Dạy trẻ giải quyết xung đột: Nếu làm ngơ điều này sẽ biến con thành trẻ hư

Thứ Sáu, 09/12/2022 09:40 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bố mẹ cần dạy trẻ giải quyết xung đột với anh chị em hoặc với mọi người xung quanh mình vì đó là một trong những kỹ năng sống cực kỳ quan trọng. Qua đó, con hình thành nhân cách, trở thành một người tốt đẹp hơn trong tương lai.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


Trẻ càng lớn bạn càng nhận thấy thiên thần nhỏ của mình càng có nhiều xung đột xảy ra với anh chị em trong nhà hay với bạn bè xung quanh xóm, ở lớp học của mình. Thế nên bố mẹ cần kịp thời dạy trẻ giải quyết xung đột một cách khéo léo nếu không chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng tâm lý theo con tới cả khi chúng trưởng thành.

Theo các chuyên gia, sự ganh đua, xung đột giữa anh chị em trong gia đình đã phát triển ngay cả trước khi đứa con út được sinh ra vì chúng biết phải chia sẻ không chỉ đồ đạc của mình mà còn phải chia sẻ sự quan tâm của cha mẹ. Theo đó, họ đã đưa ra một số nguyên tắc sau để các bậc phụ huynh có thể tham khảo, áp dụng.
 

1. Không vội vàng can thiệp

 
Hầu hết chúng ta khi mỗi khi thấy con tranh giành đồ chơi với nhau là thường xuyên bảo đứa lớn nhường đứa nhỏ: "Con nhường cho em đi con". Đó là suy nghĩ hoàn toàn áp đặt và gây ra thù hận trong lòng trẻ.

Quan điểm "anh chị phải nhường em" là sự ép buộc của bố mẹ bắt đứa lớn phải chịu thiệt. Lâu dần, trẻ cảm thấy mình không được cha mẹ yêu thương, gây tổn thương tâm lý, tự ti, nghi ngờ,... Tệ hơn là nhiều người nóng nảy, vội vàng xông vào, túm lấy một đứa để chỉ trích. Trẻ lúc này không thể trút giận lên cha mẹ, chúng trút giận lên em mình.

Dù con đang có tranh chấp với anh chị em của mình hay với bạn, nếu phụ huynh tham gia vào cuộc chiến của bọn trẻ, có thể bạn đang thiên vị đứa trẻ này hơn đứa trẻ kia. Kiểu giáo dục này rất dễ gây bất mãn cho trẻ.

Tốt hơn hết, cha mẹ chỉ cần đứng xem từ bên ngoài. Đợi đến khi trẻ kết thúc cãi vã mới gọi từng đứa con ra giáo dục riêng theo quan điểm trung lập. Điều này giúp trẻ nhận ra rằng chúng có thể tự giải quyết vấn đề của mình. 

Cách dạy trẻ giải quyết xung đột mà bố mẹ nên biết


Bạn có thể xác định tình hình để xem khi nào mình cần tham gia theo các mức độ dưới đây. 

1.1 Bất đồng bình thường: Bạn nên làm ngơ, chỉ đứng ngoài quan sát và tin rằng đây là một cơ hội để trẻ học được kinh nghiệm quan trọng về cách giải quyết xung đột.

Trong hầu hết các trường hợp tranh giành đồ chơi, đứa trẻ thắng cuộc ban đầu sẽ rất vui, nhưng khi nhìn thấy đứa còn lại khóc lóc thì chúng bắt đầu mủi lòng và quay sang tự chia sẻ đồ của mình. Từ đó nó sẽ học bài học về sự thương cảm, hạn chế việc tranh giành đồ sau này. Quá trình này thường diễn ra khoảng 30 phút cho tới 1 tiếng thế nên rất cần sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con.
 
1.2 Bất đồng có chút căng thẳng: Bạn có thể can thiệp bằng cách thừa nhận sự tức giận của trẻ: “Con đang tức giận vì chuyện này đúng không?”.
 
- Xác lập quan điểm của mỗi bên: “Con muốn chơi thỏ bông à? Còn bạn An cũng đã đến lượt được chơi thỏ phải không?”.
 
- Mô tả vấn đề với tinh thần tôn trọng: “Chà, điều này thật sự khó đây. Chỉ có một con thỏ mà có đến hai người muốn chơi”.
 
- Thể hiện là mình tin vào khả năng giải quyết của trẻ: “Ba/mẹ biết là hai con có thể giải quyết chuyện này sao cho công bằng nhất – và làm sao ổn cho cả chú thỏ bông này nữa”.
 
