Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

10 lễ hội tháng Giêng lớn nhất miền Bắc không thể bỏ qua

Thứ Ba, 12/02/2019 15:30 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tháng Giêng là tháng ăn chơi, miền Bắc đi đâu xem trảy hội? Nếu bạn còn băn khoăn thì hãy để Lịch ngày tốt giới thiệu 10 lễ hội tháng Giêng lớn nhất miền Bắc này nhé.
 


1. Hội Gò Đống Đa, ngày 5 tháng Giêng, Hà Nội


le hoi thang gieng hoi go dong da
 
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 Tết âm lịch, dân chúng khắp nơi lại nô nức tới dự hội Gò Đống Đa. Lễ hội này được tổ chức chính tại gò Đống Đa nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
 
Lễ hội này được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ đến chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đúng lên chống giặc ngoại xâm, gìn giữ biên cương lãnh thổ Tổ Quốc.
 
Vì là lễ hội chiến thắng trận mạc nên không khí ngày hội mang đầy tính thượng võ với những trò chơi vui khỏe, chẳng những thể hiện sức khỏe mà còn thể hiện cả tài trí của con dân đất Việt. Ngày hội Gò Đống Đa chỉ diễn ra trong duy nhất 1 ngày. 
 

2. Lễ hội chùa Hương, ngày mùng 6 tháng Giêng, Mỹ Đức – Hà Nội


2 hoi chua huong
 
“Cùng nhau trảy hội chùa Hương, Tháng Giêng rét ngọt, con đường bớt xa”. Trong những lễ hội tháng Giêng nổi tiếng được nhiều người biết đến ở khu vực miền Bắc, không thể không nhắc đến hội chùa Hương. Đầu năm trẩy hội chùa Hương, hành trình về cõi Phật.
 
Nói chẳng ngoa chút nào khi lễ hội chùa Hương là 1 trong số ít lễ hội thu hút nhiều sự chú ý của thiện nam tín nữ cùng du khách thập phương mỗi dịp Tết đến xuân về.
 
Lễ hội chùa Hương được tổ chức ở chính ngôi chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong suốt nhiều ngày dài. Mùng 6 tháng Giêng chính là ngày khai hội, nhưng lễ hội không chỉ kéo dài hết tháng Giêng mà thường phải tới trọn tháng 3 âm lịch. 
 
Người người đổ về đây lễ bái, cầu phúc, cũng là để thưởng ngoạn khung cảnh hiếm có ngày xuân nơi non nước hữu tình này. 
 

3. Lễ hội đền Gióng, ngày 6 tháng Giêng, Sóc Sơn – Hà Nội


hoi den giong
 
Lễ hội đền Gióng được tổ chức dựa theo truyền thuyết từ xa xưa, khi người ta cho rằng ngôi đền này chính là nơi cuối cùng mà Thánh Gióng đã dừng chân sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, bái về đất mẹ trước khi bay về trời.
 
Hàng năm, tại ngôi đền nhỏ nằm trong xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, người ta lại tổ chức lễ hội đền Gióng. Ngày khai hội chính là ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, lễ hội sẽ diễn ra trong suốt 3 ngày liên tiếp.
 
Năm 2011, lễ hội này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thường sẽ có 2 lễ hội chính được tổ chức tại đền Gióng Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, tương truyền là nơi mà thánh Gióng ra đời.
 
Du khách đến với đền Gióng thường sẽ bỏ ra nhiều thời gian để thăm khu di tích gồm nhiều quần thể như đền Trình, đền Mẫu, đền Thượng, chùa Đại Bi, tượng Đài thánh Gióng, chùa non nước…
 

4. Lễ hội Yên Tử, ngày mùng 10 tháng Giêng, Quảng Ninh


4 le hoi yen tu
 
Có lẽ với các tín đồ Phật tử, chùa Yên Tử là nơi linh thiêng, kính ngưỡng mà hiếm có ai không biết đến. Đây cũng chính là một trong những lễ hội tháng Giêng lớn ở miền Bắc, có chăng chỉ chịu xếp sau lễ hội chùa Hương mà thôi. Lễ hội Yên Tử - Hành hương lễ Phật, du xuân may mắn
 
Vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người ta sẽ tổ chức khai hội ở chùa Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh.
 
Tháng Giêng đi trảy hội chùa Yên Tử, các bạn sẽ được chứng kiến những lễ nghi truyền thống như dâng hương, cầu quốc thái dân an, đóng dấu chùa thiêng Yên Tử cùng hàng loạt những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Đọc thêm Địa điểm lễ chùa dâng sao giải hạn cúng rằm tháng Giêng linh thiêng
 

5. Hội Lim, ngày 13 tháng Giêng, Bắc Ninh


5 hoi lim
 
Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, thể hiện nét văn hóa tinh hoa độc đáo của vùng Kinh Bắc. Tới với hội Lim, du khách sẽ được thưởng thức những màn hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát trên bề dưới bến giữa các liền anh liền chị đến từ các làng quan họ xung quanh đó.
 
