- 1. Cổ nhân dạy 4 không trách
- 1.1. Không trách cha mẹ vì mắng mình
- 1.2. Không trách cha mẹ hay cằn nhằn
- 1.3. Không trách cha mẹ kém cỏi
- 1.4. Không trách cha mẹ chậm chạp, đau ốm
- 2. Cổ nhân dạy 5 không mắng
- 2.1. Không mắng trẻ ở nơi đông người
- 2.2. Không mắng trẻ vào ban đêm
- 2.3. Không mắng trẻ trong bữa ăn
- 2.4. Không mắng khi trẻ đã biết hối lỗi
- 2.5. Không mắng khi trẻ gặp chuyện buồn
1. Cổ nhân dạy 4 không trách
Mỗi lần họ mắng không có nghĩa là không thương con mà vì muốn bảo vệ, cảnh báo cho con về nguy cơ có thể xảy ra. Cha mẹ có thương, có lo lắng thì mới mắng.
Ví dụ gần đây có một câu chuyện đau lòng xảy ra đó là một cô bé khi mẹ đập vỡ điện thoại đã rất giận mẹ và đi tự tử. Có thể vì con mải chơi, ôm chặt cái điện thoại suốt ngày không chịu làm gì nên mẹ tức giận quá mất khôn, chửi mắng và đập điện thoại của con.
Thế nhưng cô bé vì trách mẹ không đối xử tốt với mình mà hận, rồi có có hành động nông nổi kia thật đáng sợ.
Thật ra bố mẹ không phải thiên thần, không phải làm gì cũng đúng, nên các con nên hiểu rằng những gì bố mẹ đang làm cũng chỉ là cố gắng để con có cuộc sống tốt hơn, không muốn con mắc sai lầm để rồi lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.
Các bậc phụ huynh chỉ nghĩ ra cách là mắng mỏ để trẻ không lặp lại thói hư, tật xấu chứ không hề có ý gì khác. Có thể cách hành xử của bố mẹ khiến con hiểu nhầm rằng con không được thương, không được yêu. Nhưng đó không hề là sự thật. Vậy nên các con hãy thông cảm cho họ thay vì quay sang oán hận.
1.1. Không trách cha mẹ vì mắng mình
1.2. Không trách cha mẹ hay cằn nhằn
Thế nhưng nhiều đứa trẻ không thích bị cằn nhằn nhưng cũng chẳng chịu sửa sai nên vẫn liên tục bị bố mẹ "nói nhiều". Các con cần hiểu rằng bố mẹ đang cố gắng dạy bảo ta trong từng việc nhỏ, do đó, hãy ý thức sự thiếu sót của bản thân và xem những lời nói của bố mẹ là muốn chỉnh sửa, giúp ta hoàn thiện bản thân mà thôi.
Thay đổi góc nhìn một chút thôi là các con đã có thể thay đổi tình huống tương tác giữa mình và bố mẹ. Không ai thích bị người khác chỉ ra cái sai của mình, thế nhưng với bố mẹ đó là người có "tinh thần đóng góp" do đó ta hãy lắng nghe, hạ bớt cái tôi của mình đi để tìm cách điều chỉnh bản thân, trở nên tốt lên mỗi ngày.
Nếu con chỉ làm điều đúng đắn thì người khác không thể nói được con, thế nhưng điều này dường như là không thể với một đứa bé trẻ người non dạ. Hãy nhớ rằng cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của chúng ta, thế nên đừng thấy phiền nếu cha mẹ nói nhiều với mình dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa.
1.3. Không trách cha mẹ kém cỏi
Nếu có cái nhìn khách quan hơn chúng ta sẽ thấy rằng không ít cha mẹ giỏi nhưng con lại bình thường; trong khi đó không ít cha mẹ bình thường nhưng con lại vô cùng xuất sắc. Thế nên, chẳng có quy định rõ ràng nào là người sinh ra bạn thì phải giỏi cả, vậy nên với phận làm con thì phải luôn thể hiện sự tôn trọng đấng sinh thành cho dù họ kém cỏi trong mắt mọi người đi chăng nữa.