1.3 Bất đồng có thể nguy hiểm: Bạn tham gia vào và dò hỏi: Đây là đánh nhau chơi hay thật vậy?

Đưa ra quy luật trong gia đình: Con chỉ được đánh đùa cho vui, không được đánh nhau thật làm em/bạn mình bị đau. Phải dừng ngay lại.
 
1.4 Tình huống hoàn toàn nguy hiểm: Can thiệp ngay lập tức. Bạn mô tả lại những gì cha mẹ thấy: “Ba/Mẹ thấy hai con rất giận dữ với nhau và sắp làm hại nhau”.
 
Ngay lập tức tách bọn trẻ ra: “Bây giờ chơi với nhau không còn an toàn nữa. Hai con cần bình tĩnh lại. Mỗi người đi vào phòng của mình ngay!”.

2. Bình tĩnh cùng con xử lý vấn đề

 
Trước tiên, các phụ huynh cần phải hiểu rằng khi con có bất đồng, mâu thuẫn, tranh đồ chơi, cãi nhau,... là lúc chúng đang học được những kỹ năng quan trọng. Qua đó, trẻ có thể học tập và phát triển tốt về kỹ năng sống, biết xử lý các tình huống trong việc bảo ban nhau cùng làm việc hoặc khi có xung đột.

Đây là một trong những kỹ năng sống con phải học vì làm gì có chuyện không có mâu thuẫn trong cuộc đời này. Những xung đột xảy ra là lúc con cần nhận được bài học của mình. Do đó, nhân cơ hội này dạy trẻ giải quyết xung đột.

Muốn con nghe lời trong những tình huống căng thẳng này thì trước tiên bố mẹ cần phải bình tĩnh, sáng suốt mới có thể phân tích tình huống để đưa ra những lời giáo huấn hữu ích, con mới vui vẻ tiếp thu và sẵn sàng sửa sai.

Bạn có thể học phương pháp dạy con tính kỷ luật theo cách của người Nhật thông qua sự tôn trọng con. Bố mẹ tuyệt đối tránh dùng bạo lực, lời đe dọa, chửi mắng... vì như thế con càng có xu hướng chống đối.
 
Điều quan trọng mà các nhà tâm lý nhấn mạnh là cha mẹ cần quan sát mối quan hệ của các con và giúp trẻ ứng xử một cách phù hợp.
 
 

2.1. Giúp trẻ nhận diện cảm xúc

  
Việc thừa nhận cảm xúc của mình rất quan trọng, bạn có thể hướng dẫn, gợi ý con dùng ngôn ngữ để mô tả cảm xúc của mình. Chỉ cần nói ra được là trẻ cũng đã bớt đi sự căng thẳng, khó chịu đang có.

Bạn hãy hỏi cảm nhận của trẻ về việc chúng làm, tránh những câu hỏi mơ hồ mà nên cụ thể, chi tiết.
 

2.2. Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề

 
Sau khi xác định được cảm xúc của trẻ, bạn từng bước hỏi con nguyên nhân gây ra xung đột. Kiên nhẫn lắng nghe con bày tỏ hết thì bạn mới hiểu rõ, và từ đó tìm hướng giải quyết phù hợp.
 

2.3. Tìm giải pháp cho vấn đề

 
Bố mẹ tránh việc chủ động đưa ra giải pháp, hãy để trẻ đưa ra một số đề xuất thì sẽ công bằng cho cả hai bên. Khuyến khích con đặt mình vào vị trí của người kia trước khi đưa ra đề xuất, chúng sẽ biết cách lắng nghe, có thêm những kỹ năng xã hội.

Nếu đứa trẻ cảm thấy quá bế tắc và cần sự giúp đỡ, bạn nên đưa ra các gợi ý nhằm hỗ trợ. Đừng quên thể hiện sự đồng cảm ở trẻ. 
Câu chuyện cuộc sống về cách dạy con: Cậu bé muốn bơi sông và cách xử lý bất ngờ của ông bố
Câu chuyện cuộc sống về cách dạy con sau đây giúp ta học hỏi về cách ứng xử với những mong muốn bộc phát của những đứa trẻ. Thay vì cáu gắt thì ta đặt ra những

2.4. Tránh so sánh

 
Chúng ta hay có thói quen xấu đó là so sánh mình với người khác và tiếp tục so sánh con mình với con người khác. Con sẽ cảm thấy tủi thân hơn có cảm giác mình không tốt hoặc không xứng đáng được bố mẹ yêu thương. Thay vào đó, bạn nên bày tỏ rằng bạn yêu con, nhưng hành động, cách cư xử này cần phải sửa đổi.

