Phật dạy điều gì được xem là khó làm được mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ sau

Thứ Ba, 18/08/2020 17:43 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng biết Phật dạy điều gì được xem là khó, Ngài hiểu và thấu cảm những bản chất đơn sơ của con người sinh ra vướng mắc ở trong tâm cần thời gian và nỗ lực mới có thể hóa giải.

Đứng trước hoàn cảnh bị người khác nhục mạ như vậy, người ta thường hay oán giận thù hằn, đôi lúc phản kháng trở lại bằng cách trả đũa quyết liệt với những ngôn từ không văn hóa tí nào hay nặng hơn là đánh đập hoặc giết hại.

1. Nhẫn chịu được sắc dục là khó
 

Theo bạn, Phật dạy điều gì được xem là khó? Ngài từng nói: "Nếu có thêm một cái thứ hai nào hấp dẫn như sắc dục, thì chúng ta khó có thể tu đến giác ngộ, giải thoát". Thế mới thấy sắc dục ảnh hưởng mạnh mẽ tới chúng ta tới nhường nào.

 Con người dễ bị dục vọng dẫn dụ nên cẩn trọng, chớ đùa với lửa vì nó mang tính bản năng, ít ai có đủ khả năng chế ngự hay thắng được nó.

Bản năng ấy cũng mạnh mẽ như việc chúng ta tham sống sợ chết vậy vì thế, cũng đừng vội đánh giá rằng ai đó hư hỏng, hay buông thả khi chính chúng ta chưa từng ở tình huống tương tự. 
 
Nhẫn được sắc dục thì con đường hiền Thánh mở ra, mà có mấy ai trở thành được Thành hiền. Thế mới nói, nhẫn được sắc dục là một việc làm hy hữu mà ít ai trên đời này có thể làm được trọn vẹn.

Thế nhưng, biết là khó không có nghĩa là bỏ cuộc mà để chính ta biết bao dung cho chính mình, tìm cách vượt qua sự mê đắm, sai lầm này, hạn chế những tác hại cho tương lai của mình.
 

2. Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó

 
Đức Phật vị thầy dẫn đường trong đám người lạc hướng giúp cho chúng ta biết được chân lý cuộc đời, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau. Kinh Phật đều là những lời dạy của Phật được Ngài đúc rút kinh nghiệm từ bản thân, qua quá trình gian khổ từ kiếp này tới kiếp khác mà có được nên không phải ai cũng hiểu được nếu không có được trải nghiệm tương tự.
  
Giáo lý của Phật sẽ chỉ như nước đổ đầu vịt với những người có hiểu biết còn hạn chế, chưa đủ thấu đáo về cuộc đời. Cho nên hiểu được kinh Phật là điều khó.
 
 
 

 3. Có thế lực không cậy quyền là khó

 
Có người thích có tiền, có người lại thích quyền lực vì họ muốn được xem mình là người quan trọng. Thói đời, những người tự xem mình là quan trọng lại cho rằng người khác không quan trọng, thế mới có kẻ cậy quyền, cậy thế.

Thế nên, ta mới phải chứng kiến quá nhiều chuyện người có quyền ức hiếp kẻ dưới bằng nhiều hình thức. Và những ai có vị thế mà vẫn tỏ ra mình là người đơn giản như người bình thường lại được ca ngợi.
 
Có quyền tức là có lợi thế hơn người khác mà lại biết tước bỏ nó thì quả là việc khó, nhưng nếu làm được thì đó là điều đáng quý vì họ sẽ thực sự hữu ích cho xã hội, mang nhiều lợi lợi ích cho những người yếu thế hơn họ. 
 

4. Không khinh khi người chưa học là khó

 
Chúng ta luôn được khuyến khích là phải học rộng biết nhiều nhưng theo Phật đó không phải là để ta trở nên cao ngạo, chê bai người ít học hơn mình mà người học càng nhiều càng biết khiêm tốn, bao dung cho sự thiếu sót của ai đó.

Nếu học rộng nghiên cứu nhiều rồi tự cho ra hơn người để giữ tâm phê phán, chỉ trích, bình phẩm người khác mà không xây dựng đóng góp gì nhiều cho việc giáo dục cho mình và người thì quá phí hoài.
 
Việc học nhiều rồi tự cho ta cái quyền hơn người khác là điểm yếu chung của những người này, qua đó Phật khuyến khích họ biết khiêm cung, hạ thấp mình với mọi người để hiểu chân của cuộc sống, hiểu được nỗi đau, sự khiếm khuyết của người khác mà thương cảm, tha thứ cho lỗi lầm của họ.
 
Kiến thức luôn có sẵn ở đó, ta đơn giản là người biết trước, họ chỉ muộn hơn ta một chút mà thôi chứ có gì mà đáng để kiêu ngạo, hơn thua. Qua đây cho thấy sự bình đẳng không phân biệt ai hơn, ai kém.
 
