Học cách nhận lỗi chưa bao giờ là dễ dàng nhưng làm được sẽ cực kỳ thăng hoa

Thứ Tư, 04/11/2020 17:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có thể chưa bao giờ bạn nghe tới việc: Học cách nhận lỗi, vì bạn tưởng việc này đơn giản cho tới khi bạn rơi vào hoàn cảnh khó chịu khi phải xin lỗi ai đó mà trong lòng không phục.
 


Nhận lỗi là việc quá khó


Mọi người ngoài cuộc thường nói: "Sai thì cứ xin lỗi là xong", thế nhưng nếu họ ở vị trí của những người đó họ mới thấy rõ việc nhẫn lỗi khó đến nhường nào vì khi đó thường đi kèm với việc "xin lỗi" - từ ngắn gọn, có sức mạnh nhất nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm nói ra.

Thử hỏi, bao nhiêu người trong chúng ta khi “lỡ lời” dám thẳng thắn nhận lỗi, xin lỗi.  Thốt ra những lời đó, nhất là khi trong lòng không phục luôn là cảm giác khó chịu, có cảm giác mình thấp kém, yếu thế hơn. Là người ai cũng có cái TÔI thế nên đó là việc khó có thể chấp nhận, đặc biệt là đối với người hiếu thắng.

Số người chưa chịu nhìn ra lỗi lầm của chính mình trong thực tế là đa số, bởi cái TÔI của con người đã tiềm ẩn, và rất to lớn, ngay trong họ, từ khi vừa được sinh ra, mà chẳng có trường lớp, cấp học nào chịu “dạy” cho ta về điều đó cả!

Nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng, mình là hoàn hảo tự nhận là có thể lên kế hoạch cho mọi thứ và nhất định không hề phạm phải sai lầm nhỏ nào trong bất kỳ mối quan hệ, hay công việc đã làm.

Khoan nói tới chuyện Đúng - sao vì khái niệm Đúng - sai đôi lúc không rõ ràng, thì khi nếu có cơ hội trong vai trò người ép người khác phải XIN LỖI bạn thử làm ngược lại đó là THA THỨ cho họ xem sao.

Có khi lúc bạn khăng khăng cho rằng họ phạm lỗi, rồi bạn nhận được sự phản kháng dữ dội, thế nhưng bạn thử bao dung, không quá bắt bẻ lỗi lầm, cho qua, thì người ấy lại tự cảm thấy hối lỗi! 

Tại sao vậy? Vì trên một sự việc, việc tha thứ hay ép tội không quan trọng. Tha hay bắt chỉ quan trọng là khi tha để làm gì và bắt để làm gì? Tha rồi có giáo hóa được người và bắt thì có giáo hóa được người? Trên tất cả, đối với chúng ta, tha hay bắt là để học bài học giác ngộ mà thôi!

Vì thế có lẽ bài học thực sự ở đây là ở mức độ nào thì mỗi người sẵn sàng tha thứ cho nhau.  

Điều quan trọng vẫn là cả người bị ép phải xin lỗi hay người cho mình cái quyền đi ép người khác học được gì qua sự việc này mà thôi. Ví dụ như bạn mắc lỗi nhưng không xin lỗi hoặc đưa ra lời xin lỗi nửa vời sẽ làm hỏng mối quan hệ của bạn với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. 
 
Người lãnh đạo có thể cảm thấy biện minh khi không xin lỗi về những sai lầm của họ, khiến nhân viên không phục. Thế nên học cách nhận lỗi là một phần của chiến lược lãnh đạo dài hạn hiệu quả. Một lời xin lỗi được đưa ra đúng mực và chân thành tuy không thể biến sai thành đúng nhưng có thể cho thấy bạn nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình chứ không phải vì ai hơn ai kém.

Trong cuộc sống hiện đại này, từ mọi sự việc diễn ra vẫn luôn là điều mỗi người cần phải tự học, chẳng ai có thể ép bạn hay thay đổi được bạn ngoài chính bạn.

Học cách nhận lỗi là một môn học cấp thiết, cốt lõi, trong những cách học làm người, nó song hành cùng nhiều đức tính như từ bi, khiêm tốn, nhẫn... vậy. Biết nhận lỗi là một đức tính tốt để tự rèn luyện, bởi “Ngu mà tự biết mình ngu là trí; ngu mà xưng rằng trí, đó mới thật là ngu”.

Xem thêm: Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn!
 
 

Vì sao phải học cách nhận lỗi?