Giải thích cho con bạn hiểu rằng, gia đình bạn giống như một đội. Và để thành công thì tất cả mọi người từ bố, mẹ và những đứa trẻ cần làm việc cùng nhau để có một ngôi nhà yên bình và yêu thương. Bất kỳ xung đột nào giữa các thành viên trong gia đình đều có thể làm tổn thương cả đội hoặc gia đình.
 
Điều này sẽ giúp trẻ em phát triển thành những người lớn có kỹ năng giải quyết sự khác biệt và quản lý mối quan hệ với người khác tốt hơn.
 

2.5. Giúp con nhìn nhận vấn đề

 
Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan nhưng trẻ con thì thường thể hiện cảm xúc một cách bộc phát, việc giành đồ chơi, khóc lóc, đánh nhau chỉ đơn giản là để xả cơn giận ngay lúc đó.

Bạn hãy ở bên hỗ trợ, dạy con cách suy nghĩ kỹ trước khi làm và hành xử đúng đắn. Ngoài ra, hãy khuyến khích con bạn lắng nghe quan điểm của đối phương và cho chúng sự tôn trọng mà chúng muốn nhận được.
 
Giải thích cho con hiểu tại sao sự hòa thuận lại quan trọng đối với sự cân bằng hạnh phúc gia đình.
 

2.6. Có các quy tắc rõ ràng

 
Khi con để xảy ra xung đột cũng là lúc bố mẹ nói ra những nguyên tắc cụ thể để con biết và tuân theo. Giải thích cho con biết ranh giới đó để con học theo và hiểu rằng một số quy tắc không thể bị phá vỡ. 
 
Cho con biết bố/mẹ không đồng ý với bất kỳ hình thức bạo lực nào. Ngoài ra, đừng quên khen ngợi con khi chúng biết cách giải quyết một cách hòa bình.
 

2.7. Từng bước hướng dẫn con xin lỗi

 
Con còn nhỏ, việc chủ động nói ra lời xin lỗi không dễ một chút nào nên chúng ta hay ép: "Con xin lỗi em đi", hay "Con xin lỗi bạn đi". 
 
Thay vì bắt con xin lỗi ngay, hãy cùng con ra một góc riêng, giải thích cho chúng hiểu vì sao hành động đó lại sai, đặt những câu hỏi liên quan đến cảm xúc của đối phương để con phát triển sự đồng cảm. Khi trẻ đã hiểu ra vấn đề, chúng sẽ dễ nói lời xin lỗi hơn.

2.8. Thường xuyên trò chuyện với con

 
Các bậc phụ huynh cần tận dụng tối đa thời gian rảnh để trò chuyện cùng trẻ, lắng nghe chúng. Việc này giúp trẻ dễ dàng bộc lộ cảm xúc, cởi mở hơn với cha mẹ và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Thường xuyên tâm sự cùng để kịp thời nhận ra những chuyển biến tâm lý của trẻ. Có thái độ bình tĩnh, không gấp gáp truy vấn trẻ, không chủ quan, không nóng vội đưa ra những cách giải quyết, những hình phạt khi chưa hiểu thấu đáo vấn đề.

Chịu khó kiên trì khai thác thông tin trên cơ sở thừa nhận trẻ là một chủ thể trong mối quan hệ, trẻ phải tự mình chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra và cách giải quyết sắp tới, vì vậy cần tôn trọng quan điểm của con.

Để anh chị em trong nhà yêu thương nhau hơn, thay vì mù quáng buộc con lớn đảm nhận vị trí người anh/người chị với giọng điệu ra lệnh thì cha mẹ nên để con được phép hòa nhập vào vai trò của người anh/chị. Cha mẹ nên cố gắng hết sức, tạo thời gian để hai bé thân thiết với nhau.

Trong quá trình này cha mẹ có thể dạy con cách chăm sóc em, việc chăm sóc em cho thấy con là một đứa trẻ ngoan.

Ngoài ra, trẻ em thường bắt chước bố mẹ chúng, do đó, cha mẹ cần cẩn trọng các hành động của mình trước mặt con cái, dạy con cách đối mặt với mọi thứ bằng sự cảm thông và cố gắng trở thành tấm gương tốt để con noi theo.