Bắt đầu từ đêm ngày 12 tháng Giêng đã có những canh hát quan họ thâu đêm, thu hút đông đảo du khách đến chơi trước ngày chính Hội. 
 

6. Lễ hội đền Trần, ngày 14 tháng Giêng, Nam Định


6le hoi den tran
 
Lễ hội đền Trần hay còn gọi là Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm ngày 14 và rạng sáng ngày rằm tháng Giêng hàng năm, được phân bật với Hội đền Trần tổ chức vào tháng 8 âm lịch.
 
Lễ hội này được tổ chức ở Nam Định, nhằm mục đích tưởng nhớ công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
 
Tối ngày 14, người ta bắt đầu tiến hành nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường… tiếp đó mới cho du khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn. Sáng sớm ngày 15 sẽ tổ chức lễ phát ấn cho người dân ở nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và khu vực vườn cây đền Trần. 
 

7. Hội chùa Keo, ngày 14 tháng Giêng, Thái Bình


7 hoi chua keo
 
Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo là 1 trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Tới với ngôi chùa này, có lẽ du khách không ai là không trầm trồ trước gác chuông chùa, 1 công trình nghệ thuật hoàn toàn bằng gỗ với những nét chạm trổ độc đáo, tinh tế từ bàn tay những người thợ mộc tài hoa. 
 
Người ta ví rằng chùa Keo với gác chuông đó tựa như 1 đóa hoa sen, khẽ vươn mình nổi bật lên hẳn giữa màu xanh bạt ngàn của đất lúa Thái Bình.

Chùa Keo là nơi thờ phụng thiền sư Không Lộ, người có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, lại bằng chính tài đức của mình mà được phong làm Quốc Sư, tạo phúc cho dân. 
 

8. Lễ hội Bà Chúa Kho, ngày 14 tháng Giêng, Bắc Ninh

 
8 hoi ba chua kho
 
Cũng khai hội vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm còn có 1 lễ hội vô cùng nổi tiếng ở tỉnh Bắc Ninh, đó chính là lễ hội Bà Chúa Kho.
 
Tương truyền, người ta đến đây để dâng hương cúng cầu, khấn vái vay tiền Bà Chúa để phát tài phát lộc.

Đền Bà Chúa Kho nằm ở chính tại núi Kho, thuộc xã Cổ Mễ. Tích xưa kể lại, Bà Chúa Kho là người chịu thương chịu khó, có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang trên khắp 72 trang ấp ở vùng Vũ Ninh. 
 
Bà nổi tiếng là người phụ nữ tài giỏi, trong cơn loạn lạc đã thay chồng giúp vua nhà Lý  trông nom kho lương, đảm bảo lương thực cho quân đội ở núi Kho, bà “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, được nhà vua phong làm Phúc Thần.
 
Người ta cho rằng bà “sống khôn thác thiêng”, ai thành tâm cầu khấn sẽ được bà cho “vay tiền” làm ăn, từ đó ăn nên làm ra, kinh doanh thuận buồm xuôi gió, tiền ăn chẳng hết… Đừng bỏ qua Nghi lễ vay trả cần nhớ khi tới đến Bà Chúa Kho
 

9. Lễ hội chọi trâu, ngày 17 tháng Giêng, Vĩnh Phúc


9 hoi choi trau
 
Nếu bạn muốn trảy hội tháng Giêng mà không muốn đi đền chùa miếu mạo thì có thể tìm đến hội chọi trâu được tổ chức ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
 
Xét ra thì đây là lễ hội chọi trâu được tổ chức với lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo sách xưa kể lại, lễ hội này bắt đầu được tổ chức từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. 
 
Tương truyền xưa kia vùng này có thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia sau khi thua trận nhà Hán đã lui về để nuôi quân đánh giặc. Sau mỗi trận chiến thắng lợi, ông lại tổ chức chọi trâu để kích thích, động viên tinh thần quân sĩ, trâu sau khi chọi cũng được giết thịt khao quân. 
 
Sau này, người dân tôn Lữ Gia làm thành hoàng làng, tiếp tục tổ chức lễ hội sau ngày ông mất. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng hàng năm. 
 

10. Lễ hội Thổ Hà, ngày 20 tháng Giêng, Bắc Giang


10 hoi lang tho ha
 
Người miền Bắc muốn đi trảy hội tháng Giêng có thể đến với làng Thổ Hà trên vùng đất Bắc Giang để dự hội. Mặc dù cứ tới 20 tháng Giêng hàng năm, lễ hội lại được tổ chức nhưng phải 3 năm 1 lần mới có lễ rước lớn. Lễ hội này thể hiện nhiều nét bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc miền Bắc. 
 
Lễ hội Thổ Hà tổ chức nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, bơi chải, chèo thuyền bắt vịt, đấu cờ tướng, hát quan họ… mang không khí ngày xuân Bắc Bộ. 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X