 

5. Thấy tốt đẹp không tham cầu là khó

 
Cuộc đời này đi đâu chúng ta cũng nghe thấy người ta ca ngợi về cái Đẹp vì chúng gây ấn tượng không chỉ phần nhìn mà về khía cạnh cảm xúc.

Từ đó ta mới ham thích, muốn sở hữu nó và đó là nguồn gốc của bao tội lỗi.

Bản thân của cái đẹp hiện hữu không tội lỗi gì cả, là do con người nhận định quyết đoán. Nhưng nếu chúng ta nhìn nó với cái nhìn đam mê yêu thích bởi lòng tham lam thì cái đẹp đó, trở thành sợi dây ràng buộc sự giải thoát của chúng ta.
 
Chỉ khi ta ý thức được cái khó đó mà tìm cách tu tâm, không không ham cầu vì hiểu mối nguy hiểm của cái đẹp, biết rằng chúng cũng vô thường tạm bợ thì sẽ tránh được hiểm họa. 

Chính sự minh tuệ nên ta mới có thể làm chủ được tâm lý mong cầu của mình. Nhưng mấy ai có được trí tuệ để vượt thắng những cám dỗ thông thường. Thế nên gọi là thấy đẹp, thấy tốt không ham cầu là khó.
 

6. Đối cảnh tâm không lay động là khó

 
Đối cảnh tâm lay động là bước đầu để đến vô tâm, có nghĩa là không còn dính mắc, đắm nhiễm tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều hoặc hình sắc, sự vật cho đến tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý tác duyên.

Người thấy tiền bạc không tham đắm, dính mắc quả thật là điều khó vì tiền bạc là phương tiện để nuôi sống bản thân và gia đình. Người đối với mọi hình sắc, vừa thấy liền khởi niệm say mê, rồi tác ý ưa thích nghĩ tưởng hình sắc, thế là lòng tham chìm đắm trong cảm thọ thấy đẹp xấu và dính mắc vào đó. Nếu tâm dính mắc càng lớn mạnh thì tâm bồ đề bị lu mờ, do đó dấy khởi phiền não làm tâm không an định.
 
Không những đối với sắc, đắm mê sắc có những cái hại như thế, mà đuổi theo tiếng hay êm ái dính mắc vào đó, đuổi theo hương vị thơm tho tham đắm vào đó, bám theo vị ngon ngọt thích thú khen ngợi, thân xúc chạm thích êm ái nhẹ nhàng và ý tác động vào đó, cũng có những cái hại tương tự như thế.
 
Người thấy sắc không nhiễm sắc, tuy mắt thấy sắc mà tâm vẫn an trú trong chính niệm nên không chạy theo cảm thọ lạc hay cảm thọ khổ. Đã không chạy theo cảm thọ thì tâm không dính mắc nơi sắc. 
 

7. Học rộng, nghiên cứu nhiều là khó

 
Muốn tu tâm, không chỉ nói khơi khơi mà phải có học thức, nếu có thể thì nên học rộng, nghiên cứu nhiều là tìm hiểu, lãnh hội, mổ xẻ vấn đề cho đến nơi đến chốn. 
 
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống.
 
Học rộng nghiên cứu nhiều để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Mục đích cuối cùng của sự học rộng nghiên cứu nhiều là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc vô ích mà thôi vì chẳng giúp gì cho ai.
 
Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có học rộng nghiên cứu nhiều đến đâu thì cũng sẽ bằng thừa vô ích. 
 
Chính nhờ sự học rộng nghiên cứu nhiều, người phật tử chân chính biết được những điều hay lẽ phải và hiểu rõ chân lý cuộc đời. Biết được đâu là chính, đâu là tà, đâu là phải, đâu là quấy, đâu là tốt, đâu là xấu và đâu là đúng, đâu là sai.  
 
 

8. Bị sỉ nhục không oán hờn là khó

 
Đức Phật dạy: “Bị sĩ nhục không sân là khó” vì đứng trước hoàn cảnh bị người khác nhục mạ như vậy, người ta thường hay oán giận thù hằn, đôi lúc phản kháng trở lại bằng cách trả đũa quyết liệt với những ngôn từ không văn hóa tí nào hay nặng hơn là đánh đập hoặc giết hại.
 
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục để thấy người ta chê bai mình nhưng nếu mình đáng lại điều tương tự thì ta cũng chẳng hơn gì đối phương. Chỉ có những ai đã thật sự tu tập chuyển hóa mới thấu hiểu được tác hại của nó, nên không chống trả đối đầu lại mà dùng tâm từ để làm lắng dịu sự xung đột đó. Nếu lấy hận thù diệt hận thù, thì hận thù càng thêm chồng chất.

Trên thế giới này lấy thù hận đáp lại thù hận thì đó mãi là vòng luẩn quẩn khó yên, chỉ lấy tình thương mới chuyển hóa được hận thù. 
 
Trước đây chính Đức Phật cũng bị vu oan giá họa nhưng ngài vẫn bình tĩnh an nhiên chứng minh cho đời sự trong sạch của mình, bằng chất liệu của từ bi và vô ngã vị tha. 

(Tổng hợp)