Trên thực tế, không có ai là hoàn hảo, ngay cả những vĩ nhân, người được ca ngợi là tuyệt vời nhất trên thế giới này cũng có thể phạm lỗi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều quan trọng là dù ai có muốn bạn phải xin lỗi hay không cũng không quan trọng bằng việc bạn tự nhận diện, dám đối mặt, nỗ lực và dồn công sức để có thể chiến thắng chính mình.

Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng đã có lần nhận định: “Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn”.

Vì thế, khi bạn đủ trí bạn sẽ chấp nhận rằng mình xin lỗi là mình thất bại về mặt hình thức như cách mọi người vẫn thấy đi. Nhưng đó là một thất bại ngọt ngào, giúp bạn tự tin hơn trước những sóng gió của tương lai.

Học cách hiểu rằng cuộc sống không hoàn hảo, bản thân mình không hoàn hảo, có nhiều tội lỗi và cần thời gian hoàn thiện dần dần cũng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bạn được sống là chính mình, không còn sợ hãi khi ai đó chỉ trích lỗi lầm của mình nữa.

Hãy chọn con đường khiêm nhường. Hãy chọn con đường hàn gắn tổn thương! Và hãy chọn cách xin lỗi!

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
Đức Đạt-lai Lạt-ma
 
 
Một câu chuyện lưu truyền từ thời Hy Lạp Cổ đại rằng, Demosthenes là một chính khách và nhà hùng biện xuất chúng thời này từng bị chế giễu vì cách nói dài dòng, thô kệch trong lần đầu diễn thuyết trước công chúng. 

Ông bị bàn tán, chê bai không ngớt lời vì cách phát âm không chuẩn, thế nhưng Demosthenes không chịu đầu hàng, Demosthenes đã quyết tâm rèn luyện để khắc phục khuyết điểm, cải thiện khả năng trình bày, từ giọng nói, cách diễn đạt đến cử chỉ.

Thậm chí, Demosthenes đã xây một phòng ngầm dưới đất để làm nơi luyện riêng để không ảnh hưởng tới người khác. Có lúc, ông ngậm sỏi trong miệng để tập nói, đọc thơ trong lúc chạy, luyện giọng trước sóng lớn để tăng cường độ vang. Sau quá trình khổ luyện, ông đã trở thành một cái tên được lưu danh sử sách.

Thế mới thấy, việc Demosthenes nhận ra lỗi hay chính là điểm yếu của mình lại mang cho bạn sức mạnh vô cùng để sửa chữa nó.

Nhưng việc nhận lỗi cũng chỉ là bước cần chứ chưa đủ. Điều quan trọng là bạn cần biết cách rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Mắc lỗi thì không phải là một điều quá đáng trách nhưng nếu tái phạm lỗi thì sẽ rất bị phê bình. Học từ những lỗi lầm cũng là một kỹ năng rất quan trọng. Nó giúp cho bạn trưởng thành. Douglas Burton từng nhận định: “Nhận lỗi và rút kinh nghiệm sau mỗi lầm lỗi: Người nào thành công cũng theo cách đó”.

Theo thời gian, nhờ sự trui rèn qua kinh nghiệm, nhờ kiên nhẫn học tập, mỗi người sẽ hoàn thiện dần nhân cách và trí tuệ, để có thể vươn đến chân thiện mỹ, làm cho đời sống của mình và người được an vui, hạnh phúc! 

Trong bất kỳ một xã hội nào được gọi là văn minh, tiến bộ, thì mỗi con người - dù ở vào hoàn cảnh và địa vị nào, cũng đều phải biết nhận lỗi (và chân thành sửa lỗi) - đó mới chính là nền văn hóa đích thực của một đất nước, của đời người, cần phải nuôi dưỡng, đắp bồi qua nhiều thế hệ, để cuộc sống ngày càng thêm an vui, hạnh phúc! 
 
Ngược lại, nếu bảo  thủ và kiêu mạn, cố chấp… không biết nhận lỗi là không biết sai trái, cứ tiếp tục tạo thêm những lỗi lầm mới, và suốt cuộc đời, những lỗi lầm ngày càng to lớn, nguy hiểm hơn, cho đến khi phải trả giá!
 
Đặc biệt, nếu bạn đủ may mắn gặp được người hiền trí chỉ bày lỗi lầm và khiển trách mình những chỗ sai của mình với thành ý thì chớ vội nổi giận, hãy nên kết thân cùng họ, xem như bậc trí thức chỉ dẫn cho bạn tới nơi có ánh sáng. Bạn đâu thể tự nhận ra hết những lỗi lầm của mình, vì thế, cứ kết thân với người trí, lành mà không dữ.