Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Đầu năm trẩy hội chùa Hương, hành trình về cõi Phật

Thứ Hai, 22/02/2016 16:04 (GMT+07)

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 6 tháng Giêng, các Phật tử và khách thập phương lại nô nức hành hương về đất Phật – chùa Hương để trẩy hội, vừa để dâng lên đất Phật một lời cầu nguyện, một nén tâm hương, cũng vừa để thả hồn vào với thiên nhiên tại nơi còn in dấu Phật.

 
Lễ Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương nằm bên bờ sông Đáy, có thắng cảnh núi đá Hương Tích nổi tiếng, có những dòng suối chảy men theo chân núi, bên cạnh những cánh đồng màu mỡ trải dài. 

Dau nam tray hoi chua Huong trong van hoa cua nguoi Viet hinh anh
Ảnh minh họa
 
 
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Hương Sơn nay là xã lớn nhất của huyện Mỹ Đức, diện tích khoảng 30km2, nằm ven bờ sông Đáy, có dãy núi đá vôi Hương Tích nhấp nhô, những dòng suối chảy men chân núi, những cánh đồng màu mỡ mở rộng trông ra châu thổ. 
 
Chùa Hương đã gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba: Theo truyền thuyết thì ở vùng “linh sơn phúc địa” này vào thế kỷ đầu tiên công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba là ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào đây tu hành 9 năm, sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh.
 
Lễ hội chùa Hương thường kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng tới hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày khai hội, trước ngày này, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Bên cạnh đó cũng sẽ có một màn múa lân để chào đón du khách từ khắp nơi đến với hội chùa Hương.
 
Địa điểm lễ chùa dâng sao giải hạn cúng rằm tháng Giêng linh thiêng
Dưới đây là một số chùa linh thiêng được nhiều người viếng thăm vào ngày Rằm tháng Giêng ở Hà Nội.
Phần lễ chùa Hương

Phần Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "Chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "Tì nữ tuý Hồng" của Sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
 
Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và đồ chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.

Dau nam tray hoi chua Huong trong van hoa cua nguoi Viet hinh anh 2
Ảnh minh họa
 
Phần hội chùa Hương
 
Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. 
 
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
 
Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và lưu truyền.
 
S.T
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X