Đấy là chưa kể đến việc kém hay giỏi còn là ở góc nhìn của một người, thực ra ai cũng có thể trở nên xuất sắc ở một khía cạnh nào đó nếu họ có đủ tất cả những điều kiện phù hợp để phát huy năng lực nổi trội của mình.
Cha mẹ vất vả lắm mới có thể nuôi dạy chúng ta nên người, bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ kém cỏi, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng cả tấm lòng.
1.4. Không trách cha mẹ chậm chạp, đau ốm
Hãy tưởng tượng lại cảnh khi ta còn nhỏ xíu, đang khám phá thế giới này thì cái gì cũng hỏi, thậm chí làm phiền bố mẹ nhưng họ kiên nhẫn dạy dỗ chúng ta từng chút một. Vậy mà giờ đây bố mẹ chậm một chút mà chúng ta đã cáu gắt, quát tháo thì quả là đáng trách.
2. Cổ nhân dạy 5 không mắng
Cổ nhân dạy 4 không trách và còn thêm 5 điều không mắng sau đây bao gồm những nguyên tắc dành cho cha mẹ khi giao tiếp hay dạy bảo các con của mình:
2.1. Không mắng trẻ ở nơi đông người
Ngay cả việc mắng con cũng vậy, trẻ cũng như tất cả chúng ta, con cũng biết ngại ngùng, xấu hổ khi bị chê trước mặt người khác. Hãy tưởng tượng xem nếu người bị mắng là bạn thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Vì thế, hãy thể hiện sự tôn trọng con dù con đang còn nhỏ.
Bố mẹ tuyệt đối không mắng con trước mặt người khác vì có không ít những đứa trẻ bị tổn thương vì lời nói vô tình này. Người khác chê bé không sao nhưng khi bố mẹ - người mà chúng xem là cả thế giới lại chê con trước mặt đông người sẽ hằn sâu vết thương lòng trong tâm trí của trẻ mà sau này chẳng ai có thể tìm cách xóa bỏ được.
Bạn có thể tham khảo thêm cách dạy con của người Nhật và từ đó rút ra thêm kinh nghiệm cho mình trong quá trình nuôi dạy trẻ thành người có đức, có tài sau này.
2.2. Không mắng trẻ vào ban đêm
Vì thế hai thời điểm này chỉ nên nói lời yêu thương tới con mà thôi, việc trách mắng nên lựa vào lúc khác. Nhất là trước lúc ngủ thì trẻ sẽ mang theo cả cảm xúc tiêu cực vào giấc ngủ, khiến chúng bất an, hay gặp ác mộng, ngủ không ngon.
2.3. Không mắng trẻ trong bữa ăn
Không những thế, lúc ăn cơm là lúc cả nhà quây quần, nếu cứ làm cho không khí căng thẳng thêm chỉ khiến tất cả mọi người cảm thấy không thoải mái. Vì thế, cổ nhân khuyên không mắng trẻ trong bữa ăn cũng là lý do này.
Hơn nữa, việc con ăn không tập trung, luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi sẽ còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ nữa đấy, thế nên các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu ý điều này.
2.4. Không mắng khi trẻ đã biết hối lỗi
Đâu có ai không thể phạm sai lầm, ngay cả chính bạn cũng thường xuyên phạm lỗi cơ mà. Vậy nên khi con đã biết hỗi lỗi rồi thì hỗ trợ con cải thiện bản thân chứ không nên tiếp tục chê bai, khơi gợi lại lỗi lầm cũ.
Khi giao tiếp với con bố mẹ nên để ý hơn tới lời ăn tiếng nói vì trẻ thường rất nhạy cảm, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng ở các lứa tuổi khác nhau. Do đó, nên tìm hiểu tâm lý của con trong giai đoạn này để thấu hiểu thay vì cằn nhằn, trách cứ, chê bai con.
2.5. Không mắng khi trẻ gặp chuyện buồn
Thậm chí con nghĩ rằng bố mẹ không thương mình, mình là kẻ thừa thãi trong nhà này, mình quá tồi tệ,... việc này vô tình còn tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả khó lường, do đó, các bậc phụ huynh nên quan sát, đồng hành cùng con hơn là tỏ thái độ của một người bề trên khi quát tháo con cái mình.