, ít cơ hội tiếp cận mọi người để gặt hái tiền bạc. Họ nghĩ rằng bản thân thông minh nên không quan tâm đến các giải pháp đơn giản, ngay cả khi chúng có hiệu quả.

- Họ không thể chấp nhận mình là người bình thường, và một số người trong đó không thể chấp nhận thất bại của chính mình. Trong khi đó, những người giàu có, thành công thường xuyên phải đối mặt với thất bại. Để gặt hái thành quả như hiện tại, họ phải không ngừng học hỏi, chấp nhận sửa sai để tiến bộ mỗi ngày.

- Các chuyên gia nhân lực cho rằng để thành công trong kinh doanh không cần thông minh vì người IQ cao quá khó thể tiếp cận với người khác, khó hòa hợp, thường cảm thấy buồn chán, chẳng ai có thể hiểu họ.

- Một nhà khoa học người Mỹ - Jay Zagorsky từng tiến hành các nghiên cứu đặc biệt về sự tương quan giữa năng lực trí tuệ và sự giàu có, cho biết: “Có những người cực kỳ thông minh nhưng lại gặp khó khăn tài chính, bởi thông minh không có nghĩa anh ta biết tiết kiệm”. Điều đó có nghĩa là việc làm giàu phải đi qua giai đoạn tiết kiệm, nhưng trí thông minh không liên quan tới việc này.
 
- Người thông minh quá tự cao, cảm thấy chỉ dựa vào trí tuệ của mình mới có thể hoàn thành được việc gì đó nên khi làm việc gì, họ luôn hời hợt cho rằng mình đã tìm ra cách nhanh chóng. Trong khi đó, thành công về tài chính hay công việc cũng đều cần thời gian tích lũy, cố gắng, nỗ lực từng chút một.
 
- Trí thông minh làm tăng khả năng đánh lừa bản thân ta bằng những câu chuyện phức tạp về lý do tại sao điều gì đó xảy ra, tiền bạc lại đôi khi không cần lý do nào đó quá cụ thể, rõ ràng. Trong khi những người bình thường thì giỏi chấp nhận thế giới thực, tìm cách thích nghi, thay đổi để hoàn thành mục tiêu.
 
- Thông minh quá hay bao biện cho lỗi lầm của mình: Chúng ta có xu hướng đánh giá người khác chỉ dựa trên hành động của họ, nhưng khi tự đánh giá, người tự nhận mình giỏi thường hay biện minh cho sai lầm và quyết định tồi tệ của mình.
 
Ví dụ như thua lỗ do đầu tư sai thời điểm, bán đổ bán tháo trong lúc hoảng loạn, không đa dạng hạng mục đầu tư... Thế nhưng họ dùng trí thông minh của mình để “bào chữa” và giải thích kết quả là do yếu tố khách quan như nhà nước, thị trường, chính sách, giới đầu cơ...
 
- Những chuyên gia, nhất là nhà khoa học khó khăn trong việc diễn đạt cho người bình thường hiểu, họ hay sử dụng những ngôn ngữ chuyên ngành. Khi không tin trở nên khó tiếp cận thì cơ hội thành công cũng nhỏ lại.

Trong khi đó, những người không tự cho mình là thông minh chọn cách thử học hỏi, rút kinh nghiệm, chậm rãi nhưng cẩn thận. Đối mặt với thất bại họ xem đó là "chuyện thường ở huyện" vì thế họ trở nên khiêm nhường hơn trong bất cứ tình huống nào. Những người này không nề hà việc bản thân chậm chạp một chút, thế nhưng họ kiên trì, lạc quan khi nghĩ tới kết quả sẽ đến trong tương lai.

Trong thời đại này, sẽ luôn có nhiều người thông minh cảm thấy rằng họ có thể làm giàu miễn là họ tìm ra cách làm giàu nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, thế giới thường ca ngợi những ai làm việc chậm rãi và liên tục nghiên cứu phương thức kiếm tiền, biết thực hành từng bước, tiếp tục học hỏi và dám chịu hậu quả khi thất bại và biết đứng lên tìm lại cơ hội cho chính mình. 
 
 
 

2. IQ vẫn là một yếu tố quan trọng


Nói đi cũng phải nói lại, chúng ta không thể nào phủ nhận vai trò của trí thông minh, thực tế IQ vẫn là một yếu tố quan trọng, không nên xem nhẹ nó một chút nào. IQ - chỉ số thông minh cũng là một cơ sở cần thiết để giúp chúng ta đánh giá về một cá nhân nào đó.

Thực tế là một người có trí thông minh bình thường có thể cải thiện cuộc sống cuộc mình để trở nên thành công, giàu có, còn người kém thông minh mà không chịu học hỏi thì vẫn không thể nào thoát nghèo.

Ví dụ như một người có chỉ số IQ 70 sẽ không thể thực hiện những công việc dành cho một người có chỉ số IQ 190. Có vẻ như IQ được thiết kế để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề hơn là đánh giá trí thông minh hay khả năng kiếm tiền.

Angela Duckworth - nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng điểm IQ cũng phản ánh động lực và nỗ lực của một cá nhân. Ví dụ như những đứa trẻ khôi ngô, năng động sẽ làm việc chăm chỉ hơn để giải quyết những vấn đề khó hơn những người thông minh nhưng lười biếng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng IQ của trẻ dễ dàng phát triển hơn nếu có sự giúp đỡ của phụ huynh từ sớm. Sự cởi mở - một tính cách bao gồm tính tò mò - liên quan chặt chẽ với điểm số và các đánh giá liên quan.

Nhờ có chỉ số của IQ mà ta từ đó có thể tìm cách cân bằng các mặt ưu và khuyết điểm của một đứa trẻ. 

Vì thế, khi biết chỉ số IQ của một người sẽ giúp các phụ huynh nhận ra và cải thiện những kỹ năng mềm của trẻ trước khi chúng lớn lên.

Tham khảo thêm thông tin liên quan: